Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Sau gần bốn năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển tích cực.
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại Giới Đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Quảng Ninh hiện có hơn 40.000 tín đồ công giáo, 16 giáo xứ, 38 giáo họ. Thực hiện phương châm “Kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo luôn phát huy tốt vai trò trong hầu hết các phong trào tại địa phương nơi cư trú. Nhiều mô hình, sáng kiến, cách làm hay được các giáo xứ, họ đạo đề ra, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, nhiệm vụ của địa phương, phù hợp với tâm tư, tình cảm, nếp sống đạo của người công giáo.
Từ chỗ không dám vay vốn vì sợ không có điều kiện để trả nợ, giờ đây, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã thay đổi nếp nghĩ, mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Từ đó, xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, nâng cao thu nhập và vươn lên có cuộc sống ổn định.
Sau gần bốn năm triển khai thực hiện Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được hỗ trợ nguồn lực để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
Cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS các tỉnh Tây Nguyên đã có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chung tay phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, góp phần đưa buôn làng ngày càng phát triển.
Ngày 31/3, tại hội trường Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang, đã diễn ra Hội nghị trao đổi về nội dung tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025 giữa Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh, cùng các cơ quan chức năng của tỉnh Kiên Giang.
Chiều 1/4, ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, chủ trì buổi làm việc với huyện Bắc Trà My về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Trong tháng 3, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo đã đi vào hoạt động. Việc kiện toàn và bắt tay ngay vào công việc của các Sở Dân tộc và Tôn giáo mang ý nghĩa thúc đẩy lĩnh vực dân tộc và tôn giáo ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, góp phần phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước. Lãnh đạo một số Sở Dân tộc và Tôn giáo đã có những chia sẻ trên Báo Dân tộc và Phát triển xung quanh nội dung này.
Thay mặt Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự vừa gửi thư thăm hỏi đến Đức Tăng thống Phật giáo Myanmar Bhadanta Sandimar Bhivamsa.
Toàn tỉnh Đắk Nông có 310 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Ở cơ sở, đội ngũ những Người có uy tín đóng vai trò quan trọng trong tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Tây Ninh đã tập trung đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình MTQG 1719 đã và đang từng bước giải quyết được nhiều vấn đề cấp thiết trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS.
Nhờ đẩy mạnh triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ gần 4 năm nay, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và niền núi tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chuyển biến đáng kể.
Ngoài vẻ đẹp quyến rũ được thiên nhiên ban tặng, An Giang còn đặc biệt hấp dẫn bởi những ngôi thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp. Với cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi lớn, những ngôi thánh đường và tiểu thánh đường, đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Chăm theo đạo Islam ở An Giang từ lâu đời.
Thời gian qua, triển khai các dự án, chương trình, chính sách dân tộc, đồng bào các tôn giáo, dân tộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tích cực đóng góp sức người, sức của, chung tay cùng cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp xây dựng quê hương.
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Kon Tum đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.