Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Chủ trương điều chỉnh Chương trình đã được Quốc hội thông qua, yêu cầu cấp bách hiện nay là cần sớm hoàn thiện hồ sơ dự thảo để trình cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai thực hiện.
Trong thời gian qua, các thế lực thù địch liên tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá với mục tiêu làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Việc nhận diện rõ và chủ động ứng phó với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là yêu cầu cấp thiết, mang ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Trong những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Đồng Nai luôn giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ là lực lượng tiên phong trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ gìn ổn định và phát triển ở địa phương.
Trong 3 ngày (từ ngày 06 - 08/5), tại Binh đoàn 15 (Gia Lai), Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quân đội làm công tác dân vận năm 2025.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2025 đã và đang được tỉnh Lào Cai tập trung triển khai. Trong quá trình triển khai, từ điều kiện thực tế địa phương đã và đang đề nghị điều chuyển, điều chỉnh nguồn vốn thuộc các dự án thành phần nhằm phát huy và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Giúp người Mông từng bước thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm, biến tiềm năng lợi thế do thiên nhiên ban tặng thành của cải, vật chất, đẩy lùi cái đói nghèo đã đeo bám đồng bào từ bao đời nay là hướng đi và cũng là mục tiêu mà người đảng viên kỳ cựu Giàng A Châu, sinh năm 1960 ở thôn Trung Tâm, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đang làm trong nhiều năm qua.
Từ ngày 06 đến 08/5, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (LHQ) - Lễ vì hòa bình của LHQ lần thứ 20 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là lần thứ tư Việt Nam là nước chủ nhà của một lễ hội văn hóa tôn giáo tầm cỡ quốc tế, nơi hội tụ đức tin về hòa bình, phát triển bền vững.
Từ nhiều chương trình, chính sách, trong đó có Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, đồng bào DTTS đã và đang được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị và sự chung tay của toàn xã hội, mục tiêu trao mái ấm cho đồng bào đang thần tốc về đích.
Sau một thời gian triển khai Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, tỉnh Hà Giang đã khởi công xây dựng 4.573 căn nhà tạm, nhà dột nát và 2.967 căn đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Bên cạnh nguồn vốn của Chương trình, các địa phương, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã vận động, hỗ trợ thêm 86 hộ gia đình xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, giúp các hộ khó khăn an cư lạc nghiệp.
Ngày 23 tháng 4 năm 2025, tại bản Nậm Pì xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, một lớp học đặc biệt dành cho người trẻ dân tộc Mảng đã được khai giảng- Lớp truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice-Câu chuyện đời người.
Chiều 22/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức Hội nghị trao Quyết định nghỉ hưu đối với công chức, người lao động theo Nghị định số 178/NĐ-CP. Tham dự Hội nghị còn có các Thứ trưởng: Y Vinh Tơr, Y Thông, Nguyễn Hải Trung, Nông Thị Hà; cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc Bộ.
Ngày 22 tháng 4 năm 2025, tại hai bản vùng cao Táng Ngá (xã Nậm Chà) và Nậm Pì (xã Nậm Pì), huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã diễn ra Lễ khai giảng lớp truyền thông cộng đồng kết hợp nội dung giáo dục truyền thông Photovoice – Câu chuyện đời người. Lớp học thu hút 20 học viên trẻ tuổi theo học.
Giữa sắc xanh bạt ngàn của núi rừng Nậm Nhùn, bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) vừa khép lại một hoạt động đặc biệt - Lễ bế giảng lớp dạy tiếng dân tộc Cống theo hình thức truyền khẩu.
Để bà con tin tưởng, Người có uy tín không chỉ gương mẫu, đi đầu, mà còn luôn cập nhật thông tin mới bằng mọi cách, nhất là những vấn đề về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan sát sườn đến cuộc sống dân sinh để giải thích thỏa đáng, hướng dẫn cụ thể cho bà con chấp hành, thực hiện. Từ đó, giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng buôn làng giàu mạnh, xứng đáng với niềm tin của chính quyền cơ sở, “điểm tựa” của bà con nơi buôn làng.
Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Nhà nước dành cho đồng bào DTTS, ở các bản làng vùng đồng bào DTTS và miền núi đã triển khai tổ chức, thực hiện hiệu quả nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa các DTTS. Theo đó, những năm qua, trong nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực, nhiều Người có uy tín ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đã góp sức giữ gìn và phát huy nghề truyền thống để nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tốt đẹp của đồng bào DTTS luôn "sống" mãi với thời gian.
Để đảm bảo bình đẳng thực chất giữa nam và nữ bên cạnh sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, thì việc phát huy nguồn nhân lực và vai trò tự thân trong giới trẻ cần tiếp tục đẩy mạnh, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
Vấn đề bình đẳng giới được Đảng, Nhà nước xác định là một trong các mục tiêu quan trọng và luôn quan tâm thực hiện trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Sau 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh; phụ nữ và nam giới được tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó giúp chị em vươn lên, khẳng định vị thế của mình trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...
“Trước đây tôi nghe mẹ nói tiếng Mảng mà không hiểu hết. Giờ thì tôi có thể nói chuyện với bà con bằng tiếng dân tộc mình, thấy tự hào lắm!”. Đó là lời chia sẻ của chị Pàn Thị Niệm, sau khi tham gia Lớp truyền dạy tiếng dân tộc Mảng theo hình thức truyền khẩu.
Ngày 19/4, tại thành phố Hà Giang, Sở Dân tộc và Tôn giáo hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang đã có buổi làm việc nhằm xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị. Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang Ma Quang Hiếu; Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang Chu Thị Ngọc Diệp đồng chủ trì buổi làm việc.
Chiều 18/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Đắk Lắk về khảo sát, đánh giá kết quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).