Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Khoa học và Công nghệ thủy lợi – 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025).
Thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Thái Nguyên đã tăng cường công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin, để góp phần giảm nghèo bền vững.
Rất nhiều lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại cho phụ nữ, đặc biệt là chị em phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) như khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, dịch vụ xã hội. Từ đó, chị em có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và cơ hội tự phát triển bản thân…
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về “ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu (DTTS) và miền núi”, thuộc Dự án 10, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai đầu tư hạ tầng số ở các thôn, làng và tập huấn, hướng dẫn để đồng bào DTTS biết cách ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS.
Những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Qua đó, đã thu được nhiều kết quả tích cực; từng bước thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân, doanh nghiệp, dẫn đến thay đổi hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số.
Ngày 10/10, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số năm 2024. Dự Hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh.
Mới đây, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu về Chuyển đổi số năm 2024” (Cuộc thi) trên địa bàn tỉnh.
Công cuộc chuyển đổi số (CĐS) ở Cà Mau hiện đang diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp từ các khóm, ấp đến thành thị, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Tại Lễ Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 vừa được tổ chức ngày 1/10, VNPT mang tới những góc nhìn thực tiễn về loạt công nghệ tiên tiến, trong đó nổi bật là những ứng dụng từ AI tạo sinh (Generative AI).
Sau gần 4 năm thực hiện chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Thái Nguyên đã vươn lên, trở thành một trong những địa phương tiên phong, đi đầu về CĐS. Đặc biệt, tỉnh chú trọng gắn CĐS với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), đến nay, đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Ngày 1/10, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị Chuyển đổi số năm 2024 với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. Chương trình nhằm chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia và là dịp để tỉnh Kon Tum nhìn nhận, đánh giá, nâng cao nhận thức của mỗi tổ chức, cá nhân về vai trò, ý nghĩa, lợi ích của chuyển đổi số trong công cuộc phát triển.
Dù đã có những nỗ lực được triển khai trong hàng chục năm qua, những cây chè shan tuyết cổ thụ tại xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) vẫn đang phải oằn mình chống chịu sự tấn công ngày một mạnh mẽ của loài mối. Không ít cây đã bị tàn phá đến mức chết khô dù cho tuổi đời đã lên tới hàng trăm năm. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sinh kế của bà con đồng bào dân tộc thiểu số đang sống dựa vào cây chè, mà còn đe dọa sự tồn vong của một trong những vùng chè hiếm có bậc nhất của cả nước.
Ngày 13/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum phối hợp với Cục Chuyển đổi số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Chương trình bồi dưỡng, tập huấn cho các Tổ công nghệ số cộng đồng tại huyện Đăk Hà.
Cuộc thi Robotacon WRO 2024 đã tìm ra những tuyển thủ robot xuất sắc đại diện Việt Nam trong cuộc thi thế giới. Bên cạnh đó, các tài năng công nghệ cũng được tặng nhiều giải thưởng đặc biệt từ Vinamilk.
Trong bối cảnh điện toán đám mây đang dần trở thành nền tảng không thể thiếu cho quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, Tập đoàn VNPT tự hào ra mắt VNPT Cloud - Hệ sinh thái Điện toán đám mây toàn diện, mang đến giải pháp công nghệ tiên tiến, an toàn và hiệu quả, giúp doanh nghiệp bứt phá và phát triển mạnh mẽ.
Xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô là vựa lúa lớn của tỉnh Đắk Nông, nổi danh với các giống lúa gạo đặc sản. Để giảm nhân công lao động, tiết kiệm thời gian mà còn hạn chế việc người dân tiếp xúc với hóa chất, tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh cho lúa, người dân nơi đây sớm thực hiện cơ giới hóa, đặc biệt là việc sử dụng máy bay không người lái.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (TELCO) đang đẩy mạnh xu hướng chuyển đổi xanh. Chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) đang hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh, để đảm bảo sự phát triển bền vững đất nước.
Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và hỗ trợ người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, các bệnh phụ thuộc thuốc và cần uống thuốc điều trị hàng ngày, Công ty Long Châu chính thức ra mắt tính năng “Nhắc uống thuốc” hoàn toàn mới trên ứng dụng. Đây là tính năng đột phá, giúp người dùng thiết lập lịch nhắc uống thuốc dễ dàng, linh hoạt theo nhu cầu, góp phần nâng cao việc tuân thủ và cải thiện hiệu quả điều trị.
Với nhiều tiện ích mang lại, chuyển đổi số (CĐS) và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đang được tỉnh Hà Giang quan tâm, đẩy mạnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), qua đó giúp người dân tiếp cận các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách dân tộc một cách kịp thời, nhanh chóng; đồng thời những tính năng trên nền tảng số đã đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, góp phần nâng cao chất lượng sống cho đồng bào các DTTS.
Theo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn Cứu hộ (PCCC&CNCH), trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn quốc đã xảy ra 2.222 vụ cháy, tăng 361 vụ so với cùng kỳ 2023, làm chết 57 người, bị thương 45 người, thiệt hại khoảng 127,9 tỷ đồng. Những con số này là tiếng chuông cảnh tỉnh, đòi hỏi công tác quản lý hỏa hoạn phải hiệu quả hơn. Việc tích hợp công nghệ IoT vào các hệ thống an toàn PCCC đã góp phần phòng ngừa, phát hiện và giảm thiểu hỏa hoạn. VNPT iAlert - nền tảng truyền tin và cảnh báo sự cố do VNPT phát triển là giải pháp ứng dụng hiệu quả công nghệ IoT trong PCCC.