Lễ hội Cầu mùa (Lễ Cầu mùa) của người Dao Lô Gang huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã có truyền thống từ lâu đời, được duy trì và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Hiện nay, Lễ hội được huyện đưa vào danh sách bảo tồn nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.
Sáng ngày 14/3, tại xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang đã diễn ra khai mạc Lễ hội Kỳ Yên Đình thần Hòn Chông lần thứ 123 (1902–2025). Đây là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, được công nhận vào năm 2011.
Lễ Cầu an, cầu phúc là một sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiêt với cộng đồng người Tày ở miền núi phía Bắc. Lễ được tổ chức vào cuối tháng Giêng đầu tháng 2 âm lịch hằng năm. Đây là dịp để mọi người tụ họp, giao lưu thể hiện niềm thành kính với thần linh, tổ tiên, biểu đạt ước vọng trong sáng về một cuộc sống hạnh phúc, an bình, no ấm.
Ngày 14/3, UBND tỉnh An Giang tổ chức Họp báo thông tin về việc tổ chức Lễ đón Bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025.
Sắc màu 54 -
Tào Đạt - Như Tâm -
16:11, 13/03/2025 Lễ hội Chrôi Rum Chếk (Lễ hội Phước Biển) của đồng bào Khmer tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Quyết định và Bằng chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là lễ hội mang đậm những nét đặc sắc của các lễ hội đình, miếu Nam Bộ, với nhiều hoạt động đặc sắc.
Tăng cường các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Tuyên Quang đến với các tầng lớp Nhân dân không chỉ ở địa phương, mà còn trên địa bàn cả nước, vừa qua, Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La năm 2025.
Ngày 12/3, UBND huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk lần thứ 4, tại hồ Lắk thơ mộng. Tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Phú Hùng; Đại sứ Lễ hội Cà phê lần thứ 9 - Hoa hậu H’Hen Niê; đại diện các sở, ngành; lãnh đạo huyện, phòng, ban, tổ chức và đông đảo người dân, du khách.
Không chỉ giỏi nghề đan lát, già A Nuông còn là kho báu sống của đồng bào Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) khi am hiểu sâu sắc về phong tục, tập quán, văn hóa của buôn làng. Ông nắm rõ hát giao duyên, hát kể sử thi, biết đánh cồng chiêng và đã truyền dạy kỹ năng diễn tấu cồng chiêng cho lớp trẻ trong làng.
Trước những biến chuyển của thời gian, các lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai tưởng như đang dần mai một. Với sự nỗ lực của Nhân dân, chính quyền địa phương và đặc biệt là nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719, đã tạo sợi dây kết nối bền bỉ gìn giữ văn hóa, xuyên suốt qua bao thế hệ.
Sắc màu 54 -
T.Nhân - H.Trường -
16:35, 12/03/2025 Mang trong mình khát vọng giữ cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của cha ông mãi trường tồn, từ 12 tuổi cô gái Phạm Thị Y Hòa (34 tuổi), dân tộc Hrê ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã theo mẹ, theo bà học nghề. Qua bao năm tháng dày công học nghề cùng với sự sáng tạo, nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu khách hàng, Y Hòa đã làm ra được nhiều loại sản phẩm từ thổ cẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường thu hút được nhiều khách hàng. Đặc biệt, thổ cẩm làng Teng của Y Hòa cũng đã được quảng bá ra thế giới...
Trải qua bao khó khăn, vất vả, đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum) luôn chung tay xây dựng cuộc sống ấm no, quê hương giàu đẹp. Tiếp nối các thế hệ đi trước, những nét đẹp văn hóa truyền thống trong cộng đồng hôm nay vẫn được gìn giữ và giờ đây đồng bào Xơ Đăng đã biết phát huy những giá trị văn hóa truyền thống ấy với cảnh quan thiên nhiên để làm du lịch.
Hưởng ứng Lễ hội Cà phê lần thứ 9, ngày 12/3, UBND huyện Buôn Đôn tổ chức Hội voi Buôn Đôn năm 2025. Tham dự có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái; Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 Đinh Thị Hoa và đại diện các sở, ngành.
Sắc màu 54 -
Tuyết Mai - Hoàng Như -
07:07, 12/03/2025 Mỗi độ Xuân về, khắp các làng bản ở Lạng Sơn lại rộn ràng tiếng hát dân ca, tiếng đàn Tính vang vọng. Góp phần giữ gìn, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống ấy là các nghệ nhân dân gian - những người không ngừng “tiếp lửa” đam mê di sản trong cộng đồng.
Sắc màu 54 -
Quang Vũ - Vũ Mừng -
06:05, 12/03/2025 Cũng như cộng đồng các dân tộc anh em khác, phong tục cưới hỏi của người Nùng Dín (nhóm địa phương thuộc dân tộc Nùng) không chỉ là việc kết duyên đôi lứa, mà còn là nghi lễ quan trọng, minh chứng cho sự trưởng thành của con người, là cầu nối hạnh phúc lứa đôi, góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngày 11/3, đồng bào Ba Na làng Hrách (xã Đak Kơ Ning, huyện Kông Chro, Gia Lai) tổ chức Lễ Sơmă Kơcham (mừng năm mới) tại nhà rông của làng. Hoạt động do Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Kông Chro hỗ trợ, nhằm khuyến khích đồng bào Ba Na gìn giữ và phát huy các lễ hội truyền thống.
Với chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc - Cà Mau 100 năm hình thành và phát triển”, tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động tại Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc năm 2025, diễn ra từ ngày 11 - 17/3, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.
Sắc màu 54 -
Ngọc Ánh (tổng hợp) -
15:42, 11/03/2025 Mùa Xuân, với không khí mát mẻ và vẻ đẹp của thiên nhiên, là thời điểm lý tưởng để các lễ hội truyền thống của đồng bào các DTTS diễn ra.
Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, con cái sinh ra đều thuộc về dòng tộc bên mẹ. Tín ngưỡng thờ Po Ina Nagar là một tập quán thờ mẫu giúp gắn kết cộng đồng và bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa của người Chăm.
Chiều 10/3, ngư dân xã Nhơn Hải (Tp. Quy Nhơn, Bình Định) tổ chức Lễ hội Cầu ngư theo tín ngưỡng văn hóa thờ cá voi (cá Ông, thần Nam Hải). Lễ hội được tổ chức nhằm kính ngưỡng công đức thần Nam Hải, tri ân các bậc tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, ngư dân ra biển khai thác thủy sản được mùa bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.
Trải qua mấy trăm năm tồn tại, tục thờ Thần đã trở thành văn hóa tín ngưỡng của người dân Nam Bộ. Trong đó, tục Kỳ Yên là cổ lệ lớn nhất, nơi để người dân phương Nam cầu nguyện một cuộc sống no đủ. Từ tháng Giêng cho đến tháng Tư, khi cứ vào độ trăng tròn tỏa sáng là xóm làng khắp Nam Bộ thay nhau rộn ràng thượng Lễ Kỳ Yên. Trẻ em xúng xính áo mới, người lớn tươm tất y phục chỉnh tề, tụ hội về đình làng cùng nhau khai hội.