Quảng Ninh đã thí điểm xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị các làng văn hóa DTTS gắn với phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền. Trong đó, Làng Văn hóa - Du lịch dân tộc Sán Dìu, xã Bình Dân (huyện Vân Đồn) vừa đi vào hoạt động một thời gian ngắn, đã dần trở thành điểm du lịch mới, thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan và trải nghiệm.
Nếu ai đã từng đến vùng cao xứ Lạng vào những ngày chợ phiên hay vào mùa lễ hội, chắc hẳn sẽ có ấn tượng với từng tốp trai gái đứng hát giao duyên bằng những câu sli ngọt ngào, tình tứ. Những tiếng hát sli trong trẻo, mượt mà, đã tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Xã Nà Hẩu nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có hơn 500 hộ dân với trên 2.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông với nhiều nét văn hóa, phong tục đặc sắc, tiêu biểu là Lễ cúng rừng, hay còn gọi là “Tết rừng” đã được duy trì nhiều đời nay. Năm nay, đồng bào người Mông ở Nà Hẩu thêm tự hào vì “Tết rừng” đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Người Xạ Phang là một nhánh địa phương của dân tộc Hoa. Tại Điện Biên, người Xạ Phang có dân số khoảng 3.200 người, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa các huyện Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé, Tủa Chùa. Riêng tại huyện vùng cao Tủa Chùa, người Xạ Phang cư trú chủ yếu tại 2 xã Lao Xả Phình và Tả Sìn Thàng với đặc điểm văn hoá mang đặc trưng riêng. Xuân đến cũng là lúc người Xạ Phang tổ chức phong tục lễ, Tết lớn nhất, đậm đà bản sắc nhất trong năm.
Cộng đồng người Mnông Gar (một bộ phận của dân tộc Mnông) ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk tin rằng trong hạt lúa có linh hồn, thần lúa giúp gia đình sản xuất thuận lợi, được mùa, không chỉ đủ ăn mà còn có lúa dư thừa để đổi trâu, bò, vật dụng cần thiết. Vì thế, để có những vụ mùa bội thu, người Mnông Gar thực hiện nhiều nghi lễ cúng thần lúa, trong đó Lễ rước hồn lúa về kho được bà con nơi đây gìn giữ, phát huy đến ngày nay.
Tổ chức Tết Doi, Lễ hội xuống đồng gắn với tục rước gọi “vía lúa” là hoạt động văn hoá đầu Xuân mang đậm triết lý nhân sinh của đồng bào dân tộc Mường vùng Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tồn tại hàng trăm năm nay.
Giữa lòng TP. Hồ Chí Minh, đô thị hiện đại phát triển bậc nhất cả nước, những thành viên của LCB "Giai điệu Phương Nam" vẫn luôn hết mình với tình yêu âm nhạc dân tộc, điều đó cho thấy, người trẻ không hề thờ ơ với âm nhạc dân tộc trong bối cảnh các dòng nhạc trẻ đang "làm mưa, làm gió" trên thị trường.
Ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), có gia đình nghệ nhân ưu tú Đinh Thị Hiền đã và đang giành trọn tình yêu cho văn hóa dân tộc. Các thành viên trong gia đình đều là nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm, đan lát của làng; là những người "truyền lửa" giúp cộng đồng giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa của đồng bào Ba Na.
Sắc màu 54 -
Phạm Thị Phương Thái – Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) -
20:15, 01/03/2025 Người Lô Lô đen, một nhánh thuộc dân tộc Lô Lô - là một trong những dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống chủ yếu tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa bản sắc dân tộc. Trong đó, trang phục truyền thống là điểm nhấn độc đáo.
Nhằm thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2023 - 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai vừa có kết quả điều tra tại 14/17 địa phương trên địa bàn. Kết quả, tỉnh Gia Lai hiện có 494 câu lạc bộ, đội cồng chiêng, đội văn nghệ dân gian có sử dụng cồng chiêng (gọi tắt là đội) với trên 16.200 thành viên.
Ngày 1/3, tại nhà rông Kon Klor, Phòng Giáo dục và Đào tạo Tp. Kon Tum (Kon Tum) tổ chức Liên hoan cồng chiêng, múa xoang, thi trang phục thổ cẩm dành cho học sinh lần thứ 7 năm 2025.
Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai có hiệu quả Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các DTTS được khôi phục và bảo tồn hiệu quả, tạo ra những sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch, nâng cao đời sống Nhân dân.
Từ ngày 1 đến ngày 31/3, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), sẽ diễn ra các hoạt động tháng 3 với chủ đề “Tuổi trẻ với văn hóa truyền thống” với các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa gắn với tình yêu và trách nhiệm của thế hệ trẻ với văn hóa dân tộc, cùng với các lễ hội và hoạt động dân ca, dân vũ mang không khí của mùa Xuân, sức trẻ góp phần thu hút khách du lịch, kết nối quảng bá du lịch văn hóa địa phương, vùng miền.
Xã Thanh An, huyện Minh Long, Quảng Ngãi không chỉ có Thác Trắng hùng vĩ mà còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo của người Hrê. Giữa núi rừng ấy có bà Đinh Thị Đơ lặng lẽ gìn giữ từng làn điệu dân ca, tiếng đàn, nghề thủ công cổ truyền. Cả cuộc đời bà gắn bó với văn hóa Hrê bằng niềm say mê bền bỉ và tình yêu sâu nặng.
Trong không khí sôi động tại Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu năm 2025, trong 2 ngày 26 - 27/2, tại sân vận động xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã diễn ra các nghi lễ cùng nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian đặc sắc.
Trong tháng Ramưvan, cộng đồng Chăm Bini hướng về cội nguồn thực hiện các nghi lễ tảo mộ, cúng cơm cho tổ tiên. Đây là dịp để gia đình sum họp, cùng nhau chung vui và thưởng thức các món ăn truyền thống. Nét đẹp trong bản sắc văn hoá đã được cộng đồng Chăm gìn giữ và phát huy từ bao đời nay.
Sáng 27/02/2025, tại nghĩa trang Văn Lâm thuộc xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, hàng ngàn người dân từ các làng Chăm đến thực hiện tảo mộ, đây là nghi lễ quan trọng trong dịp Tết Ramưwan. Lễ tảo mộ là hình thái tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni trên địa bàn bàn tỉnh Ninh Thuận. Lễ tảo mộ diễn ra vào những ngày cuối tháng 8 theo Hồi lịch, tháng Ramưwan.
Với đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Tết Ramưwan là một trong những dịp lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong năm. Đây không chỉ là thời điểm để con cháu bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ tổ tiên, mà còn là dịp để cộng đồng người Chăm cùng nhau sum vầy, thắt chặt tình đoàn kết và gìn giữ, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã được hun đúc qua bao thế hệ.
Sắc màu 54 -
Minh Nhật - Văn Hoa -
09:37, 27/02/2025 Tối 26/2, tại sân vận động xã Nà Hẩu, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ cúng rừng” của người Mông, xã Nà Hẩu.
Tỉnh Kon Tum có 7 dân tộc tại chỗ, gồm: Ba Na, Gia Rai, Gié Triêng, Xơ Đăng, Brâu, Rơ Măm và Hrê. Đối với các dân tộc tại chỗ, làng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của họ. Theo thời gian, không gian của các làng đã có sự thay đổi nhưng nhìn chung vẫn còn giữ những nét riêng biệt vốn có, tạo nên một không gian văn hóa độc đáo.