Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát huy vai trò Người có uy tín trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Phát huy vai trò Người có uy tín trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Nhằm khơi dậy ý chí, quyết tâm của người dân trong việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp hiệu quả. Trong đó việc phát huy vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín được đặc biệt quan tâm. Bởi, Người có uy tín chính là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong việc huy động sức mạnh đoàn kết, ý chí, quyết tâm của người dân để thực hiện thành công Chương trình MTQG 1719.
Sức sống mới nơi đầu nguồn sông Hậu

Sức sống mới nơi đầu nguồn sông Hậu

Những ngày này, không khí đón mừng Tết cổ Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer ở An Giang đã rộn ràng. Năm nay, sản xuất nông nghiệp thuận lợi, đồng bào Khmer được quan tâm chăm lo đầy đủ chính sách. Trong các phun, sóc đường sá được đổ bê-tông, gắn đèn đường. Các chùa Nam tông Khmer cũng được quan tâm nâng cấp, trùng tu ... càng làm cho không khí đón năm mới của đồng bào Khmer thêm vui tươi, đầm ấm.
Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) nâng cao chất lượng tổ truyền thông cộng đồng

Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) nâng cao chất lượng tổ truyền thông cộng đồng

Ngày 15/3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm tổ truyền thông cộng đồng thuộc Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Dự hội nghị có hơn 120 đại biểu là thành viên tổ truyền thông cộng đồng, hội viên phụ nữ, đại diện UBND của 7 xã, thị trấn có thôn, làng đặc biệt khó khăn.
Ngăn chặn nhiều đường dây tội phạm ma túy ngay từ khu vực biên giới

Ngăn chặn nhiều đường dây tội phạm ma túy ngay từ khu vực biên giới

Ngày 21/12/2023 tại Hà Nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý tổ chức Hội nghị giao ban Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý cấp Trung ương năm 2023. Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (C04) chủ trì hội nghị.
Thái Nguyên: Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2023

Thái Nguyên: Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2023

Ngày 20/12, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, khoảng cách chênh lệch về giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái ngày càng được rút ngắn. Việc thực hiện quyền năng của phụ nữ DTTS, thực hiện bình đẳng giới chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Vượt qua định kiến, phụ nữ DTTS vươn lên thoát nghèo

Vượt qua định kiến, phụ nữ DTTS vươn lên thoát nghèo

Nhằm khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS, chính quyền huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) đã triển khai nhiều cách làm hay, sáng tạo. Nhờ vậy, nhiều phụ nữ DTTS đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, biến những thử thách thành cơ hội, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc anh em cùng chung sống. Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, vận đồng người dân bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Bắc Kạn: Khi những người lính làm công tác dân vận

Bắc Kạn: Khi những người lính làm công tác dân vận

Cùng với nhiệm vụ xây dựng đơn vị chính quy, hiện đại, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Pác Nặm phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả công tác dân vận, giúp nhân dân trên địa bàn phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, tăng cường chặt chẽ mối quan hệ quân dân.
Hà Giang: Triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xoá bỏ định kiến và khuôn mẫu giới ở đồng bào DTTS

Hà Giang: Triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xoá bỏ định kiến và khuôn mẫu giới ở đồng bào DTTS

Với đặc thù là địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống, thực tế cho thấy, mức sống của các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn thấp; trình độ dân trí chưa đồng đều; hơn nữa, quan niệm, tư tưởng coi trọng nam giới còn khá phổ biến; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và một số hủ tục lạc hậu còn tồn tại trong một bộ phận đồng bào DTTS. Phụ nữ nông thôn, phụ nữ DTTS còn hạn chế về trình độ, kiến thức, bị ràng buộc bởi khuôn mẫu, định kiến, quan niệm, phong tục tập quán lạc hậu.
Bình Phước: Trao cần câu giúp đồng bào vùng DTTS thoát nghèo bền vững

Bình Phước: Trao cần câu giúp đồng bào vùng DTTS thoát nghèo bền vững

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), các huyện miền núi tỉnh Bình Phước đã sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ để hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giúp nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển kinh tế bền vững, vươn lên thoát nghèo.
Nhìn lại chặng đường sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Tuyên Quang

Nhìn lại chặng đường sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Tuyên Quang

Mặc dù triển khai chưa lâu, song Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) của tỉnh Tuyên Quang bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế tập huấn Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế tập huấn Chương trình MTQG 1719

Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) ở các cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023.
Ủy ban Dân tộc với Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi: Tham mưu điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 (Bài 19)

Ủy ban Dân tộc với Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi: Tham mưu điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 (Bài 19)

Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì rà soát, tổng hợp, đề xuất dự kiến điều chỉnh một số nội dung về đối tượng, phạm vi, nội dung, chỉ tiêu cụ thể của các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719, bảo đảm không làm thay đổi tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và các nội dung khác đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư cho giai đoạn 2021 - 2025.
Gia Lai mở 46 lớp xóa mù chữ với gần 1.200 học viên

Gia Lai mở 46 lớp xóa mù chữ với gần 1.200 học viên

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Gia Lai về triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, đến nay, tỉnh Gia Lai đã mở 46 lớp xóa mù chữ cho 1.181 học viên.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Tạo cơ chế lồng ghép phù hợp để sử dụng hiệu quả nguồn lực (Bài 4)

Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Tạo cơ chế lồng ghép phù hợp để sử dụng hiệu quả nguồn lực (Bài 4)

Trong giai đoạn 2021 - 2025, vùng DTTS và miền núi triển khai đồng loạt 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), bên cạnh những hiệu quả tích cực, thì trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình vẫn còn bộc lộ không ít bất cập. Để tăng hiệu quả của các Chương trình, việc lồng ghép các nguồn lực là rất quan trọng. Do đó, cần có cơ chế lồng ghép hiệu quả là vấn đề cấp thiết đang đặt ra tại thực tế cơ sở...
Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đi được gần nửa chặng đường. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình tại nhiều địa phương cũng bộc lộ một số bất cập cần tháo gỡ. Về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình

Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình

Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), những kết quả bước đầu đang mang lại nhiều kỳ vọng cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai ở cơ sở, một số nội dung gặp vướng mắc về cơ chế, phương thức thực hiện... cần tiếp tục rà soát tháo gỡ, "khai thông" kịp thời.
Đội văn nghệ thôn bản - Đánh thức vai trò của những chủ nhân văn hóa: Chính sách mới, kỳ vọng mới (Bài 2)

Đội văn nghệ thôn bản - Đánh thức vai trò của những chủ nhân văn hóa: Chính sách mới, kỳ vọng mới (Bài 2)

Bằng tình yêu và trách nhiệm với văn hóa dân tộc, các đội văn nghệ thôn, bản chính là những "viên gạch" góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng sân chơi lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân... Tuy vậy, để duy trì, lan tỏa hơn nữa cho các hoạt động này, việc xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ cho các đội văn nghệ thôn bản, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi khó khăn là rất quan trọng...
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong thực hiện chế độ, chính sách với Người có uy tín

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong thực hiện chế độ, chính sách với Người có uy tín

Những năm qua, đánh giá cao về vai trò, sức ảnh hưởng của những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đội ngũ này, qua đó, Người có uy tín ngày càng phát huy tốt vai trò trên các mặt công tác ở cơ sở. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế xung quanh vấn đề này.