Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Đồng bào Gia Rai nâng niu giọt nước

Đồng bào Gia Rai nâng niu giọt nước

Cùng với việc giữ gìn những nghi lễ truyền thống đặc sắc như Lễ cúng nhà rông, mừng năm mới, bỏ mả… đồng bào Gia Rai còn rất chú trọng đến Lễ cúng giọt nước. Đồng bào xem đây một nghi lễ quan trọng nhằm cầu xin thần nước phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong buôn làng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc...
Cách giữ gìn trang phục truyền thống của người Dao Lô Gang ở Ba Chẽ

Cách giữ gìn trang phục truyền thống của người Dao Lô Gang ở Ba Chẽ

Những bộ trang phục truyền thống là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thì trang phục truyền thống càng trở nên quan trọng hơn trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Tại huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), nơi có đông đồng bào dân tộc Dao Lô Gang sinh sống, đồng bào đang nỗ lực lưu giữ được những nét văn hóa riêng bằng việc duy trì việc mặc trang phục truyền thống trong cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất thường ngày.
Chuyện về những giáo viên hết lòng vì học sinh ở vùng biên xứ Thanh

Chuyện về những giáo viên hết lòng vì học sinh ở vùng biên xứ Thanh

Câu chuyện thầy, cô giáo vùng cao lặn lội băng rừng vượt núi đến từng nhà để vận động học sinh DTTS đến trường không phải là chuyện hiếm. Nhưng với hàng loạt các chương trình, dự án chính sách đầu tư nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi bao năm qua của Nhà nước, tưởng chừng như những khó khăn này đã phần nào giải quyết. Vậy mà, cứ đến mùa khai trường hoặc sau các dịp nghỉ hè...,các thầy cô giáo nhiều địa bàn miền núi vùng cao biên giới Thanh Hóa vẫn bắt đầu công việc với hành trình như vậy.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Tập trung xóa bỏ các định kiến, thúc đẩy bình đẳng giới nơi vùng sâu, vùng xa

Bình Liêu (Quảng Ninh): Tập trung xóa bỏ các định kiến, thúc đẩy bình đẳng giới nơi vùng sâu, vùng xa

Thực hiện nội dung số 1 của Dự án 8 về tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, cách làm phù hợp với phụ nữ DTTS vùng biên giới, đặc biệt khó khăn, tạo nên những chuyển biến tích cực.
Hiệu quả vận động của Người có uy tín xóm Tiềng

Hiệu quả vận động của Người có uy tín xóm Tiềng

Tại vùng đồng bào DTTS, Người có uy tín là lực lượng quần chúng đặc biệt, có vị trí, vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội ở cơ sở. Ông Bùi Văn Thao, dân tộc Mường, Trưởng xóm, Người có uy tín xóm Tiềng, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong ( Hòa Bình) chính là Người có uy tín như thế.
Mở rộng quy mô sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở miền núi: Tập trung để sản xuất lớn (Bài 1)

Mở rộng quy mô sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở miền núi: Tập trung để sản xuất lớn (Bài 1)

Tích tụ, tập trung đất đai là phương thức sử dụng đất phù hợp với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc tích tụ, tập trung ruộng đất ở miền núi, vùng đồng bào DTTS đang và sẽ gặp nhiều khó khăn, không chỉ vì tâm lý “sợ mất đất” của một bộ phận người dân mà còn do nhiều quy định pháp luật ràng buộc, trong khi đồng bào DTTS chưa được tiếp cận nhiều thông tin kiến thức pháp luật về đất đai.
Tuổi trẻ Biên phòng Long An xung kích, tình nguyện vì biên giới bình yên

Tuổi trẻ Biên phòng Long An xung kích, tình nguyện vì biên giới bình yên

Những năm qua, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở các đơn vị trong Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Long An đã bám sát vào tình hình thực tế đơn vị, xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động định kỳ hằng tháng, 6 tháng, năm; phối hợp với các tổ chức Đoàn địa phương thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, đem lại hiệu quả thiết thực và tạo được sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Cán bộ, đoàn viên thanh niên trong BĐBP tỉnh luôn phát huy tinh thần, trách nhiệm của tuổi trẻ, đã và đang vượt qua mọi khó khăn, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.
Sóc Trăng: Đồng bào Khmer thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp mang lại lợi nhuận kinh tế cao

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp mang lại lợi nhuận kinh tế cao

Từ việc thay đổi nhận thức, chuyển từ phương thức sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp, mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, hướng tới tăng năng suất, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm..., đã giúp cho nhiều nông dân là đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng từng bước vươn lên khá giàu.
Những điển hình tiên tiến trên các bản làng miền Tây xứ Nghệ

Những điển hình tiên tiến trên các bản làng miền Tây xứ Nghệ

Trong Hội nghị biểu dương Người có uy tín lần thứ IV, vừa được UBND tỉnh Nghệ An tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long đã khẳng định: Người có uy tín, chính là những điển hình tiên tiến trên các bản làng miền Tây xứ Nghệ.
Quyền của người dân tộc thiểu số luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm

Quyền của người dân tộc thiểu số luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc, trong những năm qua, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã dành sự quan tâm đặc biệt; đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, giải quyết vấn đề dân tộc nói chung, quyền của người dân tộc thiểu số nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước coi đó là một nội dung quan trọng luôn được ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
Ông Trần Hữu Ninh, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình:

Ông Trần Hữu Ninh, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình: " Quảng Bình luôn quan tâm thực hiện đầy đủ chính sách đối với Người có uy tín"

"Xác đinh đội ngũ Người có uy tín có vai trò quan trọng trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, Quảng Bình luôn quan tâm thực hiện đầy đủ chính sách đối với Người có uy tín...", trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển về việc thực hiện chính sách đối với Người uy tín trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, ông Trần Hữu Ninh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình đã nhấn mạnh nội dung này.
Sức lan tỏa từ mô hình “Hũ gạo tình thương” ở An Giang

Sức lan tỏa từ mô hình “Hũ gạo tình thương” ở An Giang

Học tập và làm theo gương Bác Hồ, hằng năm, các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã thực hiện các mô hình an sinh xã hội, giúp người nghèo, người khó khăn vùng biên giới. Nhiều chương trình, mô hình, phong trào, sáng kiến đã đem lại hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Theo đó, mô hình “Hũ gạo tình thương” đã được nhiều người dân ủng hộ, ghi nhận.
Tăng cường chính sách chăm sóc sức khỏe Nhân dân vùng đồng bào DTTS Gia Lai: Cô đỡ thôn bản - Cánh tay nối dài của ngành Y tế (Bài 2)

Tăng cường chính sách chăm sóc sức khỏe Nhân dân vùng đồng bào DTTS Gia Lai: Cô đỡ thôn bản - Cánh tay nối dài của ngành Y tế (Bài 2)

Nhằm giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh thì vai trò của các cô đỡ thôn bản rất quan trọng trong hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu. Những năm qua, với sự hỗ trợ tích cực của đội ngũ cô đỡ thôn bản, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS ở Gia Lai cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, cô đỡ thôn bản chính là cánh tay nối dài của ngành Y tế trong hành trình thay đổi nhận thức, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS.
Cát Tiên (Lâm Đồng): Thúc đẩy bình đẳng giới, giúp phụ nữ vươn lên làm chủ cuộc sống

Cát Tiên (Lâm Đồng): Thúc đẩy bình đẳng giới, giúp phụ nữ vươn lên làm chủ cuộc sống

Kể từ khi Dự án 8 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) được triển khai trên địa bàn huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong vấn đề bình đẳng giới.
Lạng Sơn: Gìn giữ văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Lạng Sơn: Gìn giữ văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Lạng Sơn là mảnh đất có nhiều lợi thế để phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống, gắn với tôn giáo tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh, kinh tế cửa khẩu. Việc khai thác những thế mạnh này sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội.
Quyết tâm thoát nghèo của người phụ nữ dân tộc Sán Dìu

Quyết tâm thoát nghèo của người phụ nữ dân tộc Sán Dìu

Sinh sống và lập nghiệp tại thôn nghèo thuần nông Thảo Hai, xã Bắc An, huyện Chí Linh (Hải Dương), chị Từ Thị Liên (sinh năm 1975) dân tộc Sán Dìu rất hiểu những khó khăn về điều kiện canh tác, tư liệu sản xuất của người nông dân ở vùng toàn đất đồi núi này. Không để cái khó, cái nghèo đeo bám cuộc sống..., chị Liên đã tìm ra hướng phát triển kinh tế, với quyết tâm đưa gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo, thiếu thốn.
Người đàn ông Gia Rai duy nhất ở Ia Chim vẫn miệt mài đẽo mặt nạ, tượng nhà mồ

Người đàn ông Gia Rai duy nhất ở Ia Chim vẫn miệt mài đẽo mặt nạ, tượng nhà mồ

Những năm gần đây, vì cuộc sống mưu sinh, những nét văn hóa truyền thống trong cộng đồng người Gia Rai ở Kon Tum ít nhiều bị mai một, trong đó có nghề tạc tượng và mặt nạ gỗ. Để níu giữ bản sắc, phong tục riêng có của dân tộc mình lưu truyền cho thế hệ sau, ông A Yứk (57 tuổi, xã Ia Chim, TP Kon Tum, Kon Tum) vẫn ngày ngày miệt mài đẽo tượng nhà mồ, mặt nạ gỗ đề phục vụ dân làng trong các dịp lễ hội.
Bắc Kạn: Chính sách hỗ trợ nhà ở giúp đồng bào DTTS yên tâm phát triển kinh tế

Bắc Kạn: Chính sách hỗ trợ nhà ở giúp đồng bào DTTS yên tâm phát triển kinh tế

Thực hiện Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” theo Chương trình MTQG 1719, nhiều hộ gia đình người DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã được hỗ trợ xây dựng nhà mới, góp phần giúp bà con giảm nghèo, là điểm tựa để người dân có thêm động lực, yên tâm phát triển kinh tế...
An Giang: Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 trong phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa

An Giang: Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 trong phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), đến nay, tỉnh An Giang đã hỗ trợ đất ở cho hơn 300 hộ dân và hỗ trợ nhà ở cho hơn 1.000 hộ. Ngoài ra, nhờ nguồn vốn từ Chương trình này, các cấp, ngành, địa phương cũng đã xây dựng hàng trăm công trình, cơ sở hạ tầng ở các xã, ấp đặc biệt khó khăn và giảm tỷ lệ hộ nghèo 3,5%/năm, nhiều xã, ấp ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn…