Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS Bình Liêu giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện từ năm 2021. Với sự nỗ lực của các địa phương, đến nay đề án đã cho thấy những hiệu quả đáng kể.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn diễn biến phức tạp. Nhằm kéo giảm, tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, nhiều địa phương trên cả nước đã và đang quyết liệt triển khai các biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Mặc dù đã có những tín hiệu tích cực, nhưng tình trạng tảo hôn chưa biết bao giờ mới có hồi kết.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn Đắk Nông vẫn còn diễn biến phức tạp. Giai đoạn 2015 - 2020, toàn tỉnh có 347 trường hợp tảo hôn; 24 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Nạn tảo hôn, phổ biến nhất là nữ ở độ tuổi dưới 16. Tình trạng này diễn ra chủ yếu ở một số thôn, bản, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh. Đắk Nông đang tăng tốc thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân “nói không” với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Vừa qua, các huyện Bảo Lâm, Hòa An, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức các hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang, 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh có 76 trường hợp tảo hôn, tập trung nhiều nhất ở huyện Yên Sơn, Hàm Yên. Số ca mang thai ở tuổi vị thành niên là 285, 80% trong số này là trẻ ở các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên và Yên Sơn.
Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là tập tục tồn tại từ lâu trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tại các xã vùng cao của tỉnh Bình Thuận nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống, tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại, cần có giải pháp khắc phục triệt để trong thời gian tới.
Ngày 8/11, tại Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện mô hình điểm “Bộ đội Biên phòng Lào Cai đồng hành cùng thôn, bản nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống” tại xã Tả Gia Khâu và Dìn Chin, huyện Mường Khương.
Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những nội dung, thuộc Dự án 7, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển-kinh tế cùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đang được ngành y tế tỉnh tỉnh Thái Nguyên tập trung triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp, với mục tiêu nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào DTTS về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ.
Xác định chất lượng dân số là một trong những yếu tố hàng đầu, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư nâng cao chất lượng dân số chính là đầu tư cho tương lai, tạo nguồn lực phát triển nhanh và bền vững. Thời gian qua tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành vi của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ).
Trường PTDTNT- THPT Miền Tây thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) vừa tổ chức truyền thông về chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, mua bán người, bình đẳng giới.
Cùng với hệ thống chính trị, những năm qua, tổ chức Đoàn Thanh niên ở các địa phương đã tích cực vào cuộc với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm từng bước đẩy lùi nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Đó là chủ đề của Chương trình văn nghệ tuyên truyền do Ban Dân tộc phối hợp với Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức tại một số xã và Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS thuộc hai huyện Trà Bồng, Sơn Hà.
Gương mẫu trong cuộc sống, tích cực vận động người dân thay đổi nếp nghĩ cách làm theo hướng tích cực, Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn phát huy vai trò, trách nhiệm là hạt nhân trong các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, Người có uy tín cũng đã góp phần tích cực giảm thiểu tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
Vừa qua, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cao Bằng là một trong những địa bàn có tỷ lệ DTTS cao nhất cả nước, chiếm tới 94,88%, với 35 thành phần dân tộc cùng sinh sống. Những năm qua, công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn được lãnh đạo các cấp, ngành của tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại, thậm chí có nơi có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS cùng nhiều hệ lụy.
Vừa qua, tại xã Hoà Hội, huyện Châu Thành (Tây Ninh), Hội LHPN tỉnh phối hợp Hội LHPN huyện tổ chức truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho gần 70 thành viên câu lạc bộ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, tình trạng tảo hôn, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai có xu hướng giảm nhưng chưa bền vững. Vấn nạn tảo hôn vẫn còn xảy ra ở các huyện, thị xã dẫn đến mục tiêu giảm 30% số phụ nữ dân tộc thiểu số dưới 18 tuổi sinh con lần đầu so với năm 2022 chưa đạt chỉ tiêu của UBND tỉnh giao.
UBND huyện Hà Quảng (Cao Bằng) vừa tổ chức 2 lớp tập huấn về tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho gần 100 học viên tại thị trấn Thông Nông và thị trấn Xuân Hòa.
Huyện vùng cao Tủa Chùa (Điện Biên) có 12 xã, thị trấn với 120 thôn, bản, tổ dân phố; hơn 95% số dân toàn huyện là đồng bào dân tộc thiểu số. Trình độ nhận thức hạn chế, điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu hiểu biết pháp luật, tập quán lạc hậu… là những nguyên nhân khiến tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết còn tồn tại khá phổ biến tại Tủa Chùa.
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Nàn Sín (huyện Si Ma Cai, Lào Cai) vừa tổ chức buổi tuyên truyền phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh tham gia Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi".