Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Bình Thuận

Minh Thu - 07:40, 29/12/2023

Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), bộ mặt ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh Bình Thuận đã có nhiều thay đổi đáng kể. Nhờ những đổi thay về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nguồn vốn, nhà ở, nước sạch… bà con yên tâm canh tác, sản xuất, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương.

Cây thanh long được đưa vào canh tác đã góp phần nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở tỉnh Bình Thuận.
Cây thanh long được đưa vào canh tác đã góp phần nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở tỉnh Bình Thuận.

Như ở xã Hàm Cần, một xã thuần đồng bào DTTS của huyện Hàm Thuận Nam, trong đó chủ yếu là người Raglai (chiếm hơn 85%), những năm trước, dịch bệnh Covid-19 và tình hình thời tiết không thuận lợi đã khiến đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn, nông sản mất mùa, mất giá. Nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn vẫn chưa được kiên cố hóa, gây khó khăn trong việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân

Ông Nguyễn Văn Sông, Chủ tịch UBND xã Hàm Cần cho biết: Từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, chính quyền địa phương đã chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn bằng việc xây dựng các tuyến đường liên thôn, liên xã. Đồng thời, quan tâm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con với nhiều mô hình sản xuất gắn liền với tạo công ăn việc làm cho người dân. Cấp ủy Đang, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh vận động người dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập. Bên cạnh việc canh tác truyền thống như lúa nước, mì, bắp lai, mè… thời gian gần đây bà con trong xã đã trồng thêm nhiều cây ăn quả như xoài, điều, thanh long và cây cao su. Sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn xã cũng đã lên tới 11.000 con đem đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Cùng ở huyện Hàm Thuận Nam, nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 như khoác lên mình xã Mỹ Thạnh một chiếc áo mới. Địa phương đã có nhiều đổi thay về cơ sở hạ tầng. Những con đường nhựa, bê tông phẳng lỳ trải tận vào trung tâm xã, người dân không phải lội suối mà được đi trên những cây cầu bê tông vững chãi. Đồng thời, được tiếp cận với những dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở, nước sinh hoạt… Đời sống của đồng bào DTTS cũng từng ngày được cải thiện, có những bước chuyển đáng kể.

Đời sống của đồng bào DTTS ở xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kể.
Đời sống của đồng bào DTTS ở xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kể.

Cùng với việc chú trọng các dự án về chế độ giáo dục, y tế nhằm đạt hiệu quả cao nhất để phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS, huyện Hàm Thuận Nam đã nỗ lực vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng địa bàn, dân tộc; hướng dẫn, chuyển giao các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nhằm tăng năng suất lao động đồng thời hướng tới việc sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 - 2030, huyện Hàm Thuận Nam đã đẩy mạnh tuyên truyền đến các cấp các ngành vùng đồng bào DTTS về ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình. Từ đó, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chương trình đã đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo. Có thể nói, Chương trình MTQG 1719 đã góp phần làm thay đổi cơ bản diện mạo vùng nông thôn miền núi trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, một số xã vùng đồng bào DTTS đã đạt chỉ tiêu nông thôn mới trong những năm gần đây.

Còn ở Hàm Tân, một huyện giáp biển của tỉnh Bình Thuận với 7,56% là đồng bào DTTS. Với khí hậu nắng nóng quanh năm, khô hạn, hiện tượng xâm nhập mặn có nhiều diễn biến phức tạp. Bởi thế, người dân thường xuyên thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Bình Thuận nói chung và huyện Hàm Tân nói riêng đã tập trung đầu tư các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, hệ thống kênh, mương, đập… nhằm đảm bảo cung ứng đủ lượng nước sinh hoạt và sản xuất cho bà con. Với nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, huyện Hàm Tân và các địa phương lân cận đã xây dựng được nhiều công trình cấp nước; trong đó, quan trọng nhất là công trình mở rộng tuyến ống nước huyện Hàm Tân.

Không chỉ đảm bảo cung ứng nước sạch cho bà con DTTS, huyện Hàm Tân còn thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế cho những vùng khó khăn như thôn Tân Quang, một thôn tập trung đông đồng bào DTTS nghèo của xã Sông Phan.

Từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, các nhà máy cung cấp nước sạch được đầu tư, xây dựng, góp phần giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân.
Từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, các nhà máy cung cấp nước sạch được đầu tư, xây dựng, góp phần giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Phượng, từng là gia đình DTTS thuộc hộ nghèo của thôn Tân Quang, xã Sông Phan, huyện Hàm Tân chia sẻ: Trước đây, đời sống của gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên khí hậu khắc nghiệt kèm theo việc lựa chọn cây trồng chưa phù hợp với thổ nhưỡng nên thu nhập không ổn định. Nay nhờ được hỗ trợ và tư vấn lựa chọn thanh long để canh tác, gia đình chị đã mua phân bón, trụ lưới cho vườn thanh long. Nhờ chuyển đổi hiệu quả loại cây trồng này, đời sống gia đình chị Phượng đã khấm khá hơn trước, nhà cửa được sửa sang, con cái được chăm lo học hành.

Cùng với gia đình chị Phượng, nhiều hộ DTTS khó khăn khác trong xã Sông Phan, huyện Hàm Tâm cũng đã chuyển đổi mô hình sản xuất kết hợp chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm, trồng nông sản với số lượng lớn… để ổn định cuộc sống.

Với sự quan tâm, vào cuộc có hiệu quả của chính quyền địa phương, sự chung tay, đồng thuận và nỗ lực của người dân, những vùng đất khô cằn của Hàm Tân đã được cung ứng đầy đủ nước sinh hoạt, sản xuất, người dân không còn phải lo cảnh thiếu nước. Từ đó người dân thêm yên tâm phát triển các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế nhờ sự hỗ trợ vốn, kiến thức từ các cấp các ngành. Cùng với đó, kết cấu hạ tầng cũng được chú trọng đầu tư, nâng cấp, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Hàm Tân không phải bỏ đất đi nơi khác, tập trung phát triển kinh tế để thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.





Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 27/7/2024, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.
Hà Quảng (Cao Bằng) chú trọng nâng cao kiến thức về bình đẳng giới

Hà Quảng (Cao Bằng) chú trọng nâng cao kiến thức về bình đẳng giới

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 3 phút trước
Thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức 25 hội nghị đối thoại chính sách về phụ nữ và chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới cho hơn 3.700 lượt người dân.
Ủy ban Dân tộc đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2024

Ủy ban Dân tộc đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 7 phút trước
Sáng 26/7, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp sơ kết công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của UBDT. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Y Thông; Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Quảng Nam: 21 chiếc xe điện du lịch bị lửa thiêu rụi

Quảng Nam: 21 chiếc xe điện du lịch bị lửa thiêu rụi

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 11 phút trước
Ngày 26/7, ông Đinh Hoa - Chủ tịch UBND phường Tân An (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam) xác nhận, trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ hỏa hoạn khiến hàng chục xe điện bị thiêu rụi.
TP. Hà Tiên (Kiên Giang): Tập huấn tuyên truyền, vận động Nhân dân khu vực biên giới tố giác tội phạm

TP. Hà Tiên (Kiên Giang): Tập huấn tuyên truyền, vận động Nhân dân khu vực biên giới tố giác tội phạm

Pháp luật - Như Tâm - 12 phút trước
Ngày 26/7, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Kiên Giang phối hợp với Thành ủy TP. Hà Tiên ( Kiên Giang), tổ chức Hội nghị tuyên truyền, vận động Nhân dân tố giác tội phạm; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; mua bán người; phòng chống ma túy; xuất nhập cảnh trái phép.
Dấu ấn Làng Nông thôn mới - Saemaul ở Hậu Giang

Dấu ấn Làng Nông thôn mới - Saemaul ở Hậu Giang

Xã hội - Phong Phú - Minh Triết - 14 phút trước
Cuối năm 2015, UBND tỉnh Hậu Giang ký kết hợp tác cùng Tổ chức nông thôn mới (NTM) Hàn Quốc triển khai Dự án Làng NTM - Saemaul tại ấp Tân Quới Lộ, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp và ấp 9, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ. Thời điểm được chọn, đây là 2 ấp thuộc diện khó khăn, hạ tầng nông thôn còn yếu, người dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống, nhỏ lẻ, đời sống ở mức thấp.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Agribank tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân Thương binh - Liệt sĩ

Agribank tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân Thương binh - Liệt sĩ

Nhịp cầu nhân ái - Hoàng Thanh - 16 phút trước
Kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Đảng ủy, Hội đồng Thành viên, Ban Điều hành, các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên và các đơn vị trong toàn hệ thống Agribank đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, người có công với cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng... Đây là những việc làm thường xuyên hàng năm và đặc biệt trở thành cao điểm vào mỗi dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, như sự tiếp nối mạch nguồn truyền thống, đạo lý ngàn đời của dân tộc Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”...
Phòng Giao dịch Như Quỳnh Vietcombank Hưng Yên: Hỗ trợ khách hàng tránh bị lừa đảo số tiền lớn

Phòng Giao dịch Như Quỳnh Vietcombank Hưng Yên: Hỗ trợ khách hàng tránh bị lừa đảo số tiền lớn

Kinh tế - Khánh Sơn - 18 phút trước
Vừa qua tại Phòng Giao dịch Như Quỳnh Vietcombank Hưng Yên bộ phân giao dịch viên (GDV) có nhận được yêu cầu tất toán 02 sổ tiết kiệm của khách hàng T.T.N. Sau khi tiếp nhận khách hàng vào quầy và tìm hiểu nhu cầu, mục đích sử dụng tiền của khách hàng, GDV Lê Xuân Tiến với kinh nghiệm thực tế đã nhận định được trạng thái vội vàng và hối thúc của khách hàng, trong quá trình giao dịch khách hàng liên tục trao đổi qua điện thoại với đối tác.
“Ngoại giao cây tre” dấu ấn đặc sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

“Ngoại giao cây tre” dấu ấn đặc sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - Hoàng Định - 21 phút trước
Năm 1997, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Uỷ viên Bộ Chính trị. Kể từ thời điểm ấy, ông liên tục là Uỷ viên Bộ chính trị các khóa tiếp theo và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng; Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở cương vị nào ông cũng để lại những dấu ấn sâu sắc và đóng góp to lớn cho Đảng, đất nước và dân tộc Việt Nam, trong đó có triết lý “ngoại giao Cây tre”.
Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng

Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng

Thời sự - Hương Trà - 25 phút trước
Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, từ 7 giờ đến 24 giờ ngày 25/7; từ 7 giờ đến 12 giờ ngày 26/7/2024 có hơn 5.600 Đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 38 phút trước
Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng đồng nghĩa với việc mức đóng Bảo hiểm y tế “BHYT” cũng tăng; điều này khiến cho việc vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai “đã khó nay còn khó hơn”. Việc người dân không có BHYT ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe mỗi khi ốm đau, bên cạnh đó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chí “tỷ lệ người dân tham gia BHYT” trong xây dựng Nông thôn mới.