Ngày 28/2, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức Hội làng Bằng Cả 2025 gắn với Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ cấp sắc người Dao Thanh Y, Lễ Mừng cơm mới của người Tày và Lễ đón nhận xã Bằng Cả đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Tỉnh Kon Tum có 7 dân tộc tại chỗ, gồm: Ba Na, Gia Rai, Gié Triêng, Xơ Đăng, Brâu, Rơ Măm và Hrê. Đối với các dân tộc tại chỗ, làng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của họ. Theo thời gian, không gian của các làng đã có sự thay đổi nhưng nhìn chung vẫn còn giữ những nét riêng biệt vốn có, tạo nên một không gian văn hóa độc đáo.
Một hang động đẹp trên núi Piềng Có Noóng, thuộc huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa được người dân phát hiện trong quá trình làm nương rẫy.
Sáng 24/2 (tức 27 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Ban Tổ chức Lễ hội phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội Đầu pháo Kỳ Lừa năm 2025. Đây là điểm nhấn đặc sắc trong Lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Lừa (Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia).
Sáng 21/2, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu Khảo sát, Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) triển khai Dự án trùng tu khu tháp E, F trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, giai đoạn 2025-2029.
Theo kế hoạch, UBND huyện Văn Yên sẽ tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ Cúng rừng” của người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái từ ngày 26 - 27/02/2025 (tức ngày 29 - 30 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên.
Lịch Tre hay còn được gọi là lịch Đoi/Roi của người Mường Hòa Bình. Lịch Tre có vai trò đặc biệt trong cuộc sống cộng đồng người Mường, là khối tài sản về tri thức dân gian vô giá. Tất cả mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày, phong tục, nghi lễ, lễ hội của cộng đồng, những việc quan trọng của mỗi người, mỗi gia đình người Mường ở Hòa Bình đều dựa vào cách tính cát, hung của bộ Lịch Tre.
Nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025, đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức Lễ Hát múa ăn mừng dưới cây Bông (Kin chiêng Boọc Mạy).
Thông tin từ Vườn quốc gia Xuân Liên cho biết, với mục tiêu bảo tồn và phát triển các loài trong họ cầy (Viverridae), trong thời gian qua, cơ quan chức năng đã tiến hành 8 đợt điều tra thực địa với 8 đợt đặt bẫy ảnh được thiết lập trong khu vực nghiên cứu, phát hiện nhiều loài cầy, động vật quý hiếm.
Tối 12/2, tại quận Hải An (TP. Hải Phòng) đã tưng bừng khai mạc Lễ hội Từ Lương Xâm và đón nhận Bằng xếp hạng Cụm di tích Từ Lương Xâm - căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 là Di tích quốc gia đặc biệt.
Ngày 7/2, tại xã Nhơn Lý (Tp. Quy Nhơn, Bình Định) UBND thành phố Quy Nhơn phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý.
Trong không khí tưng bừng của mùa Xuân, những điệu múa dân gian, dân vũ mang đậm bản sắc văn hóa của từng vùng, miền lại càng thêm phần rực rỡ, sống động. Những điệu múa dân gian là linh hồn, bản sắc văn hóa của các DTTS ở Việt Nam. Dưới đây là một số loại hình múa dân gian đặc trưng ở vùng đồng bào DTTS.
Đàn đá là nhạc cụ độc đáo có giá trị lớn về khảo cổ, âm nhạc và văn hóa của người Mnông ở Đắk Nông. Người Mnông xưa quan niệm rằng, thanh âm đàn đá là phương tiện kết nối giữa con người với thần linh. Trải qua bao thế kỷ, đàn đá không đơn thuần chỉ là nhạc cụ giải trí, mà còn mang giá trị văn hóa gắn với đời sống tâm linh, phong tục và nghi lễ của người Mnông.
Trong tinh hoa võ học Việt Nam có 8 bài quyền nổi tiếng là Long quyền, Hổ quyền, Phụng quyền, Kê quyền, Xà quyền, Hạc quyền, Hầu quyền và Nhạn quyền. Xà quyền không chỉ là một trong 8 bài quyền nổi tiếng mà còn là một trong Tứ hình quyền của võ cổ truyền Bình Định. Trong đó, các tính năng đặc dị của bài Xà quyền được đánh giá là bài võ độc đáo với những chiêu thức tuyệt diệu, có sức chiến đấu cao.
Then nghi lễ có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Tày ở huyện vùng cao Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Vào mỗi dịp cuối năm hay đầu năm mới, nghi lễ Then (“lẩu Then”) giải hạn và cầu phúc lại được tổ chức nhiều và ngày càng chu đáo hơn.
Múa trống đu là một di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường ở Phú Thọ. Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Mường mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Hiện nay, múa trống đu đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa phổ biến của người Mường trong các dịp hội hè, lễ Tết, mừng nhà mới, cầu mùa, mừng thọ… Di sản này đã được Dự án 6 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) hỗ trợ kinh phí để bảo tồn, truyền dạy, phát huy trong cộng đồng.
Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 đang đến rất gần. Những ngày này, nhiều trường học từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS của tỉnh Quảng Ninh đã và đang tổ chức các chương trình ngoại khóa giáo dục học sinh về những nét văn hóa truyền thống Tết cổ truyền của dân tộc. Các chương trình, hoạt động tổ chức phù hợp với từng cấp học, vùng miền, đa dạng về nội dung, hình thức.
Những bản làng được mệnh danh là “xứ sở nhà sàn”, những Lễ hội Mường Ham, Lễ hội đền Choọng, Lễ hội bốc Mó… đang được Quỳ Hợp (Nghệ An) nâng niu, gìn giữ. Đó không chỉ là sự nối tiếp của hành trình xây dựng Quỳ Hợp thành huyện điểm văn hóa miền núi và DTTS trong giai đoạn 2001-2011; mà còn là “vốn quý” làm nên bản sắc riêng cho vùng đất Mường Ham cổ xưa.
Tùy vào điều kiện kinh tế, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo khác nhau, không cần mâm cao cỗ đầy nhưng cần thể hiện được tấm lòng thành kính của gia chủ.
Nghề trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, Lễ hội xôi Phú Thượng và Lễ hội đền Đồng Cổ (quận Tây Hồ) cũng vinh dự được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.