Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nâng cao giá trị thương hiệu gà đồi Phú Bình

Vĩnh Sơn - 17:52, 13/11/2023

Cuối tháng 11 này, lần đầu tiên UBND huyện Phú Bình (Thái Nguyên) sẽ phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức Chương trình xúc tiến, kết nối tiêu thụ gà đồi Phú Bình và các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Thái Nguyên. Đây là một trong những nỗ lực nhằm quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm và nâng cao giá trị thương hiệu “Gà đồi Phú Bình”.

Trang trại gà của Hợp tác xã Gà đồi hữu cơ Tân Phú (Ảnh: HTX Tân Phú)
Trang trại gà của Hợp tác xã Gà đồi hữu cơ Tân Phú (Ảnh: HTX Tân Phú)

Phú Bình là huyện phát triển mô hình chăn nuôi gà thả đồi sớm nhất tỉnh Thái Nguyên, bắt đầu xuất hiện từ năm 2010. Nhãn hiệu “Gà đồi Phú Bình” đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo Quyết định số 67777/QĐ-SHTT ngày 11/11/2014. Đến nay, huyện Phú Bình có trên 13.000 hộ chăn nuôi gà theo hình thức thả đồi, tập trung nhiều ở các xã miền núi Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Tân Hòa, Bàn Đạt….Với tổng đàn là hơn 4 triệu con, đã tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động, đem lại tổng doanh thu mỗi năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Với những giống gà thường được bà con yêu thích chăn nuôi là gà ta lò, lai mía, gà ri, gà ri lai.

Ba năm trở lại đây, nhờ chuyển từ chăn nuôi gà thả đồi theo phương pháp truyền thống sang quy trình VietGAP, theo hướng an toàn sinh học, chất lượng và giá trị sản phẩm gà đồi của gia đình ông Nguyễn Văn Đoàn, ở xã Tân Khánh được nâng lên đáng kể. Ông Đoàn chia sẻ: Thời gian gần đây, toàn bộ giống gà nhập vào của tôi đều đồng nhất về giống, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng. Thức ăn cho gà là ngô kết hợp với cám. Việc tiêm phòng cho gà được tuân thủ theo đúng quy trình. Nhờ vậy, con gà ít bị bệnh, chất lượng thịt gà thơm ngon hơn, đảm bảo an toàn thực phẩm. Giá xuất bán gà đạt trung bình từ 60 đến gần 90 nghìn đồng/kg, cao hơn 20% so với trước đây".

Không dừng ở việc nâng cao chất lượng gà thịt, trên địa bàn huyện Phú Bình đã có một số cơ sở chăn nuôi, hợp tác xã phát triển sản phẩm chế biến sâu từ thịt gà. Ông Nguyễn Văn Tuyên, Giám đốc Hợp tác xã Gà đồi Hữu cơ Tân Phú, cho biết: Nhận thấy nhu cầu mua các sản phẩm chế biến sẵn của khách hàng ngày càng cao, chúng tôi đã học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình, cơ sở chế biến sâu thịt gà ở nơi khác để thành lập cơ sở chế biến sâu từ thịt gà. Hiện nay, Hợp tác xã gà đồi hữu cơ Tân Phú đã chế biến sâu được 7 sản phẩm từ thịt gà, trong đó có 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao là khô gà lá chanh và gà đồi Tân Phú. Các sản phẩm chế biến sâu nhận được nhiều đơn hàng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, với giá bán dao động từ 80.000- 300.000/đồng/sản phẩm.

Xác định gà đồi là 1 trong 8 sản phẩm chủ lực của địa phương, từ năm 2021 đến nay, huyện Phú Bình đã chú trọng xây dựng các vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Hàng năm, từ các nguồn vốn lồng ghép, huyện đã phân bổ kinh phí để hỗ trợ các mô hình chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng hữu cơ, đặc biệt là phát triển các sản phẩm chế biến sâu.

Huyện cũng khuyến khích các hộ chăn nuôi tự phối chế thức ăn từ nguyên liệu sẵn có của địa phương để hạ giá thành sản phẩm đầu vào; Xây dựng các mô hình theo chuỗi từ chăn nuôi gà đồi đến tiêu thụ sản phẩm an toàn… Đồng thời UBND huyện Phú Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích thành lập các HTX, Tổ hợp tác sản xuất để hình thành các đầu mối liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối tiêu thụ sản phẩm.

Thành viên HTX gà đồi Đồng Thịnh, xã Tân Khánh (Phú Bình) chăm sóc đàn gà.
Thành viên HTX gà đồi Đồng Thịnh, xã Tân Khánh (Phú Bình) chăm sóc đàn gà.

Cùng với đó, huyện triển khai thực hiện dự án xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh với tổng kinh phí 11 tỷ đồng; dự án phát triển gà đồi tại 2 xã Tân Kim, Tân Khánh với tổng kinh phí 10 tỷ đồng. Đến nay, toàn huyện đã có 8 cơ sở chăn nuôi gà đạt tiêu chuẩn VietGAP, 3 sản phẩm thịt gà đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Trong đó, dự án phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình” được triển khai tại 4 xã: Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành và Tân Hòa với 25 trang trại tham gia. 

Các cơ sở tham gia dự án được chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các khâu: Chọn giống, thức ăn, thuốc thú y, công nghệ vi sinh…. Huyện đã phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tư vấn, chuyển giao công nghệ mới trong chăn nuôi nhằm giảm thiểu mùi hôi, hạn chế chất thải ra môi trường; đào tạo và nâng cao năng lực cho người chăn nuôi. Đồng thời, đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền để người dân chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, áp dụng công nghệ mới… Từ đó, tạo thành điểm sáng trong chăn nuôi và nhân rộng mô hình trên toàn huyện nhằm phát triển kinh tế cộng đồng.

Bà Trần Thị Tuyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Bình cho biết: Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện để người dân phát triển chăn nuôi với quy mô tập trung; liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh quảng bá, kết nối cung – cầu tiêu thụ sản phẩm. Huyện phấn đấu đến năm 2025, sản lượng thịt gà hơi đạt 21 nghìn tấn; giá trị sản phẩm gà đạt gần 1,6 nghìn tỷ đồng/năm.

Thời điểm hiện tại, UBND huyện Phú Bình đang tích cực phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương) chuẩn bị tổ chức Chương trình xúc tiến, kết nối tiêu thụ gà đồi Phú Bình và các sản phẩm nông sản tỉnh Thái Nguyên năm 2023. Theo kế hoạch, Chương trình được tổ chức từ ngày 24 đến 26-11 tại huyện Phú Bình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nam Trà My (Quảng Nam): Tận dụng các nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Nam Trà My (Quảng Nam): Tận dụng các nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Nam Trà My là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, nơi tập trung sinh sống lâu đời của các DTTS như: Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), Mnông, Co… Những năm qua, vấn đề giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền và người dân nơi đây. Tận dụng nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, nông thôn mới, huyện Nam Trà My đã lồng ghép thêm các nguồn lực từ địa phương, chính sách đầu tư của tỉnh để giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Nghị quyết số 88/2019/QH14 cũng đặt những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2030. Do đó, việc thể chế hóa các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 sẽ góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Media - Tuấn Ninh - 8 giờ trước
Ngày hội “Non nước Cao Bằng-Xứ sở thần tiên” năm 2023 chính thức được tổ chức tại Hà Nội. Ngày hội có nhiều hoạt động hấp dẫn như trình diễn các BST thời trang, trình diễn Lễ cấp sắc người Sán Chỉ, biểu diễn nghệ thuật dân gian, trưng bày sản phẩm du lịch, văn hóa, ẩm thực...
Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định về việc công nhận và cấp Bằng công nhận nghề truyền thống năm 2023.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xã hội - T.Nhân - 8 giờ trước
Chiều 9/12, Chương trình tọa đàm xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu đã diễn ra tại TP. Quy Nhơn (Bình Định). Sự kiện này do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Lai Châu tổ chức, với mong muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Lai Châu tới du khách và Nhân dân tỉnh Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ.
Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức hai Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh (đợt 2).
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thể thao - Giải trí - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 (PIG Cup 5) quy tụ 14 đội FC 1983 trên toàn quốc, được chia thành 4 bảng thi đấu, tham gia tranh tài tại Sân bóng Ven Đê 3 số 360a Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Sức khỏe - Hà Linh - 8 giờ trước
Sáng 9/12, Câu lạc bộ (CLB) tình nguyện Bluose trắng và CLB mô tô thể thao (Hà Nội) tổ chức khám, tư vấn sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con DTTS xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).
Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Tin tức - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Ngày 9/12, Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi "Người thủ lĩnh tài năng" năm 2023, với mong muốn tạo điều kiện, cơ hội để các Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động truyền thông tại cơ sở; đồng thời, qua đó tạo cơ hội cho các em cùng nhau chia sẻ các ý kiến, mong muốn và các sáng kiến của mình để nhà trường, gia đình, cộng đồng, các cấp, các ngành có trách nhiệm tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh cho chính các em.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Media - BDT - 17:00, 09/12/2023
Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.