Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gian nan “cuộc chiến” chống tảo hôn

Mỹ Dung - 04:40, 20/11/2023

Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn diễn biến phức tạp. Nhằm kéo giảm, tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, nhiều địa phương trên cả nước đã và đang quyết liệt triển khai các biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Mặc dù đã có những tín hiệu tích cực, nhưng tình trạng tảo hôn chưa biết bao giờ mới có hồi kết.

Hà Giang đẩy mạnh công tác truyền thông giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
Hà Giang đẩy mạnh công tác truyền thông giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Thực trạng buồn và những hệ lụy

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Thời gian qua, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã để lại nhiều hệ lụy, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tảo hôn và hôn cận huyết thống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi. Dù khỏe mạnh nhưng khi kết hôn cận huyết thống họ có thể sinh ra những đứa con ốm yếu, dị dạng hoặc bệnh tật, kém phát triển chiều cao/cân nặng, trí tuệ... Hôn nhân cận huyết thống, do có nhiều loại gen chung, tỷ lệ mang các gen bất thường có thể tăng, dẫn đến khả năng mắc các bệnh di truyền như bệnh tim bẩm sinh, tự kỷ và hội chứng Down.

Do bỏ học kết hôn sớm, tuổi đời còn nhỏ, nhận thức về xã hội, gia đình còn kém nên việc chăm lo cho con cái cũng hạn chế. Bên cạnh đó, việc lập gia đình khi chưa đủ tuổi nên tư liệu sản xuất (vốn, đất đai, công cụ lao động) cũng không có, dẫn đến điều kiện phát triển kinh tế rất khó khăn… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, chậm phát triển.

Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do một số dân tộc thiểu số còn tư tưởng cho con lấy vợ, gả chồng sớm để khỏi gánh nặng cho gia đình. Sự vào cuộc của chính quyền địa phương chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên tại nhiều địa phương, trường học chưa được quan tâm đúng mức. Quan hệ tình dục không lành mạnh và không an toàn trước hôn nhân dẫn đến có thai ngoài ý muốn…

Tại một số địa phương, tình trạng tảo hôn mặc dù có giảm song chưa đáng kể, nguyên nhân xuất phát từ nhận thức chưa đúng đắn của một số bạn trẻ ở vùng cao.

Em S.T.S, xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), nghỉ học khi hết lớp 9 và lấy chồng, sinh con khi mới 16 tuổi. Đến nay, bước sang tuổi 17, khi bạn bè đồng trang lứa vẫn đang cắp sách đến trường, được vui chơi, được ra ngoài tìm hiểu cuộc sống thì em S. lại bó cuộc đời mình vào con cái...

Em S. chia sẻ, ngày trước, hai đứa tự đến với nhau chứ gia đình không ép buộc, khi nghỉ học và lấy chồng, thầy cô, bạn bè khuyên can rất nhiều nhưng em không nghe theo.

Làm mẹ khi còn quá trẻ dẫn tới nhiều hậu quả cho cả mẹ và bé, những điều mà các bà mẹ trẻ chỉ thực sự nhận ra khi đã trải qua.

Những câu chuyện về các cặp vợ chồng con cô – con cậu, con chú – con bác đã từng xảy ra ở một số buôn đồng bào DTTS ở xã Đắk Liêng (huyện Lắk, Đắk Lắk). Như cuộc hôn nhân giữa Y Lương Pang Sưk và H’Ninh Nơm ở buôn Ranh B (mẹ Y Lương là em gái ruột của bố H’Ninh). Hơn 6 năm trước, vợ chồng Y Lương không biết rằng cuộc hôn nhân cận huyết thống của mình chính là nguyên nhân khiến con trai đầu lòng bị dị tật bẩm sinh khoèo chân phải ngồi một chỗ và đứa con gái thứ hai mới 6 tháng tuổi đã qua đời do bệnh bại não.

Ban Dân tộc Đắk Lắk tổ chức các buổi tập huấn phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Ban Dân tộc Đắk Lắk tổ chức tập huấn phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Nỗ lực ngăn chặn vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết

Tảo hôn là vấn nạn xã hội, vi phạm pháp luật, kéo theo nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội, là lực cản sự phát triển kinh tế, xã hội và chất lượng dân số. Để ngăn chặn vấn nạn này cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Các địa phương vùng DTTS, miền núi trong cả nước đã và đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Điển hình như tại Đắk Lắk, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với UBND các địa phương tăng cường tổ chức hội nghị tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho gần 3.900 lượt học viên tại địa bàn 30 xã có tỉ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao.

Đồng thời, Ban Dân tộc Đắk Lắk cũng đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thẩm định nội dung và yêu cầu Sở Thông tin và truyền thông cấp giấy phép biên soạn, in ấn và cấp phát 133.300 tờ rơi tuyên truyền về tảo hôn; 133.300 tờ rơi tuyên truyền về hôn nhân cận huyết thống; 18.800 cuốn Sổ tay hỏi – đáp về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; lắp đặt trên 100 áp phích tuyên truyền tại các xã có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao trên địa bàn tỉnh.

Xác định phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết là nhiệm vụ khó khăn, Hà Giang đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, trong đó, chú trọng công tác truyền thông đến “đúng người, đúng việc”, phát huy vai trò của lực lượng Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong cộng đồng, phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng tại các địa phương để giảm thiểu tình trạng này.

Trong đó, hiện nay các địa phương trên địa bàn Hà Giang đang tập trung triển khai Dự án 8 - Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em và Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Dự án 9 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, hy vọng rằng “cuộc chiến” chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống sẽ sớm đi đến hồi kết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.