Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội thảo kết nối cung cầu sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khu vực miền Trung

Quỳnh Trâm - 14:51, 19/10/2023

Sáng 19/10, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số khu vực miền Trung; Khai trương cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa và ra mắt App Thanh Hóa - S.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm phát biểu tại Hội thảo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm phát biểu tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng; lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ TT&TT và Sở TT&TT các tỉnh miền Trung; lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT).

Về phía tỉnh Thanh Hóa có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Quang Hải; Giám đốc Sở TT&TT Đỗ Hữu Quyết; cùng lãnh đạo các địa phương, đơn vị.

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm, cho biết: Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng. Toàn tỉnh có 112 km đường biên giới, 102 km đường biển, diện tích gần 11.000 km2, dân số khoảng 3,7 triệu người. Thanh Hóa đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc và là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa xã hội của Việt Nam.

Trong những năm qua, nhất là trong 9 tháng đầu năm 2023, với sự đoàn kết, chủ động, nỗ lực, phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai, cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, góp phần làm cho kinh tế tăng trưởng khá

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Hội thảo

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng ước đạt 7,72%, đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố, thu ngân sách ước đạt 28.728 tỷ đồng, thu hút được 69 dự án đầu tư trực tiếp với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 26.744,1 tỷ đồng và 187,4 triệu USD; đã tiếp nhận 11 chương trình, dự án, phi dự án viện trợ không hoàn lại với tổng vốn khoảng 5,64 triệu USD. Công tác đối ngoại, xúc tiến đầu tư đạt được nhiều kết quả tích cực.

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, là tỉnh thứ 4 cả nước được phê duyệt quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch. Các chỉ số về cải cách hành chính của tỉnh đạt kết quả tích cực; ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính được triển khai đồng bộ, quyết liệt; Thanh Hóa đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về chuyển đổi số năm 2022.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Thanh Hóa xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong giai đoạn hiện nay. Với tinh thần thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, nhưng có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của chuyển đổi số và làm sao để người dân, doanh nghiệp cũng phải tham gia, đồng hành vào quá trình chuyển đổi số.

“Hội thảo kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ CNTT phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số khu vực miền Trung là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm và tạo cơ hội hợp tác, tư vấn những giải pháp, công nghệ, sản phẩm mới nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Ký kết các thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giữa Sở TT&TT và Công ty Cổ phần Misa
Ký kết các thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giữa Sở TT&TT và Công ty Cổ phần Misa

Đặc biệt chúng tôi mong muốn các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông giới thiệu, chia sẻ các giải pháp hay, các ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn để góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như trên địa bàn các tỉnh khu vực miền Trung”, ông Liêm nói.

Phát hiểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chia sẻ: Công nghiệp CNTT đang khẳng định vai trò là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 2022, doanh thu lĩnh vực Công nghiệp ICT ước đạt 148 tỷ USD, tăng 8%; kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 117 tỷ USD, tăng 8,8%; lao động trong lĩnh vực công nghiệp ICT là 1.200.000 người, tăng 6%; nộp ngân sách 40.000 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm 2021; trên toàn quốc hiện có 6 khu CNTT tập trung và các thành viên chuỗi Khu Công viên phần mềm Quang Trung.

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hỗ trợ chuyển đổi số trong một số lĩnh vực ưu tiên tại Thanh Hóa
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hỗ trợ chuyển đổi số trong một số lĩnh vực ưu tiên tại Thanh Hóa

Điều này khẳng định lĩnh vực công nghiệp CNTT có vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào GDP của đất nước nói chung và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương nói riêng. Thanh Hóa cũng như các địa phương miền Trung cần xác định phát triển công nghiệp ICT là cơ hội để đẩy đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, hiệu quả cao hơn và bền vững hơn.

Bộ TT&TT đánh giá cao việc UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa lĩnh vực CNTT là lĩnh vực có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để ưu tiên phát triển bên cạnh các lĩnh vực khác là công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch.

Hội thảo lần này là sự kiện nằm trong hoạt động thường niên của Bộ TT&TT nhằm đưa các sản phẩm, giải pháp, nền tảng Make in Viet Nam xuất sắc để hỗ trợ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển công nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số tại các địa phương nói riêng, cả nước nói chung; góp phần thực hiện chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị về thúc đẩy Chương trình Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Các đồng chí lãnh đạo Bộ TT&TT và tỉnh Thanh Hóa ấn nút khai trương Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa, App Thanh Hóa - S
Các đồng chí lãnh đạo Bộ TT&TT và tỉnh Thanh Hóa ấn nút khai trương Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa, App Thanh Hóa - S

Tại Hội thảo các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận đồng thời giới thiệu các sản phẩm, giải pháp công nghệ số Make in Viet Nam một cách hết sức thiết thực, cụ thể, phục vụ cho sự phát triển của Thanh Hóa nói riêng cũng như phát triển khu vực miền Trung, góp phần triển khai thực hiện thành công các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội, chuyển đổi số và công nghiệp ICT Make in Viet Nam.

Cũng tại Hội thảo, đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hỗ trợ chuyển đổi số trong một số lĩnh vực ưu tiên tại Thanh Hóa; khai trương Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa, App Thanh Hóa - S. trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 88/2019/QH14 (Bài cuối)

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Nghị quyết số 88/2019/QH14 cũng đặt những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2030. Do đó, việc thể chế hóa các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 sẽ góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Hà Nội: Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng 2023

Media - Tuấn Ninh - 7 giờ trước
Ngày hội “Non nước Cao Bằng-Xứ sở thần tiên” năm 2023 chính thức được tổ chức tại Hà Nội. Ngày hội có nhiều hoạt động hấp dẫn như trình diễn các BST thời trang, trình diễn Lễ cấp sắc người Sán Chỉ, biểu diễn nghệ thuật dân gian, trưng bày sản phẩm du lịch, văn hóa, ẩm thực...
Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Quảng Nam: Công nhận 6 nghề truyền thống năm 2023

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định về việc công nhận và cấp Bằng công nhận nghề truyền thống năm 2023.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại Bình Định

Xã hội - T.Nhân - 7 giờ trước
Chiều 9/12, Chương trình tọa đàm xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu đã diễn ra tại TP. Quy Nhơn (Bình Định). Sự kiện này do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Lai Châu tổ chức, với mong muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Lai Châu tới du khách và Nhân dân tỉnh Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ.
Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Nam: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức hai Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quản lý các trường phổ thông vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh (đợt 2).
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 hướng đến vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thể thao - Giải trí - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Giải bóng đá toàn quốc 1983 tranh Cúp Gỗ Tài Anh vì cộng đồng 2023 (PIG Cup 5) quy tụ 14 đội FC 1983 trên toàn quốc, được chia thành 4 bảng thi đấu, tham gia tranh tài tại Sân bóng Ven Đê 3 số 360a Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con DTTS vùng cao Hà Giang

Sức khỏe - Hà Linh - 7 giờ trước
Sáng 9/12, Câu lạc bộ (CLB) tình nguyện Bluose trắng và CLB mô tô thể thao (Hà Nội) tổ chức khám, tư vấn sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con DTTS xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).
Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Kon Tum: Hội thi Người thủ lĩnh tài năng năm 2023

Tin tức - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Ngày 9/12, Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi "Người thủ lĩnh tài năng" năm 2023, với mong muốn tạo điều kiện, cơ hội để các Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động truyền thông tại cơ sở; đồng thời, qua đó tạo cơ hội cho các em cùng nhau chia sẻ các ý kiến, mong muốn và các sáng kiến của mình để nhà trường, gia đình, cộng đồng, các cấp, các ngành có trách nhiệm tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh cho chính các em.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Media - BDT - 17:00, 09/12/2023
Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.