Từ nhiều chương trình, chính sách, trong đó có Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, đồng bào DTTS đã và đang được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị và sự chung tay của toàn xã hội, mục tiêu trao mái ấm cho đồng bào đang thần tốc về đích.
Sau một thời gian triển khai Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, tỉnh Hà Giang đã khởi công xây dựng 4.573 căn nhà tạm, nhà dột nát và 2.967 căn đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Bên cạnh nguồn vốn của Chương trình, các địa phương, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã vận động, hỗ trợ thêm 86 hộ gia đình xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, giúp các hộ khó khăn an cư lạc nghiệp.
Chiều 22/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức Hội nghị trao Quyết định nghỉ hưu đối với công chức, người lao động theo Nghị định số 178/NĐ-CP. Tham dự Hội nghị còn có các Thứ trưởng: Y Vinh Tơr, Y Thông, Nguyễn Hải Trung, Nông Thị Hà; cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc Bộ.
Để đảm bảo bình đẳng thực chất giữa nam và nữ bên cạnh sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, thì việc phát huy nguồn nhân lực và vai trò tự thân trong giới trẻ cần tiếp tục đẩy mạnh, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
Vấn đề bình đẳng giới được Đảng, Nhà nước xác định là một trong các mục tiêu quan trọng và luôn quan tâm thực hiện trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Sau 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh; phụ nữ và nam giới được tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó giúp chị em vươn lên, khẳng định vị thế của mình trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...
“Trước đây tôi nghe mẹ nói tiếng Mảng mà không hiểu hết. Giờ thì tôi có thể nói chuyện với bà con bằng tiếng dân tộc mình, thấy tự hào lắm!”. Đó là lời chia sẻ của chị Pàn Thị Niệm, sau khi tham gia Lớp truyền dạy tiếng dân tộc Mảng theo hình thức truyền khẩu.
Ngày 19/4, tại thành phố Hà Giang, Sở Dân tộc và Tôn giáo hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang đã có buổi làm việc nhằm xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị. Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang Ma Quang Hiếu; Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang Chu Thị Ngọc Diệp đồng chủ trì buổi làm việc.
Chiều 18/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Đắk Lắk về khảo sát, đánh giá kết quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Sáng 18/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XV có chuyến khảo sát, đánh giá kết quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước tại Thông báo số 158/TB-VPCP, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức cuộc họp trao đổi, thảo luận đề xuất điều chỉnh kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các địa phương từ nguồn kinh phí huy động tại Chương trình phát động và kinh phí từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 phù hợp với nhu cầu rà soát. Ông Phí Mạnh Thắng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì cuộc họp.
Đội ngũ những Người có uy tín ở cơ sở đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm, tận tụy tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự; chủ động phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội để thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp sức thúc đẩy sự phát triển nơi buôn làng... Khi vai trò của Người có uy tín được phát huy, "việc khó cũng thành dễ".
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét về hạ tầng, sinh kế bền vững, phát triển giáo dục, y tế, bảo tồn văn hóa truyền thống … mang lại sự thay đổi toàn diện, nâng cao chất lượng sống và tạo ra cơ hội phát triển cho hàng triệu người dân nơi đây.
Nhờ chú trọng hỗ trợ sinh kế ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường của Hội Phụ nữ các cấp, chị em phụ nữ các DTTS đã thay đổi tư duy, cách làm, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao thu nhập, tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS.
"Năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, gương mẫu". Đó là những lời nhận xét của bà con Nhân dân trong thôn, dành cho anh Công Văn Thạo, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Bản Thẳm, xã Hoa Thám, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
Nhằm góp phần nâng cao ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống trong cộng đồng, ngày 13/4/2025, tại bản Pá Bon, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã diễn ra Lễ khai giảng lớp dạy tiếng dân tộc Mảng theo hình thức truyền khẩu.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer, chiều 13/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cùng Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết các vị Hòa thượng, Thượng tọa, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào Khmer tại chùa Pô Thi Vongsa ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách kích động, chia rẽ và gây rối trật tự xã hội, việc nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc tiếp tục thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân là biện pháp quan trọng giúp đồng bào DTTS có cuộc sống ổn định, không bị kẻ xấu lợi dụng.
Sáng sớm ngày 12/4/2025, không khí tại bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) trở nên rộn ràng, ấm áp, bởi sự có mặt của đông đảo bà con dân tộc Cống đến tham gia lớp truyền dạy tiếng dân tộc Cống theo hình thức truyền khẩu.
Ngày 11/4, Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang do Đại tá Lê Hoàng Việt - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại chùa Mới (phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên) và chùa Tà Ngáo (phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang).
Ngày 12/4, tại chùa Monivongsa Bopharam, phường 1, TP. Cà Mau, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Đến dự và tặng quà, hoa chúc mừng có ông Nguyễn Minh Luân, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau; cùng tham dự có các đồng chí đại diện lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành và các phòng chuyên môn của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau.