Những năm qua, mô hình “du lịch cộng đồng” tại Hà Giang có bước phát triển mạnh mẽ, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Nhờ đó mà đời sống kinh tế - xã hội của vùng đất Hà Giang có nhiều khởi sắc. Có thể nói, Hà Giang là một hình mẫu về sự thành công của phát triển du lịch cộng đồng ở nước ta.
Những năm qua, học sinh, sinh viên DTTS của tỉnh Khánh Hòa theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học luôn được các cấp, ngành, địa phương quan tâm. Qua đó, góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các huyện miền núi.
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 27 - 29/1/2023 (tức ngày mùng 6, 7, 8 tháng Giêng năm Quý Mão) tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, với rất nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao, trò chơi dân gian với nội dung phong phú, mang đặc sắc của nền văn hóa đất cổ Mường Bi.
Thời gian qua, 206 cá nhân được công nhận là Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã đóng vai trò cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với gần 199.000 người DTTS đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Học chữ để thay đổi cuộc sống là nguyện vọng nhiều học viên tại các lớp xóa mù chữ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Từ đó, năm 2022, toàn huyện đã mở 7 lớp xóa mù chữ, 7 lớp sau biết chữ và 1 lớp phổ cập THCS từng bước nâng cao trình độ cho người dân.
Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được đánh giá sẽ là “cú hích” phát triển cho đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn cả nước. Tại tỉnh Điện Biên, mặc dù mới được triển khai, song Chương trình đã và đang góp phần thay đổi diện mạo khu vực vùng cao, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Xác định thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh - quốc phòng, Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang đã chủ động tham mưu, cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các chính sách dân tộc vào thực tiễn địa phương, góp phần đẩy mạnh phát triển KT-XH, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng đời sống văn hóa trong đồng bào các DTTS.
Xuân này, đồng bào DTTS đang sinh sống tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rất phấn khởi, vì các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, kịp thời, qua đó góp phần giúp đồng bào DTTS và miền núi ổn định cuộc sống.
Tết Nguyên đán từ lâu đã trở thành cái tết chung, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em. Vào những ngày này, trong từng phum, sóc, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng đang tưng bừng đón Tết. Cuộc sống mới với nhiều đổi thay trên những vùng quê đã mang lại nhiều niềm vui cho đồng bào dân tộc Khmer trong dịp Tết đến, Xuân về.
Với việc triển khai hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội... vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô hiện đã có nhiều thay đổi rõ nét và đầy ấn tượng. Đón năm mới 2023, mừng Xuân Quý Mão, ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Hà Nội đã có những chia sẻ với Báo Dân tộc và Phát triển xung quanh những thành tựu vượt bậc vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô cũng như những định hướng phát triển vùng trong thời gian tới.
Những ngày giáp Tết Quý Mão 2023, có dịp về thăm vùng chuyên canh rau màu ở các huyện Mỹ Xuyên, Thạnh Trị và thị xã Vĩnh Châu… chứng kiến niềm vui, phấn khởi trên khuôn mặt sạm nắng của đồng bào Khmer bên những ruộng hành, vườn rau, dưa leo…, nghe họ kể chuyện vui, buồn trong mỗi mùa sản xuất, càng thấm hơn sự cảm nhận về giá trị niềm tin, sức lao động của những nông dân miền sông nước Sóc Trăng.
Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã huy động mọi nguồn lực tập trung hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là hộ nghèo và cận nghèo đồng bào DTTS phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, huyện Văn Yên (Yên Bái) được giao tổng nguồn vốn 203,976 tỷ đồng. Những dự án được triển khai trong năm 2022 đã góp phần động viên đồng bào DTTS ở các địa phương trong huyện tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tham gia xây dựng nông thôn mới…
Để phục vụ xây dựng công trình Thủy điện Tuyên Quang, năm 2004, có 58 hộ đồng bào dân tộc Mông, xã Thúy Loa, huyện Na Hang đã “nhường đất” chuyển về sinh sống tại bản tái định cư đồng bào dân tộc Mông.
Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào DTTS các tỉnh Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ, lan tỏa rộng khắp đến tận các buôn làng vùng sâu, vùng xa.
Nghề đan lát của bà con dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng hiện vẫn được lưu truyền ở nhiều địa phương trong tỉnh. Với người dân xã Tự Do (Quảng Hòa), giữ gìn nghề đan lát truyền thống của dân tộc là giữ lại nét sinh hoạt mang giá trị văn hóa của cha ông.
Làng Cà Hom – Bến Bạ của đồng bào Khmer xã Hàm Tân (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) gần 100 năm qua vẫn duy trì nghề dệt chiếu truyền thống và giúp người dân có cuộc sống ổn định, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giàu từ nghề dệt chiếu.
Những năm qua, Người có uy tín huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk không những phát huy tốt vai trò cầu nối của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, mà còn góp công lớn trong việc tuyên truyền đẩy lùi hủ tục trong đồng bào DTTS, nhất là nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyến thống.
Tết Nguyên Đán đang đến rất gần, việc chung tay chăm lo Tết cho người nghèo, người dân tộc thiểu số khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang được tích cực đẩy mạnh. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa của các cấp, ngành, địa phương, nhà hảo tâm trong toàn tỉnh Quảng Ninh với mục tiêu: “Không ai không có Tết, không ai bị bỏ lại phía sau”.
Thời gian qua, với vị trí địa lý thuận lợi cũng như vị thế chính trị của mình, phường Nam Sơn đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch đã đề ra, đời sống của nhân dân được ổn định, tình hình an ninh - quốc phòng được giữ vững, bộ mặt nông thôn được đổi mới.