Sơn Thủy Su Phol (22 tuổi, người Khmer, quê Trà Vinh), sinh viên Trường Đại học Cần Thơ đam mê công việc thiện nguyện. Cô đã đăng ký hiến tạng sau khi qua đời để giúp người.
Vừa qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Sê (Gia Lai) đã phối hợp với Huyện đoàn Chư Sê tổ chức thăm hỏi, động viên và khen tặng em Siu Sam Ban (lớp 6A2, Trường TH và THCS Nguyễn Du, xã Dun) vì đã có hành động dũng cảm cứu 2 em nhỏ khỏi đuối nước.
Nhắc đến Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), người ta không quên nhắc đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
Những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Trà Vinh đã và đang thể hiện tinh thần trách nhiệm với Đảng, Nhà nước và cộng đồng, gắn bó với Nhân dân. Người có uy tín thể hiện rõ vai trò hạt nhân, là nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS.
Nhằm ghi nhận, biểu dương những đóng góp to lớn của đồng bào DTTS, ngày 19/5, huyện Văn Yên sẽ tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong đồng bào DTTS huyện Văn Yên năm 2022.
Với niềm đam mê bất tận về âm nhạc dân tộc, chàng trai dân tộc Gia Rai - Siu Thưm (SN 1983, làng 50, Tp. Pleiku, Gia Lai) không chỉ tài năng trong hát dân ca, chơi nhạc cụ, mà còn thành lập một đội cồng chiêng, truyền dạy âm nhạc, trình diễn trong các lễ hội. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc đang dần mai một trong thế hệ trẻ.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 2 - năm 2023 tại TP Hồ Chí Minh vừa qua có sự đồng hành của 10 Đại sứ văn hóa đọc. Trong đó, em Bùi Lưu Bảo Khánh (SN 2009), học sinh lớp 8, trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (quận Gò Vấp) là đại sứ nhỏ tuổi nhất và cũng gây nhiều ấn tượng với mọi người.
Từ nhiều năm nay, bằng những việc làm cụ thể, Người có uy tín Triệu Văn Lan (sinh năm 1955) đã có những đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng nông thôn mới và giữ gìn văn hóa truyền thống của bà con thôn Khuổi Hắp, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia (Lạng Sơn).
Ở huyện vùng biên Ngọc Hồi (Kon Tum), dòng họ Xiêng Var và Xiêng Thanh (dân tộc Gié Triêng) đang được vang danh với truyền thống hiếu học, đặc biệt là tinh thần tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác để trở thành người có ích cho xã hội của các thế hệ con cháu tiếp nối nhau trong dòng họ.
Hết lòng với công tác bảo tồn, lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, già làng Y Xuyên được ví như cây đại thụ ở bon Ja Răh, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Không chỉ tích cực giữ gìn, mà già còn truyền nhiệt huyết cho thế hệ trẻ để họ hiểu và cùng gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mnông.
“Đầu những năm 90 trở về trước, đất Tênh Phông còn bạt ngàn cây thuốc phiện. Nhà nhà trồng, người người hút. Không ai ngờ được rằng, chỉ chục năm sau, những mảnh nương từng trồng thứ cây giết người ấy đã được phủ kín bằng thảo quả”, ông Vừ Khua Xá, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên bộc bạch.
Cuộc đời đầy những khốn khó và thử thách, nhưng người phụ nữ Tà Ôi ấy đã nỗ lực vượt qua để làm công tác dân tộc và mong cho người dân được sung túc, đủ đầy hơn. Bà là Nguyễn Thị Sửu (Kê Sửu) - người phụ nữ Tà Ôi đầu tiên có học vị Tiến sĩ, từng làm Bí thư Huyện ủy A Lưới, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế và bây giờ là Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chàng trai Và Bá Của ở bản nghèo, xã khó năm nào giờ đã là một cán bộ người dân tộc Mông duy nhất trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp phòng của các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An. Anh đùa vui: Nhìn cũng oai lắm đó. Nhưng với bà con, với đồng bào, mình chỉ là một người con, một công dân nhỏ bé thôi…
Ở thôn Aréh - Đhrồng thuộc xã vùng cao Tà Lu (huyện Đông Giang, Quảng Nam), nhiều năm qua, anh Alăng Thân là một tấm gương Người có uy tín điển hình có nhiều đóng góp cho cộng đồng.
Chiều 26/4, tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, xã Kim Tân, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, thừa ủy quyền của Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, anh Đỗ Duy Nam - Phó Bí thư Tỉnh đoàn đã trao Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho em Kpă Nguyên, học sinh lớp 4C, vì đã có thành tích dũng cảm cứu người bị đuối nước xảy ra vào ngày 28/3, tại khu vực thôn Mơ Năng 2 (xã Kim Tân, huyện Ia Pa).
Yên Hòa nằm trong vùng “bốn yên” của xứ Mường Xủng, thuộc huyện Tương Dương (Nghệ An). Địa thế một thời “tứ tắc”, cùng với đói nghèo, lạc hậu… khiến Yên Hòa như thêm cách trở, biệt lập. Đó là câu chuyện của nhiều năm trước. Nay, Yên Hòa đang phấn đấu về đích nông thôn mới (NTM), góp phần để thực hiện mục tiêu này, nhiều phần việc thanh niên đã được xây dựng, nhiều mô hình kinh tế thanh niên đã hình thành… Dấu ấn ấy, có công sức không nhỏ của nữ thủ lĩnh Đoàn Lô Thị Đài Trang.
Ở vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang có nhiều đóng góp thiết thực trong các phong trào địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Với mong muốn được giúp đỡ những bệnh nhân nghèo khó, điều dưỡng Nguyễn Văn Lâm (sinh năm 1968) - Phó trưởng Trạm Y tế xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã dùng số tiền tích góp của mình để mua xe ô tô rồi tình nguyện làm tài xế chở miễn phí.
Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Bát Xát (Lào Cai) đã thực sự là những nhân tố quan trọng, đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sinh ra và lớn lên ở một xã biên giới khó khăn, ngay từ nhỏ, cậu bé Thào A Khư đã ấp ủ ước mơ trở thành một người chiến sĩ Công an Nhân dân để mang lại bình yên cho quê hương. Nhờ nghị lực, ý chí quyết tâm, giờ đây ước mơ ấy không những trở thành hiện thực mà anh còn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2022 với những chiến công xuất sắc trong công tác.