Mưa xứ Huế không chỉ gợi nỗi buồn man mác mà còn đánh thức những ký ức ẩm thực rất riêng của vùng đất cố đô. Trong những ngày mưa dầm, Huế chẳng thiếu sơn hào hải vị, nhưng người Huế lại tìm về những món ăn dân dã, bình dị. Không chỉ để ấm bụng, những món ăn ấy còn gói ghém cả một nếp văn hóa, một tinh thần sống thong dong, chậm rãi, tỉ mỉ và tinh tế của người Huế.
Sinh ra và lớn lên tại Bình Sơn, một huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Ngãi, nhưng ông Đặng Quang Long (50 tuổi) lại có niềm đam mê đặc biệt với văn hóa vùng cao, nhất là các nhạc cụ truyền thống của đồng bào DTTS. Hơn 7 năm lặn lội nhiều vùng đất khác nhau, ông đã sưu tầm được hàng chục bộ chiêng, nhiều nhạc cụ, đồ vật gắn liền với đời sống văn hóa của đồng bào Co, Xơ Đăng, Hrê…
Đến với xã vùng cao Quảng Đức, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, nếu đúng dịp, bạn sẽ được tham dự Lễ hội Sóng Mun. Đây là lễ hội truyền thống lâu đời có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người Dao Thanh Y tại mảnh đất vùng cao nơi đây.
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), cuối năm 2024, Nhóm cộng đồng bảo tồn nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống dân tộc Cơ Lao thôn Tà Chải, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang được thành lập với 12 thành viên. Mô hình không chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống của dân tộc Cơ Lao mà còn tạo việc làm, góp phần xóa nghèo, phát triển kinh tế địa phương.
Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền khác nhau thì nét đặc trưng văn hóa của dân tộc lại được thể hiện trong đời sống một cách khác nhau, dù vẫn có điểm tương đồng. Đối với người Mông ở Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Lễ hội Gầu Tào là “món ăn tinh thần” vừa quen thuộc, vừa mới lạ.
Ngày 1/4, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận phù điêu Kala Núi Bà là Bảo vật Quốc gia.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa tổ chức trưng bày, giới thiệu hàng trăm hiện vật, tư liệu lịch sử phục vụ du khách tới thăm quan.
Từ nay đến trước ngày 25/12/2025, UBND tỉnh Cao Bằng sẽ hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan thường trực Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ, để đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 6.
Từ ngày 21/3 đến 3/4, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức Triển lãm Di sản nghề khảm xà cừ tại IDECAF (31 Thái Văn Lung, Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Ngày 31/3 (tức ngày 3/3 năm Ất Tỵ), UBND phường Hàm Rồng (Tp. Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả, làng Đông Sơn, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến chiêm bái.
Trải qua hơn 100 năm cây cà phê có mặt tại Đắk Lắk, người Ê Đê trên vùng đất bazan này đã sáng tạo ra cách pha chế cà phê ngon, độc đáo, mang đặc trưng riêng. Đó không chỉ là “bí quyết” pha chế cà phê ngon mà còn là văn hóa thưởng thức cà phê của người Ê Đê.
Phế tích tháp Chăm ở xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Gia Lai khai quật khảo cổ học hai lần vào các năm 2023 và 2024. Đặc biệt, trong lần khai quật lần thứ hai, các nhà khảo cổ đã phát hiện được “Hố thiêng” với phần trung tâm nằm trong khung hình tròn, được tạo dựng bằng các viên gạch xếp thành hình chữ Vạn cùng nhiều hiện vật có giá trị.
Dù ra đời trong thời điểm hoạt động bưu chính truyền thống như viết thư tay và bưu kiện dần thoái trào tại Việt Nam, bộ tem "Cộng đồng các Dân tộc Việt Nam" vẫn khẳng định sức hút mạnh mẽ. Không chỉ là báu vật với những người yêu tem, mà với bất kỳ ai trân trọng giá trị văn hóa dân tộc, đây chính là một bộ nhận diện sống động, trực quan nhất về 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S – một tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ với giá trị bền vững theo thời gian.
Chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Chùa có bề dày lịch sử, chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) hơn chục cây số. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Tây Nguyên do lối kiến trúc độc đáo và khung cảnh yên bình.
Sáng 21/3, tại Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025, kỷ niệm 1.777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
Trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Mường, cây bông có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó không chỉ là sản phẩm được làm nên từ những đôi bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú của các thế hệ người dân bản mường. Hơn hết, cây bông được xem là biểu tượng, linh hồn của lễ hội truyền thống, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của đồng bào dân tộc Mường.
Ngày 19/3, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Viện Ngôn ngữ học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo Công bố bộ chữ viết Cơ Tu.
Mo Mường là hoạt động diễn xướng dân gian được thể hiện trong các nghi lễ gắn với đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Mường. Không gian tổ chức các hoạt động diễn xướng và lời mo được diễn ra trong đời sống cộng đồng và trong từng gia đình tổ chức một nghi lễ. Theo thời gian, cơ hội thực hành, gìn giữ những giá trị văn hóa độc đáo của Mo Mường đang dần bị thu hẹp, cần sớm có những giải pháp để bảo tồn, phát huy.
Ngày 18/3, tại huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Mường Lát khai mạc Lớp tập huấn “Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ dân tộc Dao huyện Mường Lát, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021 - 2030”, năm 2025.
Lễ Cầu an, cầu phúc là một sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiêt với cộng đồng người Tày ở miền núi phía Bắc. Lễ được tổ chức vào cuối tháng Giêng đầu tháng 2 âm lịch hằng năm. Đây là dịp để mọi người tụ họp, giao lưu thể hiện niềm thành kính với thần linh, tổ tiên, biểu đạt ước vọng trong sáng về một cuộc sống hạnh phúc, an bình, no ấm.