Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

8X thu hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi ốc bươu đen

T.Nhân - H.Trường - 12:09, 10/06/2025

Từng bươn chải với nhiều nghề khác nhau nhưng thu nhập bấp bênh, anh Lương Giang Châu (37 tuổi, xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đã quyết định trở về quê nhà, dồn hết tâm huyết khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen. Không chỉ thành công với thu nhập gần 300 triệu đồng mỗi năm, anh Châu còn được biết đến là người nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ thanh niên lập nghiệp từ “con siêu đẻ”.

Anh Lương Giang Châu khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi ốc bươu đen.
Anh Lương Giang Châu khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi ốc bươu đen

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, từ nhỏ anh Lương Giang Châu đã yêu thích công việc đồng áng. Sau khi xuất ngũ năm 2007, anh bắt đầu hành trình mưu sinh với đủ loại nghề, từ lái xe múc cho công ty xây dựng đến làm việc trong nhà hàng ở Đà Nẵng.

Tuy nhiên, cuộc sống nơi phố thị không đem lại thu nhập ổn định như mong muốn, anh quyết định trở về quê để tìm hướng đi bền vững hơn. “Vốn yêu thích nông nghiệp và muốn bám đất quê hương, tôi bắt đầu tìm tòi mô hình chăn nuôi phù hợp với đồng ruộng ở quê nhà”, anh Châu kể.

Năm 2015, sau một thời gian dài tìm hiểu, học hỏi từ các trại ốc ở nhiều tỉnh thành, anh mạnh dạn đầu tư gần 300 triệu đồng để đào ao, xây bể xi măng trải bạt thả nuôi hơn 1 tấn ốc bươu đen giống. Mảnh đất chọn nuôi là khu ruộng gần nhà, thuận lợi về nguồn nước. Thế nhưng, do thiếu kinh nghiệm và gặp thời tiết bất lợi, lứa ốc đầu tiên gần như bị thiệt hại hoàn toàn.

Thất bại không làm anh nản lòng, trái lại, anh coi đó là bài học quý báu. “Tôi tham gia nhiều hội nhóm để học hỏi thêm kỹ thuật nuôi ốc. Những sai lầm ban đầu giúp tôi hiểu hơn về cách chăm sóc, tạo môi trường sống phù hợp cho ốc”,  anh Châu chia sẻ.

Khu nuôi ốc của anh Châu.
Khu nuôi ốc của anh Châu

Từ năm 2016 đến năm 2018, anh Châu tiếp tục đầu tư nuôi ốc, lần này bài bản hơn nhờ kinh nghiệm tích lũy và số vốn vay mượn hơn 100 triệu đồng từ người thân, bạn bè. Anh cải tạo lại ao hồ, thả bèo tây để tạo môi trường sống gần giống tự nhiên, giúp ốc phát triển nhanh, ít dịch bệnh. Anh tận dụng tối đa nguồn thức ăn sẵn có như mướp, chuối, rau củ, quả vừa sạch, vừa tiết kiệm chi phí.

“Muốn nuôi ốc thành công thì phải "nuôi nước" trước. Nước sạch là yếu tố then chốt. Bèo vừa làm thức ăn, vừa lọc nước, giữ môi trường ổn định”,  anh Châu nói thêm.

Không dừng lại ở việc nuôi ốc thương phẩm, anh Châu còn chủ động nhân giống, ươm trứng, tạo nguồn ốc giống chất lượng để phục vụ chính mình và bán cho bà con có nhu cầu. Mỗi tháng, anh xuất bán hàng vạn con ốc giống cho các hộ dân ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng… với giá khoảng 3,5 triệu đồng mỗi vạn.

Trứng ốc trong giai đoạn chờ nở.
Trứng ốc trong giai đoạn chờ nở

Bên cạnh đó, ốc thương phẩm của anh cũng có đầu ra ổn định nhờ các nhà hàng, quán ăn ở khu vực miền Trung đặt mua với giá dao động từ 80.000 – 100.000 đồng/kg tùy thời điểm. Mỗi tháng, tổng doanh thu từ việc bán ốc giống và thương phẩm mang về cho anh từ 25 – 30 triệu đồng.

Từ năm 2022, anh Châu bắt đầu chế biến thêm các sản phẩm từ thịt ốc như chả ốc, ram ốc, ốc nhồi ống tre… cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng. Đây không chỉ là hướng đi nâng cao giá trị sản phẩm mà còn giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập.

Với anh Châu, giá trị lớn nhất mà mô hình mang lại không chỉ là con số tiền lãi. Quan trọng hơn, anh tìm thấy niềm vui khi có thể hỗ trợ, hướng dẫn những người trẻ khác cùng phát triển kinh tế ngay tại quê hương.

Mỗi Kilôgam ốc thương phẩm có giá từ 80.000 - 100.000 đồng.
Mỗi kilôgam ốc thương phẩm có giá từ 80.000 - 100.000 đồng

Trong thời gian qua, anh đã phối hợp với nhiều thanh niên ở các địa phương như Quế Sơn, Thăng Bình, thị xã Điện Bàn để chia sẻ kinh nghiệm thả nuôi, chăm sóc và nhân giống ốc bươu đen.

“Chỉ cần ai thực sự có đam mê, tôi sẵn sàng hướng dẫn hết lòng. Với kinh nghiệm của mình, tôi cũng muốn hỗ trợ cho những bạn trẻ muốn khởi nghiệp ở nông thôn, giúp họ cải thiện hơn về kinh tế”, anh Châu bộc bạch.

Hiện tại, mỗi lứa nuôi ốc thương phẩm kéo dài khoảng 4 tháng, trọng lượng đạt trung bình 30 con/kg. Nếu nuôi sinh sản, thời gian sẽ kéo dài thêm 2 – 3 tháng. Với nguồn thức ăn đơn giản, dễ kiếm, chi phí đầu tư thấp, mô hình nuôi ốc bươu đen ngày càng chứng minh được hiệu quả.

Anh Lương Giang Châu sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, mô hình nuôi ốc bươu đen cho những người có cùng đam mê khởi nghiệp.
Anh Lương Giang Châu sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, mô hình nuôi ốc bươu đen cho những người có cùng đam mê khởi nghiệp

Không dừng lại ở thành công hiện tại, anh Châu đang ấp ủ kế hoạch mở rộng quy mô. Anh dự kiến thuê thêm 3ha đất tại phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn) để kết hợp nuôi ốc, cá bống tượng, cá diếc và trồng sen, súng… tạo thành khu sinh thái gắn với du lịch trải nghiệm.

“Khách đến có thể tham quan mô hình nuôi trồng, tự tay hái rau, bắt ốc và thưởng thức món ăn từ ốc ngay tại chỗ. Đây là hướng đi vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa bảo tồn sinh thái và văn hóa ẩm thực vùng quê”, anh Châu chia sẻ kế hoạch.

Ông Nguyễn Viết Tâm – Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Điện Ngọc cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao mô hình của anh Châu. Nếu triển khai tại Điện Ngọc, Hội sẵn sàng hỗ trợ thủ tục, kết nối quảng bá sản phẩm và kêu gọi thanh niên cùng tham gia”.

Từ một người với hai bàn tay trắng, anh Lương Giang Châu đã từng bước khẳng định được mình nhờ mô hình nuôi ốc bươu đen bền vững. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh còn thắp lên ngọn lửa khởi nghiệp cho nhiều người dân nơi anh sinh sống.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty SYRE Impact AB tại Thụy Điển

Bình Định trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty SYRE Impact AB tại Thụy Điển

Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bình Định ngày 13/6, cho biết, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển với chủ đề “Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo” diễn ra chiều 12/6, tại Stockholm (Thuỵ Điển), ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án “Tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester” cho Công ty Syre Impact AB.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.
Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, báo chí luôn đồng hành cùng quá trình triển khai thực hiện các chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, kịp thời tuyên truyền những mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện những vấn đề bất cập, phản ánh kịp thời để các cấp chính quyền vào cuộc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào DTTS. Minh chứng tại tỉnh Kon Tum đã cho thấy điều đó.
Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Trần Đình Quang - 1 giờ trước
Hơn 30 năm làm báo, tôi từng đảm nhận nhiều vai trò: phóng viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên, quay phim, đạo diễn và phụ trách Phòng Biên tập Phát thanh – Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi. Dù ở vị trí nào, tôi luôn tâm niệm viết báo không chỉ để thông tin mà còn để đồng hành cùng đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển du lịch. Sau khi nghỉ hưu, tôi tiếp tục gắn bó với nghề trong vai trò cộng tác viên Báo Dân tộc và Phát triển, bền bỉ theo đuổi hành trình viết báo vì cộng đồng.
Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; trong đó có việc đầu tư nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), sau hơn 4 năm triển khai đã có hàng nghìn hộ dân khu vực nông thôn, vùng DTTS đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Xã hội - Hòa Bình - 1 giờ trước
Không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kỳ nghỉ hè là lúc để các em học sinh khám phá thêm nhiều điều mới lạ, trau rồi thêm các kỹ năng sống. Vì vậy, các cấp, ngành tỉnh Gia Lai tích cực triển khai nhiều chương trình thiết thực, với quyết tâm mang đến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khó khăn, vùng DTTS có môi trường sống an toàn, lành mạnh và công bằng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Phong trào “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh triển khai đã góp phần làm đẹp cảnh quan chùa, lan tỏa lối sống từ bi, bác ái và xây dựng nếp sống văn minh. Từ chốn thiền môn, Phật giáo đang đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình dựng xây quê hương giàu đẹp, nghĩa tình.
Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hàng loạt địa phương trên cả nước đã công bố điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Đây là kỳ thi quan trọng, đánh dấu năm đầu tiên tuyển sinh theo Chương trình GDPT 2018.
Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Giữa lòng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - nơi sinh ra người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ có một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiếm có: Hầm Hô. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi bật trên bản đồ du lịch Bình Định mà còn là nơi kết tụ của lịch sử, truyền thuyết và hào khí dân tộc. Từ vẻ đẹp của sông nước đá núi đến những câu chuyện tình yêu, nghĩa khí lẫm liệt của thời Tây Sơn hiển hách, Hầm Hô hiện lên như một sử thi vừa tráng lệ vừa nên thơ.
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp sức tỉnh Gia Lai giải quyết một số nhu cầu cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, gần 3.000 hộ nghèo được hiện thực hoá giấc mơ an cư, là nền tảng để người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.