Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Si La duy trì thực hiện nét văn hóa đặc sắc, ý nghĩa trong cưới hỏi

Thanh Nguyên - Mai Hương - 08:50, 27/12/2023

Cư trú ở huyện vùng cao, biên giới Mường Tè của tỉnh Lai Châu, dù là một trong những dân tộc có số dân ít nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nhưng đồng bào Si La lại có nền văn hóa phong phú, với nhiều phong tục tập quán truyền thống mang đặc trưng riêng. Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn chú trọng thực hiện chính sách về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn và chính sách đặc thù đối với đồng bào Si La. Theo đó, những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Si La tiếp tục được giữ gìn và phát huy; trong đó có phong tục cưới hỏi hiện vẫn đang được lớp trẻ người Si La duy trì thực hiện.

Cô dâu, chú rể người Si La trong ngày cưới
Cô dâu, chú rể người Si La trong ngày cưới

Nghi lễ quan trọng nhất trong đời người Si La

Dân tộc Si La là một trong bốn dân tộc có số dân dưới 10.000 người của tỉnh Lai Châu (Mảng, Cống, Lự và Si La). Hiện nay, người dân tộc Si La sinh sống tập trung ở 2 bản Seo Hai và Sì Thâu Chải của xã Kan Hồ, huyện Mường Tè với dân số hơn 600 người. Trước kia, người Si La cư trú ở bên kia sông Đà, sống dựa vào rừng và kĩ thuật canh tác nông nghiệp lạc hậu nên đời sống rất bấp bênh, khó khăn. 

Từ khi bản làng của dân tộc Si La được dời về nơi tái định cư ở xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương đã giúp cho cuộc sống của người dân Si La nơi đây có nhiều khởi sắc.

Giờ đây, tình trạng hộ nghèo trong đời sống người Si La đã dần được đẩy lùi. Nhờ có Nông thôn mới, những con đường mòn dẫn vào bản Seo Hai và Sì Thâu Chải trước kia, nay đã được thay bằng các trục đường nhựa và bê tông. Bà con cũng đã mua sắm được những vật dụng có giá trị như ti vi, tủ lạnh, xe máy…Cùng với điều kiện sống được nâng cao, người Si La đang dần hòa nhập với cộng đồng các dân tộc trong vùng.

Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Tè đã và đang tích cực triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực, kiến thức cho các tầng lớp cán bộ, Nhân dân về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn.

Độc, lạ phong tục cưới hỏi của dân tộc Si La 1
Trong lễ rước dâu của người Si La, chị và em gái chú rể sẽ đến nhà cô dâu xin dâu.

Do người Si La không có chữ viết riêng nên việc lưu truyền vốn văn hóa dân gian chủ yếu được thực hiện qua hình thức truyền miệng của các nghệ nhân cao tuổi. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mường Tè đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Kan Hồ, tổ chức phục dựng những nghi lễ truyền thống của người Si La, đồng thời sử dụng chữ phổ thông, các thiết bị nghe, nhìn để ghi lại những bài dân ca, điệu múa của người Si La, những nghi lễ truyền thống trong đó có phong tục cưới. Bởi thế, hiện nay, người Si La vẫn còn lưu giữ được những nghi lễ truyền thống đẹp của dân tộc mình.

Tiêu biểu trong các nghi lễ truyền thống luôn được người Si La duy trì thực hiện là, nghi lễ trong đám cưới. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong chu kỳ vòng đời của  người Si La được lưu truyền đến ngày nay.

 Cũng như một số dân tộc khác, mùa cưới của người Si La thường được tổ chức vào tháng 11, 12 âm lịch. Đây là thời điểm nông nhàn khi mùa màng đã thu hoạch xong, thóc lúa đã chất đầy bồ, đồng bào sửa sang nhà cửa để chuẩn bị đón năm mới và dựng vợ, gả chồng cho con cái. 

Theo phong tục của người Si La, trai, gái từ 14 - 15 tuổi trở lên đã được coi là người lớn và bắt đầu quá trình tìm hiểu, xây dựng gia đình. Ngày nay, độ tuổi xây dựng gia đình của người Si La đã được nâng lên, theo kịp với các dân tộc khác.

Bà Hù Thị Xuân, nghệ nhân dân gian, già làng có uy tín của bản Seo Hai, xã Kan Hồ, cho chúng tôi biết, hiện nay, các nghi lễ tổ chức đám cưới của người Si La đã được giản lược đi so với trước rất nhiều. Tuy nhiên, trong các nghi thức cưới hỏi của người Si La, đồng bào vẫn luôn ý thức thực hiện một số nghi lễ một cách trang trọng như: “Dạm hỏi”, “dạm ngõ” và “lễ cưới”, trong đó “lễ cưới” là một nghi lễ đặc biệt.

Cũng theo nghệ nhân Hù Thị Xuân, trước đây, người dân tộc Si La sống tách biệt với các dân tộc khác nên không có cơ hội để tìm bạn đời là người khác dân tộc, và cũng không ai vượt qua được rào cản về mặt tâm lý để kết hôn với những dân tộc khác trên địa bàn lân cận. Do vậy, người Si La cũng không tránh khỏi vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, hiện nay hủ tục này đã và đang tiếp tục được đẩy lùi. Lớp thanh niên, nam, nữ đã hiểu biết và tìm hiểu và kết hôn với người dân tộc khác.

Độc, lạ phong tục cưới hỏi 

“Điều đặc biệt ở lễ cưới Si La là đồng bào làm lễ cưới hai lần, lần thứ hai sau lần trước khoảng một năm. Nhà trai phải có khoản tiền cưới trao cho nhà gái mới được đón dâu về nhà mình”- nghệ nhân Hù Thị Xuân chia sẻ.

Theo phong tục của người Si La, trước ngày cưới, gia đình nhà trai làm cơm mời ông mối – Người có uy tín trong bản về giúp gia đình trong việc cưới của đôi trẻ. Người Si La rất coi trọng ông mối. Họ tin ông mối chính là khởi nguồn cho mọi sự thuận lợi, giúp hai nhà trai - gái thấu hiểu nhau; giúp đôi trẻ có thể chung sống hòa thuận trọn đời. 

Trong lễ dạm hỏi, đúng giờ lành, ông mối đảm nhận vai trò là người thay mặt cho gia đình nhà trai, đến thưa chuyện, bàn bạc các công việc liên quan đến đám cưới với gia đình nhà gái như: Ngày đẹp để tổ chức lễ cưới, giờ đẹp để đón dâu, những lễ vật nhà gái yêu cầu...

Độc, lạ phong tục cưới hỏi của dân tộc Si La 2
Mẹ chú rể và những người phụ nữ của nhà trai trực tiếp thay áo mới, vấn tóc cao, đội khăn mới và đeo trang sức của nhà trai tặng cho cô dâu trước khi bước vào nhà làm lễ cưới..

Sau lễ dạm ngõ một tuần là đến lễ ăn hỏi. Ngày ăn hỏi, ông mối lại thay mặt nhà trai sang đặt vấn đề và xin cưới. Lúc đó, hai bên gia đình sẽ thống nhất ngày cưới cũng như số tiền dẫn cưới. Trong ngày cưới, ông mối lại là người giúp gia đình nhà trai chuẩn bị lễ vật. Lễ vật cầu hôn của nhà trai thường phải có gà, rượu, gạo nếp, trứng gà, vòng cổ và đồng bạc trắng. Lễ vật được nhà trai rất chú trọng bởi bởi nó thể hiện sự sung túc cũng như lòng thành của nhà trai với nhà gái.

Trong lần cưới thứ nhất của người Si La, đúng ngày đã hẹn, buổi sáng sớm (trước lúc gà gáy) chị hoặc em gái chú rể sẽ đến nhà cô gái ngỏ lời xin dâu. Khi được nhà gái chấp thuận, nhà trai sẽ sang làm lễ đón dâu. Khi đó, mẹ hoặc chị cô dâu sẽ dắt cô ra và trao gửi nhà trai. 

Nhà trai sẽ tổ chức nghi lễ nhập gia cho cô dâu. Khi đoàn rước dâu về đến nhà trai, mọi người phải ngồi ngoài cửa đợi mẹ chồng đưa trang sức, khăn áo mới cho cô dâu thay xong mới được vào nhà. Lúc này, trong nhà, thầy mo sẽ làm lễ báo tổ tiên, thông báo gia đình sắp có thêm thành viên mới.

Mẹ chú rể và những người phụ nữ của nhà trai trực tiếp thay áo mới, vấn tóc cao, đội khăn mới và đeo trang sức của nhà trai tặng cho cô dâu. Khi việc này đã xong, cô dâu được đưa vào nhà làm lễ cưới. Lúc này, thầy mo cũng là người chủ trì hôn lễ sẽ làm lễ theo phong tục truyền thống cho cô dâu, chú rể.

Độc, lạ phong tục cưới hỏi của dân tộc Si La 3
Sau khi thầy mo làm lễ báo tổ tiên, thông báo gia đình sắp có thêm thành viên mới, thầy mo trao xôi và hai quả trứng cho chú rể để chú rể trao cho cô dâu.

Sau khi làm lễ xong, thầy mo sẽ trao trứng gà luộc và xôi cho chú rể để thực hiện các thủ tục, nghi thức trước sự chứng kiến của tổ tiên và mọi người trong gia tộc. Chú rể tay cầm xôi, tay cầm trứng, trao lễ vật cho cô dâu. Cô dâu và chú rể cùng nhau ăn hết xôi và trứng trước sự chứng kiến của tổ tiên cùng mọi người trong họ. Theo người Si La, nghi thức này thể hiện sự chung thủy trong tình yêu, vợ chồng sớm sinh con cái đề huề.

Thầy mo làm lễ xác nhận cô gái đã chính thức làm dâu nhà này. Sau đó, thầy mo thông báo với mọi người đến dự lễ hai người đã chính thức thành vợ chồng. Lúc này, cô dâu, chú rể vào gian nhà phía bên trái làm nghi thức “động phòng”. 

Sau đó, đôi vợ chồng trẻ sẽ cùng tất cả dân làng có mặt trong đám cưới, kéo nhau ra khoảng sân trước nhà, cùng nhau cất lên tiếng hát chúc phúc, hòa nhịp theo những điệu múa truyền thống vui nhộn của người Si La. Lễ cưới lần thứ nhất đến đây đã xong.

Độc, lạ phong tục cưới hỏi của dân tộc Si La 4
Cô dâu, chú rể cùng uống chén rượu chúc phúc của người thân trong gia đình.

Sau một năm, gia đình hai bên tiếp tục tổ chức lễ cưới lần thứ hai, khi hai bên gia đình đã có đủ điều kiện tổ chức cho đôi vợ chồng trẻ. Lần này, vào ngày đẹp đã chọn, gia đình nhà trai lại nhờ ông mối đưa đồ dẫn cưới như đã thỏa thuận sang nhà gái, và chính thức xin cho cô dâu về ở hẳn nhà trai. Dân làng lại hát lên những bài dân ca, rộn ràng điệu múa chúc mừng đôi trẻ. 

Những nghi lễ, những bài hát dân ca, điệu múa truyền thống chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ trong đám cưới của người Si La, là tổng hòa của những phong tục tập quán, các loại hình dân ca, dân vũ truyền thống, cũng thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng, làng bản trong đời sống của đồng bào dân tộc Si La. Sau ngày cưới, đôi vợ chồng trẻ làm thủ tục lại mặt nhà gái. Lúc này, cha mẹ cô dâu mới tặng quà cho cô con gái đi lấy chồng.

Phong tục cưới hỏi độc, lạ của dân tộc Si La là phong tục đẹp, nét văn hóa truyền thống đã và đang người Si La tiếp tục duy trì thực hiện, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu trên mảnh đất biên cương của Tổ quốc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Thời sự - Hà Anh - 8 giờ trước
Trận lũ quét và sạt lở đất lịch sử xảy ra vào đêm mùng 8, rạng sáng ngày mùng 9/9 đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản, hoa màu của người dân tại thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Theo ghi nhận, toàn thôn Đồng Tâm có 86 hộ thì 37 hộ bị ảnh hưởng, thiệt hại, trong đó có 7 hộ dân bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, chuồng trại, tài sản... Đến thời điểm hiện tại, khung cảnh hiện trường vẫn tan hoang, đổ nát. Những hộ dân mất nhà thì đang phải ở tạm tại điểm trường tiểu học của xã.
Thái Nguyên: Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS

Thái Nguyên: Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 8 giờ trước
Sau nhiều năm triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016 - 2021” định hướng 2025, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, tạo thuận lợi để học sinh học tập, lĩnh hội tri thức.
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Media - BDT - 20:00, 20/09/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Triển khai hiệu quả Đề án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Triển khai hiệu quả Đề án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 19:32, 20/09/2024
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực thực hiện hiệu quả Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS miền núi, gọi tắt là Chương trình MTQG 1719.
Ấm áp tình người sau cơn lũ dữ

Ấm áp tình người sau cơn lũ dữ

Phóng sự - Hoàng Thị Thắm - 19:03, 20/09/2024
Tuyên Quang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu cơn bão số 3 (bão Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền, gây ra mưa lớn dài ngày, dẫn đến thảm họa thiên tai về lũ, sạt lở nghiêm trọng tại nhiều địa phương.
Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái

Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 4 dự báo gây mưa lớn ở Trung Bộ, đề phòng ngập úng, sạt lở. Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái. Làm giàu trên vùng đất Khánh Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Xã hội - Như Tâm - Khánh Chi - 18:57, 20/09/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.
Người Hoa ở Cần Thơ chung tay vì sự nghiệp giáo dục và công tác từ thiện xã hội

Người Hoa ở Cần Thơ chung tay vì sự nghiệp giáo dục và công tác từ thiện xã hội

Tin tức - Tào Đạt - 18:53, 20/09/2024
Đại hội Ban Quản trị Quảng Triệu Hội Quán (Chùa Ông Cần Thơ) nhiệm kỳ X đã thông qua danh sách Ban Quản trị gồm 15 thành viên, ông Từ Quới Minh (sinh năm 1953) được cử làm Trưởng ban.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở ở 7 khu vực tại Trung Bộ

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở ở 7 khu vực tại Trung Bộ

Tin tức - Minh Nhật - 18:51, 20/09/2024
Do ảnh hưởng của mưa lớn, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 7 tỉnh, thành phố ở khu vực Trung Bộ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động 2.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Thời sự - BDT - 17:15, 20/09/2024
Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, họp phiên bế mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Giáo dục - Thúy Hồng - 17:13, 20/09/2024
Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.