“Ngon không gì hơn thịt vịt/Yêu thương nhau không ai hơn chị em gái”, người Tày quan niệm, vịt là con vật may mắn nên từ ngày xưa, chúng tôi chọn cách ăn thịt vịt trong nhiều dịp lễ, Tết quan trọng để mong những điều an lành, hạnh phúc. Là người con của bản người Tày, khát vọng đưa thương hiệu vịt bầu quê nhà vươn xa đã thôi thúc tôi mỗi ngày…”. Đó là chia sẻ của chị Nông Thị Lịch, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) vịt bầu Minh Hương, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Từ bao đời nay, cùng với cồng chiêng, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người Ba Na ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Nhằm giữ gìn văn hóa, nghề truyền thống, mô hình Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã tập hợp chị em phụ nữ Ba Na cùng nhau đưa hương rượu cần “bay” xa.
Từ ngày 27 - 29/9, tại Tp. Pleiku (Gia Lai) diễn ra chuỗi hoạt động “Giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người” và “Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024.
Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần II năm 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy khí thế, hành động của cả hai khu vực công - tư, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp, khởi nghiệp có yếu tố đổi mới sáng tạo nhằm cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ về Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, là “Phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo, bảo đảm hài hòa các lợi thế tự nhiên đồng thời tạo nên những dấu ấn riêng”. Trong đó, chú trọng mục tiêu tạo dựng Đồng Tháp là “Trung tâm giải pháp chuyển đổi xanh khu vực ĐBSCL” trong tình hình mới.
Câu chuyện về cô bé có nickname “Bống chè bưởi” gọi vốn 800 triệu đồng thành công trong Chương trình Shark Tank 2018 đã thu hút sự chú ý của công chúng. Hành trình sau đó, “Bống chè bưởi” đã làm được nhiều điều thật ý nghĩa. Bên cạnh kinh doanh thuận lợi, phát triển, cô bé xứ Tuyên Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc với Dự án nuôi em mang đến niềm vui cho nhiều em nhỏ trên địa bàn tỉnh.
Sáng 31/7, tại huyện Đăk Tô (Kon Tum), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Quỹ Thiện Tâm và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum phối hợp tổ chức Lễ bàn giao hỗ trợ Dự án hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững cho 8 hợp tác xã ở tỉnh Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã chính thức khởi động cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” - Startup Kite 2024.
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh”.
Những năm gần đây, nhiều người trẻ ở vùng cao Quảng Nam đã mạnh dạn khởi nghiệp bằng chính những sản phẩm của quê hương. Mặc dù, có bạn trẻ thành công, có bạn còn gặp khó khăn trên đường khởi nghiệp, song những dự án khởi nghiệp ở vùng cao đã có sự đột phá về số lượng và chất lượng khi phát huy thế mạnh về tài nguyên bản địa từng nông sản và dược liệu.
Ở vùng đất Y Tý, huyện Bát Xát ( Lào Cai) có chàng trai dân tộc Hà Nhì - Phu Suy Thó đã mạnh dạn “bỏ phố về rừng” để phát triển du lịch cộng đồng (Homestay) từ ngôi nhà truyền thống của gia đình mình. Thó bảo, cách làm này sẽ bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc Hà Nhì, vừa tạo ra nét riêng, thu hút khách du lịch.
Tại xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, nhiều người biết đến “đại gia” Lê Minh Tuân ở thôn Cai Vàng là một tỷ phú trồng rừng. Không chỉ giàu, ông Tuân còn “sang” bởi lối sống gương mẫu, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Ngày 30/5, tại Tp. Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai trương Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hỗ trợ chuyển đổi số, nhằm tạo không gian hỗ trợ đổi mới sáng tạo.
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, nhiều thanh niên người DTTS tỉnh Yên Bái đã thành công với các mô hình sản xuất, kinh doanh, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, qua đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền...
Thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” trên địa bàn tỉnh Gia Lai, ngày 14/5, tại Tp. Pleiku, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã tổ chức “Hội thảo phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo bền vững”.
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi càng khó khăn gấp bội. Nhưng không phải vì thế mà ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự ở vùng đất khó không nảy nở, hình thành. Cùng với những nỗ lực của chính con người trên vùng đất ấy, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của cơ quan làm công tác dân tộc, đã tiếp thêm động lực để đồng bào DTTS, đặc biệt là lớp trẻ hiện thực ước mơ khởi nghiệp ở địa bàn này.
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.
Triển khai nội dung số 03 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các Kế hoạch hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp với nhiều hoạt động thiết thực. Đây là cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành đồng hành cùng thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.