Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Chàng trai Bru Vân Kiều bỏ nghề dược sĩ về bản chăn nuôi

Phạm Tiến - 10:34, 10/04/2025

Đã 2 lần Hồ Văn Thằn rời bản lên thành phố theo học rồi quyết tâm lập thân, lập nghiệp ở thành phố. Thế nhưng dường như cái “duyên thầm” đã kéo anh trở về với quê hương. Để rồi sau 2 lần “khởi nghiệp” nuôi lợn bản địa, Thằn đã hiện thực hóa được “giấc mơ” thoát nghèo và làm giàu bền vững.

Dù đã tốt nghiệp Đại học ở thành phố nhưng Hồ Văn Thằn vẫn quyết định trở về quê hương lập nghiệp
Dù đã tốt nghiệp Đại học ở thành phố nhưng Hồ Văn Thằn vẫn quyết định trở về quê hương khởi nghiệp từ chăn nuôi

Trở về quê hương

Hồ Văn Thằn, người Bru Vân Kiều (sinh năm 1991) sinh ra và lớn lên ở vùng đất khó Ra Po, xã Xy, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Ngày trước Thằn cũng theo đuổi giấc mơ con chữ như bao bạn cùng trang lứa. Ở cái bản nhỏ và cả xã Xy ai cũng biết đến Thằn, bởi  từ nhỏ Thằn đã học rất giỏi. Đặc biệt là, nhà Thằn rất nghèo, bố mất sớm nên việc học của Thằn gặp nhiều chông gai. Thế nhưng, Hồ Văn Thằn không bỏ học, quyết chí đi tìm “cái chữ” để lập thân.

Đang trò chuyện, anh Thằn ngưng một nhịp rồi giọng trầm xuống: “Trên hành trình thực hiện ước mơ đi tìm con chữ, tôi đã có hai lần quyết tâm rời bản. Đó là lần nhập học tại Trường THPT Dân tộc nội trú ở thị xã Quảng Trị và lần lên đường nhập học Trường Đại học Y Dược Huế. Nhưng dường như có cái duyên nào đó đã níu chân tôi, không cho tôi rời khỏi bản làng Ra Po”.

Thời điểm đó, số học sinh thôn Ra Po rời bản xuống thành phố theo học chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn học lên đến đại học thì cả thôn chỉ có mỗi Thằn. Cứ ngỡ khi vượt qua được chặng đường học tập gian truân ấy, Thằn sẽ chạm đến tương lai sáng với cái nghề được học hành bài bản trong tay.

Ấy vậy mà sau khi tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, Thằn trở về quê hương lại không xin được việc làm đúng chuyên ngành. Còn đi xa, Thằn lại không nỡ vì còn có mẹ già ốm đau ở quê một mình. Thế là Thằn lại lam lũ với nương rẫy như xưa và làm thêm một số công việc bán chuyên trách ở UBND xã.

Rồi Thằn “khởi nghiệp”, mô hình nuôi lợn bản được anh đặt kỳ vọng giúp mình và gia đình thoát được cái nghèo đã đeo đẳng bấy lâu. Nghĩ rồi làm, Thằn dồn hết số tiền tích góp và vay mượn thêm để nuôi 25 con lợn bản địa. Cách Thằn nuôi lợn bản địa vẫn là thả rông, giống cách mà dân bản nuôi bao đời nay. Dịch bệnh bùng phát, lợn chết hàng loạt lan từ nhà này sang nhà khác đã đẩy Thằn vào thế trắng tay. Kinh nghiệm là thứ duy nhất mà Thằn có được sau lần “khởi nghiệp” đầu đời!

Anh Hồ Văn Thằn (thứ 3 từ phải sang) cùng các thành viên dự án “Đồng hành-cùng ước mơ cất cánh” tại xã Xy
Anh Hồ Văn Thằn (thứ 3 từ phải sang) cùng các thành viên dự án “Đồng hành-cùng ước mơ cất cánh” tại xã Xy

Khởi nghiệp lần 2  để quyết tâm thoát nghèo

Đúng như con người và tính cách kiên định từ nhỏ, Thằn lại “khởi nghiệp” lần 2, với mô hình nuôi lợn bản địa. Để thuyết phục được tổ chức “Đồng hành - cùng ước mơ cất cánh” (nhóm do một số cựu sinh viên Việt Nam ở Nhật Bản và một số thanh niên trong nước lập) cho vay vốn, Hồ Văn Thằn đã viết: “Tôi đã từng thất bại nhưng mong muốn thoát nghèo chưa bao giờ lung lay mà ngược lại, cứ thôi thúc tôi mỗi ngày. Tôi vẫn sẽ nuôi lợn bản địa vì đã hiểu rõ nguyên nhân của sự thất bại, cũng như giá trị kinh tế mà mô hình này mang lại trong tương lai”.

Tháng 8/2022, tổ chức “Đồng hành - cùng ước mơ cất cánh” đã bị Hồ Văn Thằn thuyết phục. Với số tiền 50 triệu đồng được vay ưu đãi từ tổ chức này, Thằn vay mượn thêm bạn bè, người thân để khởi nghiệp lần 2 với mô hình nuôi lợn bản địa.

Lần này, Thằn đầu tư xây dựng chuồng trại riêng, mua 5 con lợn bản địa về nuôi giống. Nhờ kinh nghiệm từ lần trước đó, cùng với học hỏi thiêm kiến thức về thú y, Thằn đã chủ động được khâu phòng dịch và chăm sóc lợn đúng kỹ thuật.

Sau gần 3 năm “khởi nghiệp” lần 2, với mô hình nuôi con lợn bản địa, đến nay Thằn đã có 10 con lợn nái và thường xuyên có 30-40 con lợn giống trong chuồng. Nhờ có nguồn con giống bảo đảm cho nên dễ dàng cung cấp cho thị trường, chủ yếu là cung cấp cho đồng bào Bru Vân Kiều ngay tại địa phương.

Không nản chí anh Thằn quyết định khởi nghiệp lần 2 với mô hình nuôi lợn bản địa và anh đã thành công
Không nản chí anh Thằn quyết định khởi nghiệp lần 2 và thành công với mô hình nuôi lợn bản địa

Bình quân mỗi năm, anh Hồ Văn Thằn xuất bán từ 90 đến 120 con lợn giống. Với giá hiện nay rơi vào khoảng 1,2 đến 1,5 triệu đồng/con, anh Thằn có thu nhập từ 135- 180 triệu đồng/năm từ bán lợn bản địa giống.

Chưa dừng lại ở đó, trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến nay, Thằn đã đào thêm 2 ao để thả hơn 1.000 con cá trê vàng và hơn 200 con cá trắm giống. Để tiến tới mục tiêu hình thành trang trại tổng hợp, Thằn đã mua thêm đất để trồng 2ha tràm, 1ha sắn….và cỏ voi phục vụ chăn nuôi. Hiện gia đình Hồ Văn Thằn còn có thêm 10 con bò, dê.

Nói về dự định trong tương lai, Thằn tâm sự: “Với cách làm lấy ngắn nuôi dài, tôi sẽ mở rộng mô hình đa cây, đa con theo hướng vừa cung cấp lợn giống vừa cung cấp lợn thịt, vừa bảo tồn được giống lợn bản địa”.

Từ con giống lợn bản địa mà anh Hồ Văn Thằn cung cấp, nhiều hộ đồng bào Bru Vân Kiều đã vươn lên thoát nghèo
Từ con giống lợn bản địa mà anh Hồ Văn Thằn cung cấp, nhiều hộ đồng bào Bru Vân Kiều đã vươn lên thoát nghèo

Hành trình khởi nghiệp để thoát nghèo của thanh niên Hồ Văn Thằn đã trở thành hiện thực. Không những thoát được nghèo, Thằn còn làm giàu ngay trên chính quê hương.  Đó là kết quả của ý chí kiên định và tinh thần lao động không ngơi nghỉ. Năm 2024, anh Thằn đã xây dựng ngôi nhà mới, khang trang trị giá hơn 500 triệu đồng; trở thành tấm gương sáng về hội viên Hội Nông dân phát triển kinh tế giỏi để cho thế hệ thanh niên Bru Vân Kiều ở xã Xy học tập và làm theo. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bí thư Chi bộ Bản Thẳm hết lòng vì dân bản

Bí thư Chi bộ Bản Thẳm hết lòng vì dân bản

"Năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, gương mẫu". Đó là những lời nhận xét của bà con Nhân dân trong thôn, dành cho anh Công Văn Thạo, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Bản Thẳm, xã Hoa Thám, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
TP. Cần Thơ có 32 xã, phường sau khi sáp nhập với Sóc Trăng và Hậu Giang

TP. Cần Thơ có 32 xã, phường sau khi sáp nhập với Sóc Trăng và Hậu Giang

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Chiều 14/4, Sở Nội vụ TP. Cần Thơ có thông báo về việc cung cấp thông tin sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng tại 4 địa điểm trong năm 2025

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng tại 4 địa điểm trong năm 2025

Du lịch - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch về thực hiện đề án phát triển du lịch cộng đồng tại 4 địa điểm trên địa bàn tỉnh.
Sẽ diễn ra nhiều sự kiện tại Đại lễ Vesak 2025

Sẽ diễn ra nhiều sự kiện tại Đại lễ Vesak 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đại lễ do Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (ICDV) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.
Hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương

Hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương

Thời sự - PV - 23:05, 14/04/2025
Về hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.
Việt Nam nhất quán coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược

Việt Nam nhất quán coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược

Thời sự - PV - 22:55, 14/04/2025
Ngày 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 14/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm hội “Âm vang đại ngàn”. Chùa Linh Ứng Sơn Trà. 45 năm tận tụy giữ rừng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Thời sự - PV - 22:45, 14/04/2025
Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Thủ tướng: Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 20:20, 14/04/2025
Chiều 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo để tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Kiên Giang: Hỗ trợ kinh phí cho 9 học sinh Campuchia

Kiên Giang: Hỗ trợ kinh phí cho 9 học sinh Campuchia

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - 19:40, 14/04/2025
Ngày 14/4, Đồn Biên phòng Phú Mỹ (Bộ đội Biên phòng Kiên Giang) phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang đã trao kinh phí hỗ trợ từ Chương trình “Nâng bước em tới trường” cho 9 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Kampong Trach, tỉnh Kampot (Vương quốc Campuchia).
Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Media - BDT - 19:38, 14/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 14/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm hội “Âm vang đại ngàn”. Chùa Linh Ứng Sơn Trà. 45 năm tận tụy giữ rừng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Phát huy vai trò của tổ quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Thanh Hóa: Phát huy vai trò của tổ quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 19:29, 14/04/2025
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 647 nghìn ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 393 nghìn ha. Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân các thôn, bản tham gia các tổ, đội quần chúng quản lý, bảo vệ rừng, nhờ đó đã kịp thời ngăn chặn tình trạng xâm lấn rừng, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương.