Mới đây, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 542/QĐ-TTg ngày 07/3/2025 công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đây là thành quả từ sự quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, chung tay của người dân trên địa bàn, trong đó có các chức sắc, tín đồ tôn giáo trong 13 năm bền bỉ thực hiện Chương trình.
Lễ hội Đền Hùng là sự kiện trọng đại diễn ra vào ngày 10/3 Âm lịch hằng năm tại tỉnh Phú Thọ để Nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng. Mặc dù mang đậm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Lễ hội này vẫn có sự góp mặt của các nghi thức Phật giáo, thể hiện tinh thần từ bi, cầu nguyện quốc thái dân an, đồng thời khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa Phật giáo và văn hóa dân tộc Việt Nam.
Nằm ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Vương cung Thánh đường Sở Kiện được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, Nhà thờ không chỉ là một điểm đến tâm linh quan trọng, mà còn là biểu tượng của lối kiến trúc Đông Tây độc lạ, thu hút và mang lại ấn tượng cho nhiều du khách.
Trong những năm qua, Lào Cai luôn chú trọng thực hiện các chế độ, chính sách cho Người có uy tín, trong đó có việc cung cấp thông tin cho đội ngũ quần chúng đặc biệt này. Cùng với tổ chức cho Người có uy tín tham gia các hội nghị tập huấn, đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương, thì việc cấp phát báo cho Người có uy tín cũng được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lào Cai.
Trong 2 ngày 20 - 21/3, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng cho Người có uy tín.
Cùng với việc giúp đỡ, dìu dắt giáo dân làm người công dân tốt trước khi làm người công giáo tốt, linh mục Nguyễn Khắc Hoài ở giáo xứ Võng Phan xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) còn tập hợp, phát huy nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp cùng giáo dân sống tốt đời - đẹp đạo.
Nhà thờ là nơi giáo dục đức tin, phổ biến giáo lý. Từ khi Linh mục Nguyễn Khắc Hoài nhận tác vụ (mục vụ) tại giáo xứ Võng Phan ở xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) được 16 tháng, thì nhà thờ còn trở thành nơi vui chơi, học tập của trẻ nhỏ. Đây cũng là nơi người dân thường đến để học cách làm người hữu ích; giáo xứ cũng được chọn làm điểm triển khai chương trình “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư"… Điều đặc biệt ở Linh mục Nguyễn Khắc Hoài là trong cuộc sống hằng ngày, Linh mục luôn đề cao việc dạy giáo dân làm người công dân tốt, trước khi làm người công giáo tốt.
Thời gian qua, nguồn lực từ Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo động lực giúp đồng bào DTTS và miền núi có nhiều cơ hội phát triển.
Nằm giữa vùng đất linh thiêng của Phật giáo Việt Nam, chùa Dâu (còn gọi là Diên Ứng Tự, Pháp Vân Tự) được xem là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, có lịch sử kéo dài gần 2.000 năm. Chùa tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi chùa này cũng được và được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên trên đất Việt. Với kiến trúc đặc sắc, bề dày lịch sử và ý nghĩa tâm linh sâu sắc, chùa Dâu là điểm đến quan trọng của các tín đồ Phật giáo; cũng như du khách muốn tìm hiểu về văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng.
Nhà thờ Mằng Lăng, một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Những năm gần đây, Nhà thờ Mằng Lăng trở thành một điểm du lịch văn hóa tâm linh, thu hút nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Thông tin từ UBND huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội cho biết: Từ ngày 02 - 04/4/2025, Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật Quốc gia (2015 - 2025) và khai hội chùa Tây Phương huyện Thạch Thất năm 2025 sẽ được tổ chức trang trọng tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất.
Nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Quảng Bình đang được khẩn trương thực hiện. Đặc biệt, 2 tiêu chí: Dân số và diện tích tự nhiên ở cấp xã vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS đã được quy định rõ ràng.
Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ năm 2022 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh triển khai các nội dung của Dự án. Đến nay, Dự án đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, trao quyền và mở ra cơ hội mới giúp phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.
Chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử (Quảng Ninh) ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, là một công trình kiến trúc tâm linh độc đáo và mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đây không chỉ là điểm đến hành hương linh thiêng, mà còn là biểu tượng của tinh thần dân tộc, sự trường tồn của Thiền phái Trúc Lâm, do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập.
Toàn tỉnh Trà Vinh hiện có 385 Người có uy tín trong đồng bào DTTS đại diện đầy đủ các thành phần như chức sắc, chức việc các tôn giáo, người sản xuất giỏi… của các dân tộc sinh sống trên địa bàn. Những Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Trà Vinh đều được cộng đồng tôn vinh, kính phục, bầu chọn và lấy đó là tấm gương để học tập noi theo.
Thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ, tại huyện Quản Bạ (Hà Giang) nhiều mái ấm kiên cố, nghĩa tình được xây dựng và bàn giao sớm cho người dân. Qua đó, đã tiếp thêm động lực cho đồng bào vùng cao yên tâm lao động, sản xuất, vươn lên trong cuộc sống.
Nhà thờ đá Phát Diệm được biết đến là công trình Công giáo nổi tiếng tại Ninh Bình với hơn 130 năm tuổi, cùng kiến trúc độc đáo và khác biệt so với thời đại. Sau nhiều thập kỷ xây dựng, nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp ấn tượng pha trộn giữa phong cách Á - Âu và thu hút được lượng lớn khách du lịch đến tham quan mỗi năm.
Những năm gần đây, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đầu tư mạnh mẽ, có trọng tâm, trọng điểm cho công tác dân tộc. Diện mạo vùng đặc biệt khó khăn đã và đang có nhiều bước chuyển đáng kể, kết cấu hạ tầng được đầu tư, xây mới khang trang, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.
Sau gần bốn năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Trên địa bàn tỉnh Bến Tre, cùng với dân tộc Kinh còn có 23 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, có nhiều hộ nghèo, hộ người có công có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ nhà ở. Năm 2024, tỉnh Bến Tre đã vận động được 100,5 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng 1.802 căn nhà kiên cố cho các hộ dân, trong đó có 250 hộ người có công và 1.552 hộ nghèo. Tuy nhiên, số hộ cần hỗ trợ về nhà ở vẫn còn rất lớn.