Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mô hình chăn nuôi lợn bản địa của các Hợp tác xã ở Hòa Bình đang phát huy hiệu quả

Hà Việt Lâm - 07:03, 25/11/2023

Trong những năm gần đây, nhiều hợp tác xã và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã chọn hướng chăn nuôi lợn bản địa quy mô hàng hóa để phát triển kinh tế. Các cấp ủy Đảng, chính quyền tạo điều kiện cho người chăn nuôi nhân giống, thành lập các chuỗi sản xuất nâng tầm thương hiệu lợn bản địa Hòa Bình.

Nuôi lợn bản địa là hướng kinh tế của các thành viên Hợp tác xã đa ngành nghề Tâm Cương, huyện Đà Bắc.
Nuôi lợn bản địa là hướng phát triển kinh tế của các thành viên Hợp tác xã đa ngành nghề Tâm Cương, huyện Đà Bắc.

Một trong những đơn vị đi đầu trong phát triển chăn nuôi lợn bản địa ở huyện Đà Bắc là Hợp tác xã đa ngành nghề Tâm Cương. Được thành lập từ tháng 8/2022, Hợp tác xã đã chọn hướng chăn nuôi và cung ứng sản phẩm thịt lợn bản địa Tân Minh. Đặt mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu, nên ngay sau khi thành lập, Hợp tác xã đã lựa chọn và phát triển giống lợn. Đặc điểm giống lợn này chân nhỏ, mõm nhỏ, thịt thơm, bụng thon, ít mỡ. Chúng thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt, khỏe mạnh, ít bệnh tật. Giống lợn này là giống lợn truyền thống đã có từ xa xưa ở Đà Bắc, là niềm tự hào của nông người Đà Bắc.

Để tìm được giống lợn thuần chủng, Hợp tác xã lựa chọn những hộ dân chăn nuôi truyền thống từ nhiều năm nay rồi tuyển lựa giống lợn. Qua thời gian dài đã tìm được những con lợn nái thuần chủng để chuyển về cho các hộ thành viên nuôi để nhân giống. Chị Hà Thị Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã đa ngành nghề Tâm Cương cho biết: Từ trước khi thành lập Hợp tác xã, gia đình tôi đã cung ứng sản phẩm thịt bản địa ở Đà Bắc đến nhiều thị trường lớn. Họ rất thích giống lợn bản địa ở Đà Bắc do chủ yếu là nuôi thả vườn, đồi nên chất lượng thịt rất ngon. Sau khi thành lập Hợp tác xã định hướng phát triển chăn nuôi lợn bản địa theo chuỗi cung ứng cho người tiêu dùng từ chuồng trại đến bàn ăn. Để nhân giống rộng rãi hơn, Hợp tác xã đã vận động những gia đình có giống bản địa cho các gia đình thành viên hoặc người liên kết mượn giống, nuôi rẽ. Khi lợn sinh sản thì sẽ tạo điều kiện cho các hộ khác gây giống. Đến nay, đàn lợn đen bản địa của Hợp tác xã đa ngành nghề Tâm Cương đã đạt khoảng 2.000 con với 53 hộ chăn nuôi…

Bà Xa Thị Sinh ở xóm Tràm (xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc) chọn giống lợn bản địa và cách nuôi truyền thống nên sản phẩm bán ra thị trường rất dễ dàng.
Bà Xa Thị Sinh ở xóm Tràm (xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc) chọn giống lợn bản địa và cách nuôi truyền thống nên sản phẩm bán ra thị trường rất dễ dàng.

Cùng với chọn giống lợn đen bản địa thuần chủng, các thành viên, hộ liên kết sử dụng hình thức chăn nuôi truyền thống bằng cách nấu cám gạo, ngô với cây chuối và tận dụng nguyên phụ phẩm gia đình. Với cách nuôi như vậy sẽ tạo chất lượng thịt thơm ngon, khách hàng ưa chuộng. Cũng từ hình thức chăn nuôi truyền thống giống lợn thuần chủng, đến nay sản phẩm thịt lợn đen bản địa Tân Minh của Hợp tác xã ngày càng có nhiều khách hàng lựa chọn. Sản phẩm đã có mặt ở các thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hòa Bình… Sản phẩm chất lượng cao, giá thành cao, tiêu thụ mạnh, người chăn nuôi lợn bản địa ở Đà Bắc không lo đầu ra.

 Bà Xa Thị Sinh ở xóm Tràm xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc cho biết: Trước đây, gia đình tôi nuôi lợn chủ yếu là tận dụng rau cỏ ở nhà và tranh thủ lúc nông nhàn. Sau khi được Hợp tác xã cho mượn giống, nhà tôi đã gây giống đàn lên hơn 10 con. Nuôi giống này lợn dễ bán và giá thành cao. Ngoài thời gian ở nhà trông cháu, tôi chăm đàn lợn, khi cần lúc nào cũng có thể bán được.

Ông Hà Văn Vững ở xóm Tràm, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc là một hộ chăn nuôi truyền thống từ nhiều năm nay cho biết: Trước đây, tôi nuôi nhỏ lẻ chỉ vài con để dùng trong gia đình. So với giống lợn khác thì giống lợn này chậm lớn. Nhưng bù lại chi phí nuôi thấp, giá thành cao và ổn định. Tính về kinh tế thì nuôi lợn ở vùng cao hiệu quả hơn các vật nuôi khác nên gia đình tôi mở rộng thêm quy mô. Với diện tích khoảng 3ha, nhà tôi làm rào thả đồi hơn 70 con. Đến bữa gọi lợn về ăn, đầu tư chuồng trại đơn giản không phải chăm sóc nhiều. Chỉ cần 1 người có thể nuôi được 70 con lợn mà còn làm thêm được việc khác. Tôi dự tính tiếp tục nhân đàn lợn của mình khoảng 200 con. Đây là một hướng đi phù hợp với bà con vùng cao Đà Bắc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường-Thanh Huyền - 5 phút trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 12 phút trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Sự kiện - Bình luận - PV - 13 phút trước
Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 15 phút trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 16 phút trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII, "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 và năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 19 phút trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 20 phút trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 21 phút trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 22 phút trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát vùng biên giới

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát vùng biên giới

Xã hội - Minh Anh - Bình Thắng - 24 phút trước
Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do các cấp phát động, thời gian qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu đã triển khai hiệu quả phong trào hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn các xã biên giới.