Nghị quyết 27/NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang về xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu đi vào cuộc sống, nhận được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, trở thành cuộc cách mạng “gạn đục khơi trong”. Qua nhiều gian nan, niềm vui, nụ cười đã hiện hữu trở lại trên mỗi gương mặt của bà con người Mông nơi đây...
Ngày 20/10, tại chùa Monivongsa (P.1, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã diễn ra Lễ dâng y Kathina theo truyền thống hằng năm của Phật giáo Nam tông Khmer. Chứng minh, tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thạch Hà, Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Cà Mau, trụ trì chùa Monivongsa; chư Tăng tại bổn tự và các chùa trong tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, cùng gần 200 tín đồ Phật tử…
Trước thực trạng hủ tục và tà đạo bám rễ trong đời sống đồng bào Mông, ngày 10/5/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy bài trừ các hủ tục vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Chỉ thị 09) và đặc biệt là Nghị quyết số 27-NQ/TU, về thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 27). Những chỉ thị, nghị quyết này đã trở thành kim chỉ nam giúp các địa phương quyết liệt hành động, từng bước loại bỏ hủ tục và tà đạo…
Mèo Vạc (Hà Giang) từng là điểm nóng của tà đạo có tên là “San sư khẻ tọ” từ nước ngoài xâm nhập. Những người tin theo phải dỡ bỏ bàn thờ cúng tổ tiên; khi có người ốm đau không đưa đi khám, chữa bệnh tại trạm y tế, bệnh viện mà ở nhà cầu nguyện; không chăm chỉ làm ăn và xa lánh cộng đồng… Điều này, không chỉ khiến cuộc sống của họ trở nên nghèo đói, mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…
Mèo Vạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Trong đời sống của đồng bào, bên cạnh nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, phát huy vẫn có không ít hủ tục vẫn ăn sâu, bám rễ. Cùng với đó là sự len lỏi của tà đạo từ những kẻ xấu lôi kéo bà con… khiến cho hành trình xóa bỏ hủ tục, vấn nạn này trong đồng bào thêm gian nan, vất vả. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị đã và đang từng ngày đem lại sự bình yên cho mỗi bản làng.
Sáng ngày 11/10, tại Hội trường Ngọc Linh đã diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Kon Tum đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự và chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang.
Chiều ngày 10/10, 250 đại biểu dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu đại diện cho hơn 324.160 người DTTS trên địa bàn tỉnh đã tham dự phiên trù bị Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ IV, năm 2024. Các đại biểu đều bày tỏ vui mừng, phấn khởi và kỳ vọng Đại hội sẽ diễn ra thành công tốt đẹp, thống nhất thông qua Quyết tâm thư và đề ra nhiều mục tiêu quan trọng để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2024-2029.
Với chủ đề “Đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, phát triển”, Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tỉnh Sóc Trăng xác định tiếp tục xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, làm cầu nối trong hợp tác giữa Nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Cùng với đó, tăng cường công tác đối ngoại nhân dân trong việc triển khai đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Núi Bà Đen (Tây Ninh) là một trong những địa điểm gắn liền với đời sống tâm linh của người Việt, sự hiện diện đậm nét của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh phối hợp với Phòng Dân tộc và Tôn giáo thành phố Bạc Liêu; UBND xã Vĩnh Trạch và Đoàn từ thiện Trúc lâm Phật tâm và Phật tử Bình Dương vừa tổ chức trao 100 suất quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã Vĩnh Trạch.
Với kỳ vọng sẽ tái cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, gắn với liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), ngày 25/10/2021, Huyện ủy Sa Thầy đã ban hành Đề án số 07 “về cải tạo vườn tạp trên địa bàn huyện Sa Thầy giai đoạn 2021-2025” (gọi tắt là Đề án). Qua gần 3 năm triển khai Đề án đã làm thay đổi nhận thức của đồng bào DTTS trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Nhân dịp Lễ Sen Dolta năm 2024, chiều 1/10, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà chúc mừng tại chùa Rạch Giồng, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Nhân dịp Lễ Sen Dolta 2024, ngày 25/9, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam Tp. Cần Thơ đã tổ chức buổi gặp gỡ, chúc mừng các vị chức sắc, sư sãi tiêu biểu và Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer Thành phố.
Nhân dịp Lễ Sen Dolta năm 2024 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 25/9, Đoàn công tác do Đại tá Lê Hoàng Việt - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, tặng quà các vị sư sãi, Phật tử và lực lượng cốt cán của Bộ đội Biên phòng trong đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực biên giới.
Đại hội Ban Quản trị Quảng Triệu Hội Quán (Chùa Ông Cần Thơ) nhiệm kỳ X đã thông qua danh sách Ban Quản trị gồm 15 thành viên, ông Từ Quới Minh (sinh năm 1953) được cử làm Trưởng ban.
Người Dao Lù Gang di cư từ xã Công Sơn, Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc đến xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn từ những năm 50 của thế kỷ trước. Hiện nay, người Dao Lù Gang vẫn giữ được nét đẹp trong lễ cưới, đặc biệt, trang phục cô dâu, chú rể rất cầu kỳ, nhiều màu sắc. Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu một số hình ảnh ghi lại từ lễ cưới của người Dao Lù Gang.
Ngày 23/8, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn huyện năm 2024. Đây là dịp để cán bộ và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện được cùng nhau giao lưu, học tập kinh nghiệm, tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa phối hợp với Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức Hội thảo "Phát huy vai trò của Người có uy tín, chức sắc, chức việc các tôn giáo, cá nhân tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS và miền núi", khu vực miền Nam.
Ngày 18/7, tại Tp. Hạ Long, Ban Tôn giáo Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2024 ngành Quản lý nhà nước về tôn giáo. 250 đại biểu là đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành trong cả nước tham dự Hội nghị.
Lễ Panh Kom San Srok (Lễ cầu an) của đồng bào dân tộc Khmer, được diễn ra vào những ngày sau Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, tức vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 Âm lịch. Tuy không phải là ngày lễ lớn, nhưng Lễ cầu an đã thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer sinh sống lâu đời tại vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.