Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

T.Nhân-H.Trường - 17:25, 20/05/2025

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Thôn A Xây nhìn từ trên cao
Thôn Bác Hồ nhìn từ trên cao

Kiên cường trong kháng chiến

Để tìm hiểu về tên gọi thôn Bác Hồ, chúng tôi tìm đọc cuốn sách Lịch sử cách mạng xã Khánh Nam. Tại trang 67 của cuốn sách ghi rõ: “Năm 1971, thôn A Xây được Huyện ủy Khánh Vĩnh phong tặng danh hiệu thôn Bác Hồ”.

Là người am hiểu lịch sử địa phương và đang sinh sống tại thôn Bác Hồ, ông Cao Dáng (70 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND xã Khánh Nam, Khánh Vĩnh cho biết: Từ xưa đến nay, từng người dân thôn A Xây đều dành cho Bác Hồ, vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam lòng kính trọng và tình cảm sâu sắc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lớp trẻ  thôn A Xây một lòng nghe theo Đảng, Bác Hồ đã tham gia đội du kích xã Khánh Nam để bảo vệ địa phương.

Thôn A Xây ngày càng giàu đẹp, người dân đều có nhà kiên cố
Thôn Bác Hồ ngày càng giàu đẹp, người dân đều có nhà kiên cố

Ông Cao Dáng kể: Trong cuộc kháng chiến, cao điểm những đợt càn quét của quân Mỹ tại vùng cách mạng A Xây là vào các năm 1969 -1970. Thời điểm này, quân Mỹ huy động nhiều máy bay trực thăng, cho một lượng lớn quân đổ bộ xuống các vùng quanh núi Hòn Dù. Vốn là những người con sinh ra từ rừng núi, người dân A Xây thấu hiểu địa bàn như nhà của mình. Họ cùng cán bộ cách mạng len lỏi qua từng cánh rừng sâu, men theo từng con suối để ẩn náu rồi bất ngờ tấn công địch bằng những trận đánh du kích chớp nhoáng bất ngờ.

Đặc biệt, mùa Xuân năm 1970, biết thôn A Xây nuôi giấu cán bộ cách mạng, địch điên cuồng tấn công, người dân A Xây phải đưa cán bộ cách mạng vào rừng. Nhiều người A Xây bị bắt, tra tấn dã man nhưng nhất quyết không khai để bảo vệ nơi ở cán bộ cách mạng. Sau đó, địch dùng hỏa lực đánh phá Khánh Nam, nhưng đội du kích xã đã đứng trước ảnh Bác Hồ nguyện thề chiến đấu đến cùng để bảo vệ quê hương. Với sự dũng cảm, đội du kích Khánh Nam đã bắn rơi 7 máy bay địch, tiêu diệt 49 tên địch...

Ông Cao Dáng - Người tiên phong trồng bưởi da xanh ở thôn A Xây
Ông Cao Dáng - Người tiên phong trồng bưởi da xanh ở thôn Bác Hồ

Bà Cao Thị Miên, sinh năm 1932, ở thôn A Xây cũng là người tham gia hoạt động cách mạng chia sẻ: Đến giờ này tôi vẫn nhớ rất rõ những đêm thức trắng sống cùng với bom đạn. Ngày xưa, tôi cũng như những người trong làng, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc tham gia hoạt động cách mạng. Tôi làm công tác hậu cần, phục vụ cho các chú bộ đội khoảng 8 năm, nhiều khi cũng đối mặt với rất nhiều hiểm nguy nhưng chúng tôi không sợ, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

“Công việc nấu ăn cho bộ đội ở ngoài tưởng đơn giản, nhưng không phải thế đâu, bởi nấu ăn trong đây phải thật sự bí mật, không cho khói bay lên nếu khói bay lên thì địch phát hiện nơi mình ở ngay”, bà Miên chia sẻ.

Đoàn kết xây dựng đời sống mới

Sau ngày giải phóng, giữa bộn bề khó khăn, người dân thôn Bác Hồ lại đồng lòng bước vào cuộc “cách mạng” mới đó là xóa đói, giảm nghèo. Theo lãnh đạo UBND xã Khánh Nam, thôn Bác Hồ hiện nay có gần 200 hộ dân, trên 90% là đồng bào DTTS. Trong đó, chủ yếu người Raglai, sau đó là Tày, Nùng... Người dân thôn Bác Hồ rất cần mẫn trong lao động, sản xuất, biến thung lũng hoang sơ, nghèo khó trước đây trở thành vùng cây trái, cuộc sống của người dân có nhiều đổi thay.

Hiện nay, ngoài chăn nuôi trâu, bò, lợn, cây bưởi da xanh trở thành cây đặc sản của địa phương, đem lại nguồn thu cho người dân. Tỷ lệ học sinh đến trường đúng độ tuổi đã đạt 100%. Thanh niên trong thôn thường xuyên đến nhà truyền thống của làng để sinh hoạt, không vướng vào các tệ nạn xã hội.

Nhiều người dân ở thôn Bác Hồ đã trở nên khá giả nhờ trồng bưởi da xanh
Nhiều người dân ở thôn Bác Hồ đã trở nên khá giả nhờ trồng bưởi da xanh

Hòa nhịp cùng sự phát triển của đời sống xã hội, từng người dân thôn Bác Hồ xích lại gần nhau, động viên nhau cùng đoàn kết xây dựng đời sống mới. Đứng trước vườn bưởi da xanh bạt ngàn, đang kỳ thu hoạch, ông Cao Dáng tâm tình: Trước đây, chỉ biết lấy cây gỗ nhọn chọc xuống đất để gieo hạt bắp (ngô) rồi chờ đến ngày thu hoạch, hiệu quả kinh tế không cao. Sau nhiều đêm suy tư, tôi quyết chuyển sang trồng bưởi da xanh. Loại cây này phát triển mạnh, quả ra bốn mùa, thương lái đến tận vườn mua.

Rồi người làng cũng học theo ông Dáng trồng bưởi da xanh. Hiện nay, 80% người dân thôn Bác Hồ trồng bưởi da xanh, nhà trồng ít thì 2-3 sào, nhà nhiều thì 1-2ha. Là người có thâm niên trồng bưởi da xanh ở thôn A Xây, ông Hoàng Văn Thành thổ lộ: Nhà tôi trồng khoảng 1ha, mỗi năm trừ chi phí, lời hơn 100 triệu đồng. Niềm vui lớn nhất là bà con thôn Bác Hồ bây giờ ai cũng chí thú làm ăn, chăm chút cho cây đặc sản này. Trẻ em thì tỉa lá, thanh niên thì tưới nước, chăm sóc cho cây, người lớn thì liên kết với các thương lái cho họ đến tận nhà mua.

Trong nhà người dân A Xây, di ảnh Bác Hồ luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất
Trong nhà người dân thôn Bác Hồ, di ảnh Bác luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất

Nhớ những năm tháng cũ, ông Thành kể thêm, khi xưa trồng bắp và các loại cây khác cả năm quần quật đến chai sần đôi tay nhưng cũng chỉ đủ ăn. Từ ngày bắt nhịp loại cây đặc sản này, tôi mua sắm được nhiều phương tiện đắt tiền phục vụ cho đời sống. Có thời điểm, bưởi da xanh vào mùa thu hoạch đầu thôn đến cuối thôn đều rôm rả câu chuyện trồng bưởi. Xuân 2025 này, gia đình nào cũng vui mừng vì bưởi da xanh được mùa.

Bà Lê Thị Thùy Châu, Bí thư Đảng ủy xã Khánh Nam chia sẻ: Những chính sách của Đảng và Nhà nước từ các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới đã giúp đời sống người dân ở thôn A Xây nói riêng và xã Khánh Nam nói chung ngày được nâng lên.

 "Với truyền thống cách mạng vun đắp qua nhiều thế hệ, người dân địa phương một lòng tin yêu Đảng, Bác Hồ là nền tảng vững chắc cho toàn Đảng bộ xã phấn đấu đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong thời gian tới", Bí thư Đảng ủy xã Lê Thị Thùy Châu khẳng định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Tin tức - Minh Nhật - 16 phút trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.
Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Ngọc Chí - 21 phút trước
Những năm qua, báo chí luôn đồng hành cùng quá trình triển khai thực hiện các chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, kịp thời tuyên truyền những mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện những vấn đề bất cập, phản ánh kịp thời để các cấp chính quyền vào cuộc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào DTTS. Minh chứng tại tỉnh Kon Tum đã cho thấy điều đó.
Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Trần Đình Quang - 24 phút trước
Hơn 30 năm làm báo, tôi từng đảm nhận nhiều vai trò: phóng viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên, quay phim, đạo diễn và phụ trách Phòng Biên tập Phát thanh – Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi. Dù ở vị trí nào, tôi luôn tâm niệm viết báo không chỉ để thông tin mà còn để đồng hành cùng đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển du lịch. Sau khi nghỉ hưu, tôi tiếp tục gắn bó với nghề trong vai trò cộng tác viên Báo Dân tộc và Phát triển, bền bỉ theo đuổi hành trình viết báo vì cộng đồng.
Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 26 phút trước
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; trong đó có việc đầu tư nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), sau hơn 4 năm triển khai đã có hàng nghìn hộ dân khu vực nông thôn, vùng DTTS đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Xã hội - Hòa Bình - 27 phút trước
Không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kỳ nghỉ hè là lúc để các em học sinh khám phá thêm nhiều điều mới lạ, trau rồi thêm các kỹ năng sống. Vì vậy, các cấp, ngành tỉnh Gia Lai tích cực triển khai nhiều chương trình thiết thực, với quyết tâm mang đến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khó khăn, vùng DTTS có môi trường sống an toàn, lành mạnh và công bằng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Mỹ Dung - 29 phút trước
Phong trào “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh triển khai đã góp phần làm đẹp cảnh quan chùa, lan tỏa lối sống từ bi, bác ái và xây dựng nếp sống văn minh. Từ chốn thiền môn, Phật giáo đang đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình dựng xây quê hương giàu đẹp, nghĩa tình.
Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Giáo dục - Minh Nhật - 34 phút trước
Hàng loạt địa phương trên cả nước đã công bố điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Đây là kỳ thi quan trọng, đánh dấu năm đầu tiên tuyển sinh theo Chương trình GDPT 2018.
Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 35 phút trước
Giữa lòng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - nơi sinh ra người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ có một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiếm có: Hầm Hô. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi bật trên bản đồ du lịch Bình Định mà còn là nơi kết tụ của lịch sử, truyền thuyết và hào khí dân tộc. Từ vẻ đẹp của sông nước đá núi đến những câu chuyện tình yêu, nghĩa khí lẫm liệt của thời Tây Sơn hiển hách, Hầm Hô hiện lên như một sử thi vừa tráng lệ vừa nên thơ.
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp sức tỉnh Gia Lai giải quyết một số nhu cầu cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, gần 3.000 hộ nghèo được hiện thực hoá giấc mơ an cư, là nền tảng để người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.