Thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn I: 2021-2025), thời gian qua, nghệ nhân Đàng Năng Thạch đã tận tâm truyền dạy nhạc cụ cho thanh niên dân tộc Chăm, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong cộng đồng.
Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng vừa ký các quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, có thêm 4 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
Sắc màu 54 -
Vàng Ni - Vân Long -
15:58, 13/05/2025 Vượt qua vai trò lưu giữ những điều hay, lẽ đẹp phục vụ cuộc sống, bộ chữ Nôm như một cách ghi lại những tinh túy văn hóa của đồng bào Dao. Bộ chữ ấy không nằm yên trong sách vở, mà trở thành nền móng cho một hệ thống đào tạo truyền thống quy củ, chặt chẽ và giàu bản sắc. Nó vượt khỏi vai trò tư liệu, trở thành hơi thở của tinh thần hiếu học ăn sâu trong tâm khảm mỗi người, dẫn họ bước vào hành trình tri thức của chính mình, dù cho có từng tiếp xúc với con chữ Nôm hay không.
Theo quan niệm của người Xinh Mun ở Sơn La, con người có thể tồn tại khỏe mạnh là nhờ sự hội tụ đầy đủ các linh hồn. Khi một phần hồn bị lưu lạc, người đó sẽ ốm đau, bệnh tật. Do đó, mỗi khi bản làng có người ốm lâu ngày không rõ nguyên nhân, gia súc bị dịch bệnh, hay khi thầy mo - người trung gian giữa trần thế và thần linh - cảm thấy bản thân yếu đi, thì sẽ tổ chức nghi lễ Mạng Ma để gọi hồn, cầu sức khỏe và hóa giải tai ương.
Tối 12/5, tại Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Liên đoàn Lân - sư - rồng Việt Nam, Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, cùng huyện Vụ Bản phối hợp tổ chức khai mạc Giải Vô địch các đội mạnh lân - sư - rồng toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025.
Hiện nay, trên địa bàn khu vực miền núi tỉnh Bình Định còn 2 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào DTTS, là Hà Văn Trên, huyện Vân Canh và Hà Ri, huyện Vĩnh Thạnh đang hoạt động. Triển khai Dự án 6 "Bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, các địa phương đã dành nhiều sự quan tâm để đầu tư phát triển 2 làng nghề trở thành điểm du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực cho những nghệ nhân yên tâm giữ nghề.
Dòng nhạc cụ của người Cơ Tu, trong lịch sử đất Quảng, là một trong những nét ưu việt về âm nhạc ở vùng đất này.
Sắc màu 54 -
Vàng Ni - Vân Long -
11:31, 12/05/2025 Ẩn hiện sau những tiếng ê a tụng kinh Nôm nơi bản nhỏ, đến dáng đứng tự tin của những hậu duệ Bàn Vương trên bục giảng đại học trong và ngoài nước, tinh thần ham học đã trở thành phẩm chất bền bỉ, vượt qua mọi thử thách của thời gian. Không chỉ là một đức tính quý báu, tinh thần ấy từng bước kết tinh, thấm sâu vào cốt lõi văn hóa Dao, tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc, được dựng xây từ khát vọng chinh phục tri thức của nhiều thế hệ.
Tỉnh Ninh Thuận có nhiều di sản văn hóa Chăm đặc sắc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với mục tiêu xây dựng vùng đất nắng gió trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, địa phương đã quan tâm quảng bá di tích lịch sử, kiến trúc đền tháp, các lễ hội gắn với làng nghề truyền thống và các Bảo vật quốc gia của đồng bào Chăm. Đặc biệt chương trình dân ca dân vũ độc đáo trở thành điểm nhấn quan trọng thu hút du khách đến với Ninh Thuận.
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Nghệ nhân Trượng Thị Gạch là tấm gương tiêu biểu của người cao tuổi gắn bó sớm hôm với nghề làm gốm truyền thống tại làng Chăm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Với hình ảnh quen thuộc: vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa thoăn thoắt nặn gốm, bà Gạch như một "cây cao bóng cả" góp phần gìn giữ và lan tỏa hồn cốt của nghề gốm Chăm.
Là vùng đất giàu bản sắc với cộng đồng các DTTS cùng sinh sống, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đang đẩy mạnh bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, mô hình xây dựng bản văn hóa dân tộc Tày tại thôn Bản Cáu (xã Lục Hồn) và bản văn hóa dân tộc Sán Chỉ tại thôn Lục Ngù (xã Húc Động) đang được đẩy mạnh triển khai khẩn trương, hướng tới gìn giữ di sản và nâng cao đời sống người dân vùng cao.
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định số 254/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025–2030”.
Đó là tựa đề cuốn sách của Giáo sư Gábor Vargyas viết về văn hóa người Bru Vân Kiều. Với sự đồng hành của thầy giáo Bôn SiMôn Ca Na An và những đóng góp nghiên cứu từ học giả quốc tế Giáo sư Gábor Vargyas, kho tàng văn hóa truyền thống của đồng bào Bru Vân Kiều trên Cao nguyên Đắk Lắk đang được khơi dậy, gìn giữ và lan tỏa bất chấp sự tàn phá nghiệt ngã của thời gian và quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa.
Văn hóa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở tỉnh Hà Giang không chỉ phản ánh đời sống tinh thần phong phú, đặc sắc, mà còn in đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc riêng của một trong những dân tộc rất ít người ở Việt Nam. Tỉnh Hà Giang đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy, để bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Pà Thẻn “sống” với đời sống hiện đại.
Sắc màu 54 -
Trần Đình Quang – Văn Chương -
05:47, 07/05/2025 Về xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, du khách sẽ được hòa mình vào không gian nghệ thuật dân gian độc đáo với những làn điệu dân ca bài chòi, bả trạo - di sản văn hóa lâu đời của ngư dân vùng Duyên hải miền Trung. Nơi đây còn được xem là một điểm sáng trong việc gìn giữ và phát huy loại hình nghệ thuật này, với sự góp mặt của Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Thu.
Bình Gia là huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn có đông đồng bào DTTS sinh sống, trong đó dân tộc Nùng chiếm 62% dân số toàn huyện.
Đền Suối Thầu nằm giữa những thửa ruộng bậc thang uốn lượn thuộc vùng lõi của danh thắng Di tích Quốc gia ruộng bậc thang xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ấn tượng về ngôi đền có niên đại hàng trăm năm này là, toàn bộ hệ thống tượng thờ đều được tạo tác bằng đất sét rất độc đáo gắn với tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc vùng cao.
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Trong đời sống của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có các nhạc cụ quan trọng là chuông, tù và, kèn pí lè, trống... Trong đó, điệu múa chuông được xem là một trong những nghi lễ linh thiêng không thể thiếu vào những ngày đại lễ hệ trọng.