Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên.
Xã Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình) có hơn 3 ngàn người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Mông vẫn lưu giữ được nghề làm giấy giang độc đáo, không chỉ phục vụ cho tín ngưỡng, đời sống văn hóa mà từ giấy giang, người Mông nơi đây còn sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch.
Tối 24/4, tại phố cổ Đồng Văn, UBND huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã tổ chức khai mạc Lễ hội Khèn Mông lần thứ X, năm 2025 với chủ đề: Tiếng khèn gọi bạn.
Từ ngày 30/4 đến 4/5, tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) sẽ diễn ra Hội Kiêng Gió - lễ hội văn hóa tâm linh đặc sắc của đồng bào Dao Thanh Phán. Điểm nhấn năm nay là Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa “Tục Kiêng Gió của người Dao tại xã Đồng Văn” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Không đơn thuần chỉ là nơi mua bán, chợ phiên A Lưới (TP. Huế) còn chứa đựng kho tàng văn hóa truyền thống. Những nông sản vùng cao hay tấm vải dệt zèng, chiếu Âmber và cả những điệu múa Aza trong đêm hội chợ phiên... đều chứa đựng những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Lớn lên trong gia đình nghèo ở bản Pi Re (huyện Đakrông, Quảng Trị), Hồ Thị Khánh Huyền là cô bé người Pa Cô (thuộc dân tộc Tà Ôi) đã tỏa sáng với vẻ đẹp trong trẻo, tinh thần vượt khó và đam mê thời trang. Từ sàn diễn Miss Baby Vietnam đến hành trình quảng bá văn hóa Pa Cô trên mạng xã hội, em đang viết tiếp giấc mơ mang bản sắc bản làng vươn xa.
Giữa buôn Lê, thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk), trong căn nhà sàn đẹp đẽ với nhiều chiêng, ché và trống cổ, có một báu vật nằm lặng lẽ – không có tên trong bất kỳ hồ sơ khảo cổ hay danh mục di sản nào. Đó là bộ đàn đá cổ gồm 9 thanh, phát ra âm thanh ngân vang như tiếng suối đêm, được nghệ nhân Ay Thọ cất giữ suốt hơn 20 năm qua.
Trong khuôn khổ của Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025, chiều 23/4 (tức ngày 26/3 âm lịch), các hộ dân trong thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) đã tổ chức Lễ dâng hương, tỏ lòng tưởng nhớ về câu chuyện tình yêu cảm động của Chàng Ba và Nàng Út tại Miếu Ông, Miếu Bà.
Trong 2 ngày 22 - 23/4, tại xã Ia Trok, huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa tổ chức Lớp bồi dưỡng, tập huấn “Truyền dạy kỹ thuật chế biến rượu ghè truyền thống của người Gia Rai”.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025, sáng nay (23/4) tại thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Giải chạy việt dã - Du lịch xanh và Hội thi tiếng hót chim họa mi. Hai sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.
Tối 22/4, tại Quảng trường Trung tâm huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025 với chủ đề: “Khâu Vai ngày trở lại”.
Bao đời nay, nghề trồng bông, dệt vải đã trở thành nét đẹp trong đời sống của người La Chí, xã Bản Phùng, tỉnh Hà Giang. Từ những dụng cụ thô sơ, thông qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ La Chí đã tạo ra những sản phẩm dệt với hoa văn phong phú, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nhiều tư liệu, hiện vật được trưng bày tại Triển lãm "Non sông liền một dải" tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã mang đến những thông tin quý về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc cho đến ngày thống nhất đất nước của dân tộc ta.
Sáng 22/4 tại Trường PTDT nội trú THCS&THPT Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), Ban Tổ chức Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai tỉnh Hà Giang tổ chức khai mạc Hội thi trình diễn trang phục các dân tộc huyện Mèo Vạc năm 2025. Đây là hoạt động mở đầu Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025.
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở làng Kei Joi, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), ông A Biu, già làng, Người có uy tín được dân làng xem là bậc thầy trong việc gìn giữ các nghề truyền thống và cồng chiêng. Bởi ông đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Trang phục truyền thống của phụ nữ người Dao đỏ ở Hà Giang thực sự là một tác phẩm nghệ thuật, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Chuyến tham quan Kon Tum của các nghệ nhân dân tộc thiểu số Quảng Ngãi cách đây chưa lâu không chỉ mở ra góc nhìn mới về bảo tồn văn hóa mà còn khơi dậy tinh thần học hỏi, kết nối cộng đồng. Niềm vui trước thông tin sáp nhập tỉnh càng tiếp thêm động lực để người dân hai bên xích lại gần nhau hơn. Một làn gió mới đang thổi vào vùng cao, từ văn hóa đến du lịch.
Những ngày tháng 4/2025, nhiều con đường, khu trung tâm TP. Hồ Chí Minh rực rỡ màu cờ Tổ quốc. Hòa chung không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), giới trẻ Thành phố đã nhanh chóng "bắt trend", đến các tuyến đường trung tâm Quận 1, những quán cà phê, con hẻm được trang hoàng cờ đỏ sao vàng rực rỡ để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ và lan tỏa niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước.
Tại Nhà Văn hóa dân tộc Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vừa diễn ra Lễ hội Yang va (cúng thần Lúa) của đồng bào dân tộc Chơ Ro, huyện Châu Đức năm 2025.
Đã bao đời nay, làn điệu Then – đàn Tính mộc mạc- hồn cốt của người Tày ở Tràng Lương, TP. Đông Triều (Quảng Ninh) vẫn ngân vang giữa núi rừng. Góp phần cho mạch nguồn văn hóa dân tộc trường tồn, hơn 8 năm qua, Câu lạc bộ hát Then – đàn Tính xã Tràng Lương đã âm thầm giữ gìn và lan tỏa di sản văn hóa truyền thống giữa nhịp sống hiện đại.