Phóng sự -
Thanh Hải -
11:41, 23/03/2025 Chính xác hơn là một buổi. Nhưng chính quyền, doanh nghiệp và người dân thành phố Sông Công đã cho thấy một cách làm du lịch đầy chuyên nghiệp, lịch thiệp, hào hoa. Đó cũng chính là kết quả không cần phải giải thích cho những khu du lịch tiềm năng đang nở rộ trên địa bàn.
Làng nghề đóng tàu vỏ gỗ Cống Mương đã tồn tại hơn 600 năm, từng là niềm tự hào của người dân phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), bởi sự vang danh xa gần, với những chiếc thuyền ra đời từ những bàn tay nghề tài hoa khéo léo và kinh nghiệm đóng tàu của cha ông, để con thuyền có thể đi ngược nước, ngược gió, giúp ngư dân vươn ra biển cả. Tuy nhiên, theo xu thế hiện đại, làng nghề đóng tàu đang dần bị mai một, thậm chí đứng trước nguy cơ thất truyền.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
14:57, 21/03/2025 Trên con dốc ở đầu bản nhìn xuống, Lâm Ninh đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Con đường bê tông uốn cong bám theo những ngôi nhà kiên cố vừa mới xây, ôm trọn đồng lúa xanh mơn mởn đang thì con gái. Nơi tôi từng đến, nhưng hôm nay trở lại sự thay đổi ở Lâm Ninh khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng ...
Phóng sự -
Thanh Hải -
09:16, 20/03/2025 Phòng đón tiếp Khu di tích lịch sử quốc gia 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái hôm ấy lặng như tờ; chỉ còn lại tiếng sụt sùi, thổn thức nơi ngực trái… Đó hẳn là sự đồng điệu của những con tim yêu chuộng hòa bình, sự ngưỡng mộ của lớp lớp hậu thế… Còn tôi, thì cũng đã có những khoảng lặng khi cảm nghĩ về bản tráng ca bất tử hơn nửa thế kỷ trước.
Phóng sự -
Hồng Phúc - Văn Sơn -
18:14, 19/03/2025 Sáng sớm, mặt trời lên cao, nắng vàng trải đều khắp các thôn làng. Thiên nhiên vùng cao Trà Nam hiện lên thật thanh bình, yên ả. Men theo từng tiếng búa đập, tiếng đe, chúng tôi đến nhà của ông Hồ Văn Dương sống tại Khu dân cư Tắc Vin (thôn 1) xã Trà Nam, huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Bức tranh lao động thật đẹp với hình ảnh em Hồ Gia Huy đang quay khò lửa, những tia lửa từ các thanh sắt đỏ rực bắn tung tóe, còn ông Hồ Văn Dương đang dùng búa đập, hai người phối hợp nhịp nhàng, làm việc say sưa mặc cho áo đã ướt đẫm mồ hôi.
Ông Thông ngồi đó, bên cạnh chồng giấy tờ, sách báo, đuôi mắt nheo nheo, đầu ngón tay rà đều đều trên những hàng chữ in ngay ngắn. Vành tai ông còn cài gọn một chiếc bút chì, để bất chợt gặp đoạn nào hay, kiến thức nào cần ông lại với tay lấy được ngay rồi đánh dấu lại, khi cần, tìm cho tiện: “Sách báo, công văn, giấy tờ nếu chịu mở ra, chịu đọc thì như một người thầy thông minh. Ở đó, chính sách, quy định có đủ cả rồi. Mình có hiểu, có biết thì nói người dân mới nghe chứ, con gà muốn gáy còn phải học cơ mà”, ông Thông chia sẻ vậy.
Phóng sự -
Thanh Hải -
21:44, 17/03/2025 Tôi chưa từng đặt chân lên con tàu du lịch nối Hà Nội với Thái Nguyên. Nhưng, lời giới thiệu rất đỗi thiết tha từ nữ cán bộ của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Thái Nguyên, thì thật tâm cũng rất muốn ngồi trên chính con tàu hỏa ấy để đến vùng đất bên dòng sông Cầu. Lời giới thiệu như những tiếng lòng, thôi thúc, mời gọi đến khó chối từ.
Phóng sự -
T.Nhân - H.Trường -
22:46, 16/03/2025 Từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông đã được những người thợ ở Làng Củi lũ Hội An (Quảng Nam) "tái sinh" thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thu hút khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn...
"Thế giới có rất nhiều thác đẹp và rất đẹp. Tôi chọn tạo tác thác Bản Giốc ở miền Nam là vì, ở tỉnh biên giới Cao Bằng có thác Bản Giốc phong cảnh thiên nhiên nơi đó tuyệt đẹp, là nơi có tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Tôi muốn gửi gắm ý tưởng để giáo dục con cháu, phục vụ khách tham quan khi chưa có điều kiện đến Cao Bằng...", ông Phạm Viết Đệ chia sẻ sáng kiến đào đá mô phỏng công trình "Một thoáng thác Bản Giốc" ở Miền Nam.
40 năm về trước, chàng trai trẻ Phạm Viết Đệ từ Đà Lạt xuống Long Khánh (Đồng Nai) mua 1ha đất làm vườn, lập nghiệp. Do chưa có kinh nghiệm, miếng đất Phạm Viết Đệ mua lại toàn đá tảng, đá cục, cây trồng không sống nổi, nguy cơ phá sản hiện ra trước mắt. Bằng tình yêu thiên nhiên, ý chí vượt khó, tư duy học hỏi, Phạm Viết Đệ quyết bám mảnh vườn này, rồi từng ngày biến thách thức thành cơ hội hái ra tiền...
Phóng sự -
Thanh Hải -
10:53, 14/03/2025 Đến năm 2026, thì người Ơ Đu đã có hành trình tròn 20 năm tái định cư trên vùng đất mới của bản Văng Môn (Nga My, Tương Dương, Nghệ An). Quãng thời gian ấy, đủ cho một thế hệ trưởng thành; đủ để khẳng định sự đúng đắn của một chủ trương, sự đổi thay của một vùng đất… Nhưng cũng là một hành trình của những trăn trở không thôi của rất nhiều người sinh sống và cả những người biết về nơi vùng đất này...
Phóng sự -
Quỳnh Trâm -
16:55, 13/03/2025 Từng là bản nghèo nhất xã biên giới Sơn Điện và huyện biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa), nhưng hiện nay bản Tân Sơn đã có sự vươn mình ngoạn mục. Đây là thành quả từ những chính sách hỗ trợ, đầu tư của Đảng, Nhà nước đã được chính quyền địa phương và người dân thụ hưởng chính sách tranh thủ, đồng lòng nắm bắt cơ hội để vươn lên. Theo đó, cơ sở hạ tầng như trường học, nhà văn hóa, đường giao thông nội bản được đầu tư xây dựng khang trang, tô điểm cho diện mạo bản vùng biên khởi sắc, đời sống Nhân dân từng bước được nâng lên, đã có hàng chục hộ thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giả...
Phóng sự -
Phạm Tiến -
16:38, 12/03/2025 Khi cây đót rừng vào mùa, cũng là lúc nhiều lao động đồng bào các DTTS ở dãy Trường Sơn có thêm việc làm. Đi hái đót, phơi đót, chở đót….đã giúp nhiều lao động có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
06:59, 12/03/2025 Trong nhiều năm qua, có không ít đảng viên người DTTS ở Quảng Bình đã trở thành nhân tố đi đầu trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Để rồi từ đó, những mô hình kinh tế do đảng viên xây dựng đã dẫn đường, mở lối để đồng bào nâng cao nhận thức, đổi mới từ tư duy trong lao động sản xuất, tăng thu nhập để chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên. Đảng viên ở bản Hưng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa là ví dụ điển hình.
Khi màn đêm buông xuống, giữa núi rừng Ngọc Linh hùng vỹ là ánh sáng rực rỡ của Làng Du lịch cộng đồng Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Dưới mái nhà rông, những chàng trai tấu những bài chiêng trầm hùng, những cô gái với nhịp xoang uyển chuyển, trong men rượu cần ngất ngây và nghe người Xơ Đăng kể về hành trình vươn lên trong gian khó để rồi hôm nay làng được công nhận là Làng Du lịch cộng đồng.
Chiều muộn, tôi vẫn thấy Phú sải những bước chân dài, hăm hở băng qua vạt rừng gianh, khi lại đi lẫn trong những khu rừng gỗ xanh trên các đỉnh cao nhất của Lùng Chin Thượng. Gọi anh là cán bộ y tế thầm lặng nơi bản xa, Phú cười, miệng chành rộng, rất tươi: Mình đi tuyên truyền suốt ngày, nói suốt ngày và gặp gỡ mọi người suốt ngày thì mình phải là người sôi nổi chứ!
Phóng sự -
Quang Vinh - Sông Lam -
14:54, 11/03/2025 Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Kon Tum. Đây là “ngôi nhà chung” của 47 dân tộc anh em cùng cư trú với dân số hơn 5 triệu người.
Tớ dày là loại hoa rừng thuộc họ đào, đồng bào dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái thường gọi là “Pằng tớ dày” nghĩa là “Hoa đào rừng”. Thời điểm hoa tớ dày ở Mù Cang Chải nở rộ đẹp nhất là vào khoảng giữa tháng 12 đến hết tháng 1 dương lịch hằng năm.
Khác với nhà dài truyền thống của người Ê Đê, Mnông trong vùng, ngôi nhà cổ hơn 140 năm ở Buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, 3 mái nhọn. Với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà sàn cổ không chỉ là nơi lưu giữ những kỷ vật quý giá của "vua săn voi" Y Thu Knul mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách trên hành trình du lịch, khám phá vùng đất, tìm hiểu văn hóa của xứ sở voi Tây Nguyên.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
07:42, 09/03/2025 Để ngăn chặn những người phụ nữ bụng mang dạ chửa, lặng lẽ vượt núi, rời bản... sang xứ người chờ ngày sinh để bán chính đứa con mình dứt ruột đẻ ra - một Tổ công tác xã hội ở xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn, Nghệ An) được thành lập, lấy tên là "Tổ canh bào thai". Còn chúng tôi, gọi nôm na đó là... canh đẻ. Dẫu hôm nay, vấn nạn mua bán bào thai đã tạm lắng, nhưng công cuộc canh đẻ ở xã Hữu Kiệm hãy còn nóng hổi. Bởi chỉ cần một quãng ngơi nghỉ, thì tình trạng nhức nhối kia lại có nguy cơ tiếp diễn.