Từ ngày 26 đến 27/3, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia (VINEN) tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia lần 6 - Bình Định 2025.
Dọc theo hai bên những cung đường vào với các xã phía Bắc của huyện Đăk Glei (Kon Tum) là những đồi cà phê xứ lạnh xanh tốt. Với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đây không chỉ là loại cây trồng giúp cho họ vươn lên thoát nghèo mà còn mở hướng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Với lợi thế về đất đỏ bazan màu mỡ và khí hậu ôn hòa, huyện Hướng Hóa được xem là "thủ phủ" cà phê của tỉnh Quảng Trị. Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều nhóm hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với người trồng cà phê, đặc biệt là đồng bào Bru Vân Kiều, nhằm xây dựng chuỗi cà phê sạch, khép kín. Hợp tác xã (HTX) Nông sản Khe Sanh, do bà Nguyễn Thị Hằng làm Giám đốc là một điển hình.
Những năm gần đây, du lịch cộng đồng ở tỉnh Kon Tum có bước phát triển khá ấn tượng, không chỉ đáp ứng xu hướng mới trong du lịch hiện nay, mà còn đem lại nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân và cộng đồng các DTTS. Đặc biệt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum vừa ban hành Chỉ thị số 27 “về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào DTTS ở huyện Kon Plông”, đây được xem là động lực thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Kon Plông nói riêng, toàn tỉnh nói chung.
Với tâm thế đồng hành cùng doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn “Tiếp sức vốn vay - Cơ hội trao tay” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bổ sung vốn lưu động kịp thời, phục vụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sáng 27/12, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương các thanh niên, học sinh, sinh viên, hội viên, Người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ở buôn Ia Prong (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), anh Kpă Séo (SN 1995, dân tộc Gia Rai) là tấm gương tiêu biểu của tuổi trẻ DTTS dám nghĩ, dám làm để lập thân, lập nghiệp. Đồng thời, tập hợp đoàn viên thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp, góp sức xây dựng buôn làng ngày càng phát triển. Với những đóng góp của mình, anh được lựa chọn là một trong 11 thanh niên tiểu biểu, xuất sắc của cả nước sẽ được vinh danh tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu lần thứ XI, năm 2024 được tổ chức vào ngày 28/12 tới đây tại Hà Nội.
Với sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm nông nghiệp sạch, chị Thị Khưi, 40 tuổi, dân tộc Mnông, ở xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp điều hữu cơ Trảng cỏ Bù Lạch (HTX). HTX đã tập hợp được những người cùng chung quyết tâm xây dựng chuỗi liên kết và tiêu thụ điều cho người dân địa phương.
Chiều ngày 14/12/2024, Ban quản lý chương trình hỗ trợ phát triển huyện Quản Bạ (LPB7A) phối hợp với Huyện đoàn Quản Bạ, tổ chức AFV- Actionaid đã trao giải sáng kiến về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và sáng kiến thanh niên khởi nghiệp cho các dự án đạt thành tích xuất sắc.
Cao Bằng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì có 7 huyện biên giới; có 161 đơn vị hành chính cấp xã thì có 40 xã biên giới. Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) và các chính sách dân tộc, miền biên viễn Cao Bằng đã có nhiều chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực; diện mạo nông thôn, miền núi, biên giới khởi sắc, đời sống của đồng bào được nâng lên, quốc phòng - an ninh được giữ vững.
Bằng tâm huyết của mình, chị Trương Thị Bạch Thủy, dân tộc Khmer, Giám đốc Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, trong nhiều năm qua đã làm thay đổi diện mạo, khơi dậy sức sống mới cho làng nghề đan đát (miền Bắc gọi là đan lát) truyền thống Phú Tân và tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, thời gian qua, diện mạo nông thôn miền núi ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã có những đổi thay tích cực. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được triển khai, từng bước giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Với mong muốn đưa hương vị cà phê Arabica đặc trưng của vùng đất huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng được nhiều người biết đến, đồng thời tạo môi trường giúp nông dân địa phương phát triển bền vững cây trồng này, gần 4 năm nay, anh Liêng Jrang Ha Hoang, dân tộc Cơ Ho, ở thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương dành trọn tâm sức của mình, xây dựng, phát triển thành công thương hiệu cà phê sạch Chư Mui.
Sau trận mưa lũ lịch sử hồi tháng 9 (bão số 3) vừa qua, hàng nghìn ngôi nhà của người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị sập đổ, vùi lấp. Với quyết tâm hết năm 2024 sẽ hoàn thành việc khắc phục thiệt hại về nhà ở do bão số 3 gây ra, tỉnh Lào Cai đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện mục tiêu này.
Ngày 15/11, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức khai mạc Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II, năm 2024, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.
“Ngon không gì hơn thịt vịt/Yêu thương nhau không ai hơn chị em gái”, người Tày quan niệm, vịt là con vật may mắn nên từ ngày xưa, chúng tôi chọn cách ăn thịt vịt trong nhiều dịp lễ, Tết quan trọng để mong những điều an lành, hạnh phúc. Là người con của bản người Tày, khát vọng đưa thương hiệu vịt bầu quê nhà vươn xa đã thôi thúc tôi mỗi ngày…”. Đó là chia sẻ của chị Nông Thị Lịch, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) vịt bầu Minh Hương, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.
Từ bao đời nay, cùng với cồng chiêng, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người Ba Na ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Nhằm giữ gìn văn hóa, nghề truyền thống, mô hình Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã tập hợp chị em phụ nữ Ba Na cùng nhau đưa hương rượu cần “bay” xa.
Mang trong mình hoài bão khởi nghiệp, làm đổi thay cho quê hương cát trắng Chu Lai (huyện Núi Thành, Quảng Nam), chàng trai trẻ Nguyễn Thanh Vũ quyết tâm khởi nghiệp bằng những sản phẩm nông nghiệp, dược liệu có giá trị. Để rồi hôm nay có được cơ ngơi hơn 10.000 mét vuông trang trại trồng nấm cùng những sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao trên vùng đất cát gian khó này, ít ai biết "ông" chủ này đã phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, tư duy lao động sản xuất đến nhường nào.
Trong 2 ngày 16 và 17/10, 270 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 494.000 thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tham gia Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Đắk Lắk lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đến dự và chỉ đạo Đại hội, về phía Trung ương Đoàn có Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Xuân Hiếu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị, cùng nhiều đại biểu lãnh đạo đại diện cho các ban, ngành, tổ chức chính trị của tỉnh.