Sáng 05/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp rà soát công tác tổ chức Chương trình biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số toàn quốc năm 2023. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc Uỷ ban Dân tộc (UBDT).
Trong hơn 35 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng để bảo đảm quyền bình đẳng trong học tập đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi. Chính sách giáo dục cho đồng bào DTTS ngày càng được hoàn thiện, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về "Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc".
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Hòa Bình đã chủ động tham mưu, đề xuất nội dung trong thúc đẩy bình đẳng giới, tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ cách làm trong giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Với đặc thù là huyện vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, những năm gần đây, nhờ nỗ lực triển khai tốt các chính sách dân tộc và các Chương trình mục tiêu quốc gia, đời sống người dân huyện Mường Nhé (Điện Biên) đang ngày càng được nâng cao, từng bước xây dựng huyện trở thành điểm sáng kinh tế - xã hội vùng biên.Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Minh Hải, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Thời gian qua, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại An Giang được triển khai thực chất và mang lại hiệu quả tích cực. Đến cuối tháng 11/2023, An Giang đã có 71/110 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và 29 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 8 ấp tại các xã biên giới, xã khó khăn trên địa bàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn “Ấp nông thôn mới”…
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN, từ năm 2022-2023, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách nhằm giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, việc vận dụng, triển khai và giải ngân kịp thời các nguồn lực đã giúp đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS tỉnh Bạch Liêu.
Phú Yên có 3 huyện được thụ hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Tỉnh được đánh giá là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả Chương trình. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc, việc giải ngân vốn chưa cao.
Những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo phát triển đời sống đồng bào các DTTS, theo đó nhiều chính sách đã được ban hành, góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai việc triển khai các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 đã được huyện tích cực triển khai, phát huy hiệu quả nguồn vốn, tạo động lực để đồng bào DTTS phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lê Đức Minh, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bát Xát (Lào Cai) về vấn đề này.
Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Hòa chung với sự phát triển của đất nước, vùng Tây Nguyên cũng đang từng ngày phát triển, đời sống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên không ngừng được nâng cao.
Ngày 1/12, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2,5 năm thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thời gian qua, Quảng Trị tổ chức thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” tại 187 thôn, 31 xã khu vực I, II, III và 6 xã có thôn vùng DTTS và miền núi tại 5 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Đakrông và Hướng Hóa). Thông qua các đợt truyền thông nhằm nâng cao kiến thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cho cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hướng đến dần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Ngày 30/11, Đoàn giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực tế tại một số địa phương và làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam về tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG.
Trong 3 ngày (29/11 đến 1/12), Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên tổ chức các hội nghị truyền thông nâng cao nhận thức về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, vướng mắc về một số nội dung của các chương trình chưa được hướng dẫn cụ thể hoặc chậm hướng dẫn nên tỷ lệ giải ngân vốn sự nghiệp đạt rất thấp.
Ngày 30/11, UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023.
Tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần - Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Sán Dìu huyện Tiên Yên năm 2023. Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, hưởng ứng.
Một ngày cuối tháng 11/2023, chúng tôi đến thăm thôn Đắc Tà Vâng (xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, Quảng Nam) trong cơn mưa chiều vùng biên. Trong khung cảnh bình yên, ông Zơ Râm Vấn đang say mê đan nia dưới hiên nhà. Đã ở tuổi 77 nhưng tình yêu của ông với nghề đan lát truyền thống của người Tà Riềng (một nhánh thuộc dân tộc Gié Triêng) bền vững như những sợi nan gắn bó, quấn quýt lấy nhau qua năm tháng.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã tích cực triển khai, phát huy hiệu quả nguồn vốn, thêm động lực để đồng bào DTTS phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Ngày 29/11, Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung) gặp mặt đoàn đại biểu 21 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận, do bà Pi Năng Thị Thủy - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn. Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Điểu Mưu chủ trì buổi gặp mặt.