Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lâm Đồng: Triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Hoàng Quý - 18:30, 22/12/2023

Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã tích cực cùng các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng về kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 và những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tiếp theo.

Ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng
Ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng

PV: Thời gian vừa qua, Lâm Đồng đã triển khai rất tích cực, hiệu quả các chính sách dân tộc, xin ông cho biết một số kết quả nổi bật về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh?

Ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng: Lâm Đồng là tỉnh thuộc Nam Tây Nguyên có dân số hơn 1,3 triệu người với 47 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, đồng bào DTTS là hơn 338 nghìn người, chiếm 25,72% dân số toàn tỉnh. Cả tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, 142 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 78/142 xã, phường, thị trấn là vùng DTTS; có 1.365 thôn, tổ dân phố, trong đó có 478/1.365 thôn, tổ dân phố là vùng DTTS; có 49 thôn đặc biệt khó khăn vùng DTTS.

Năm 2023, thời tiết cơ bản thuận lợi cho sinh trưởng và phát trỉển các loại cây trồng, tiến độ sản xuất nông nghiệp đảm bảo thời vụ; tình hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên bàn tỉnh phát triến ổn định, đảm bảo an toàn về dịch bệnh; sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá; hoạt động du lịch, dịch vụ sôi động, phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ; giải ngân vốn đầu tư công được quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, sát sao và đạt kế hoạch đề ra; các lĩnh vực văn hóa, xã hội được duy trì, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân; công tác an sinh xã hội được chú trọng; quốc phòng an ninh được giữ vững…

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, tình hình KT-XH năm 2023 trên địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, như: thu ngân sách nhà nước, giải ngân đầu tư công vẫn gặp nhiều khó khăn…Đời sống của một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn; tình hình an ninh, trật tự, tai nạn giao thông trên một số địa bàn vẫn còn tiềm ân rủi ro.

PV: Xin ông cho biết, năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã cùng các ngành, địa phương tập trung vào những nhiệm vụ gì để đảm bảo tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719?

Ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng: Căn cứ Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023 của tỉnh và nguồn vốn bố trí năm 2023 thực hiện Chương trình MTQG 1719 để chủ động phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2023 trên địa bàn tỉnh; tăng cường bám sát cơ sở để nắm bắt tình hình các phát sinh, vướng mắc nhằm chủ động xử lý hoặc tham mưu cho cấp thẩm quyền xử lý, giúp cơ sở phát triển đúng định hướng và ổn định.

Năm 2022, tổng vốn bố trí cho chương trình là hơn 232 tỷ đồng, gồm hơn 126 tỷ đồng vốn đầu tư công, gần 66 tỷ đồng vốn sự nghiệp và 40 tỷ đồng vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Năm 2023 là hơn 370 tỷ đồng, gồm hơn 162 tỷ đồng vốn đầu tư công, hơn 171 tỷ đồng vốn sự nghiệp, 30 tỷ đồng vốn tín dụng và hơn 6 tỷ đồng huy động từ nguồn đối ứng của người dân và ngân sách huyện.

Một trong những trọng tâm của chương trình là hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Theo đó, các địa phương đã hỗ trợ nhà ở cho 146 hộ với số tiền gần 6 tỷ đồng. Tỉnh đã bố trí vốn thực hiện 7 dự án sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư và 1 dự án chuẩn bị cho công tác đầu tư; tính đến hết tháng 10 đã giải ngân được gần 20 tỷ đồng.

Về cơ sở hạ tầng thiết yếu, trong năm 2022 và 2023, các địa phương đã triển khai thi công 16 công trình, nhiều công trình đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Các nội dung của chương trình còn giúp người dân phát triển kinh tế thông qua hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động là đồng bào DTTS…

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, các chỉ tiêu phát triển KT-XH ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh Lâm Đồng về hạ tầng, thu nhập, y tế, giáo dục, văn hóa, giảm nghèo... đã có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể: cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn được cải thiện, GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 85,2 triệu đồng/người, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 2,05%; riêng tỷ lệ nghèo đa chiều đồng bào DTTS giảm 5,09%; thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS đạt 44,94 triệu đồng/người (tăng 20% năm 2022).

Đời sống của đồng bào DTTS ở Lâm Đồng ngày càng được phát triển, bản sắc văn hoá được gìn giữ, phát huy, kết quả đó có vai trò đóng góp của Người có uy tín trong cộng đồng. (Trong ảnh: Đoàn đại biểu Người có uy tín Lâm Đồng đi thăm quan học tập tại Hà Nội)
Đời sống của đồng bào DTTS ở Lâm Đồng ngày càng được phát triển, bản sắc văn hoá được gìn giữ, phát huy, kết quả đó có vai trò đóng góp của Người có uy tín trong cộng đồng. (Trong ảnh: Đoàn đại biểu Người có uy tín Lâm Đồng đi thăm quan học tập tại Hà Nội)

PV: Xin ông cho biết quá trình thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gặp phải những khó khăn gì?

Ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng: Một số văn bản hướng dẫn của Trung ương còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng, chưa thống nhất cần phải sửa đổi, bổ sung gây khó khăn cho địa phương trong quá trình hướng dẫn cũng như triển khai thực hiện chương trình.

Nghị định Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP đã ít nhiều tạo thuận lợi cho các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, việc quy định hồ sơ thanh toán bao gồm “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở” cho đối tượng thụ hưởng chính sách “Hỗ trợ nhà ở” tại Dự án 1 thuộc Chương trình tạo rất nhiều khó khăn, bế tắc (thậm chí không thể triển khai) cho địa phương trong quá trình thực hiện (Vì đối tượng thụ hưởng là hộ DTTS nghèo, đa số mới tách hộ, sống ở vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện để chuyển sang đất xây dựng; các hộ sau khi tách hộ đều làm nhà tạm trên đất nông nghiệp hoặc đất chưa có sổ của cha mẹ cho).

Huy động các nguồn lực xã hội thực hiện Chương trình còn nhiều hạn chế. Việc xác định khả năng cân đối, bố trí, huy động các nguồn vốn để thực hiện các Chương trình tại một số địa phương chưa được quan tâm, tỷ lệ lồng ghép các nguồn vốn cùng mục tiêu để thực hiện Chương trình còn thấp.

PV: Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình này, thưa ông?

Ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng: Năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành hướng dẫn về thực hiện Chương trình mục tiêu Chương trình MTQG 1719 trên cơ sở các Thông tư hướng dẫn của các bộ ngành và các văn bản hướng dẫn của các sở, ngành có liên quan…

Đồng thời, chúng tôi sẽ đẩy mạnh thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh để đánh giá hiệu quả cũng như tác động của Chương trình; đồng thời phát hiện những khó khăn vướng mắc nhằm đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời

Triển khai thực hiện các nội dung Ban Dân tộc được giao làm chủ đầu tư thuộc các Dự án, Tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719 hàng năm gồm: đào tạo nâng cao năng lực cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp; bồi dưỡng tiếng dân tộc và kiến thức dân tộc; chính sách đối với người có uy tín; chính sách giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương tham mưu UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Hướng dẫn chung triển khai thực hiện các Dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 theo Quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 25 phút trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 11 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.