Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh niên người Bru Vân Kiều khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi lợn bản

Nguyễn Đình Phục - 12:13, 10/06/2025

Những năm qua, thông qua phong trào lập thân, lập nghiệp ở huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị xuất hiện nhiều gương thanh niên người dân tộc thiểu số ở các xã vùng đặc biệt khó khăn nỗ lực vượt khó làm giàu từ lợi thế của quê hương, có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Anh Hồ Văn Thằn ở thôn Ra Po, xã Xy là một trong những điển hình như thế.

Anh Văn Thăn khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi lợn bản
Anh Văn Thằn khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi lợn bản

Đổi đời từ nuôi lợn bản

Sinh ra, lớn lên tại một xã biên giới đặc biệt khó khăn, Hồ Văn Thằn thấu hiểu sâu sắc những nhọc nhằn của bà con dân bản. Dù chăm chỉ làm lụng ngày ngày trên nương rẫy với cây lúa, ngô, khoai, sắn… cuộc sống của nhiều hộ gia đình vẫn chưa thể thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Mang trong mình khát vọng thay đổi quê hương, sau khi tốt nghiệp đại học, anh Thằn quyết định trở về bản làng để hiện thực hóa ước mơ làm giàu từ chính lợi thế của vùng đất mình gắn bó. Nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên xã và huyện, anh chọn con đường khởi nghiệp bằng mô hình nuôi lợn bản địa – một hướng đi gần gũi nhưng giàu tiềm năng.

Sau thời gian tham quan, học hỏi các mô hình chăn nuôi hiệu quả trên địa bàn, năm 2022, anh Thằn mạnh dạn đầu tư khởi đầu với 5 con lợn giống bản địa. Nguồn vốn ban đầu gồm 50 triệu đồng vay ưu đãi từ Đoàn Thanh niên, kết hợp với khoản tiền tích cóp của bản thân, được anh dùng để xây dựng chuồng trại và mua con giống.

Gia đình anh Hồ Văn Thằn Nuôi lợn bản, đem lại nguồn thu nhập cao
Gia đình anh Hồ Văn Thằn nuôi lợn bản, đem lại nguồn thu nhập cao

Với kiến thức chuyên môn về thú y cùng sự ham học hỏi, anh chủ động trong khâu phòng chống dịch bệnh và chăm sóc đàn lợn. Nhờ đó, đàn lợn phát triển tốt, sức đề kháng cao, không bị dịch bệnh. Mỗi năm, anh xuất bán từ 60 - 70 con lợn giống, với giá từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/con, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Chia sẻ về mô hình, anh Thằn cho biết: “Lợn bản địa rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc và chi phí thức ăn thấp. Người nuôi có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như cỏ, khoai, sắn, cám gạo…”. Nhờ lợi thế diện tích vườn rộng, anh áp dụng mô hình chăn nuôi bán thâm canh – kết hợp thả vườn và nuôi nhốt - nhằm tận dụng tối đa nguồn thức ăn tự nhiên và giảm chi phí.

Không dừng lại ở đó, anh còn đào ao thả cá, làm chuồng trại chăn nuôi thêm 7 con bò và 7 con dê, từng bước xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp đa dạng, khép kín.

Năm 2024, anh Thằn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất khi khai hoang gần 1ha đất đồi để trồng sắn nguyên liệu giống KM94, đồng thời tận dụng 2ha đất rẫy của bố mẹ để lại để trồng cây tràm. Hiện nay, mỗi vụ sắn cho thu hoạch trung bình 10 tấn, còn cây tràm đang phát triển tốt, hứa hẹn mang lại nguồn thu đáng kể trong tương lai gần.

Nhờ vào sự siêng năng, tư duy tính toán hợp lý và không ngừng tìm hướng đi mới, gia đình anh Thằn dần ổn định cuộc sống. Năm 2024, anh xây dựng ngôi nhà mới khang trang trị giá hơn 500 triệu đồng - thành quả đáng tự hào sau những năm tháng miệt mài lao động.

“Tôi nhận thấy điều kiện đất đai, nguồn thức ăn và giống vật nuôi ở địa phương rất thuận lợi nên quyết tâm mở rộng quy mô. Thời gian tới, tôi sẽ phát triển mô hình đa cây, đa con theo hướng bền vững, vừa cung cấp lợn giống, vừa lợn thịt, đồng thời bảo tồn giống lợn bản địa và từng bước nâng cao thu nhập cho gia đình”, anh Thằn chia sẻ về định hướng sắp tới.

Cùng với nuôi lợn bản, anh Thằn đầu tư chăn nuôi bò
Cùng với nuôi lợn bản, anh Thằn đầu tư chăn nuôi bò

Lan tỏa mô hình, giúp dân bản cùng phát triển

Không chỉ nỗ lực làm giàu chính đáng cho gia đình, anh Hồ Văn Thằn còn tích cực chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi lợn bản và cung cấp con giống cho bà con trong bản cùng phát triển kinh tế. Nhờ sự hỗ trợ tận tình của anh, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Xy đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn bản theo hình thức bán chăn thả và bước đầu đạt hiệu quả rõ rệt.

Tiêu biểu như các hộ: anh Hồ Văn Thâng, anh Hồ Văn Thức ở thôn Ra Po, chị Hồ Thị Thoan ở thôn Troan La Reo… đều có thu nhập từ mô hình này đạt trên 60 triệu đồng/năm. Những kết quả đó không chỉ giúp bà con cải thiện đời sống mà còn từng bước thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến phát triển kinh tế hộ bền vững.

Bí thư Huyện đoàn Hướng Hóa Nguyễn Anh Cư cho biết: Anh Hồ Văn Thằn là một thanh niên giàu nghị lực, dám nghĩ, dám làm, vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế gia đình. Anh là tấm gương sáng cho đoàn viên, thanh niên toàn huyện noi theo".

Trang trại nuôi lợn bản theo hướng hữu cơ của anh Lê Văn Hóa, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa có thu nhập từ 12 đến 15 triệu đồng/ tháng
Trang trại nuôi lợn bản theo hướng hữu cơ của anh Lê Văn Hóa, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa có thu nhập từ 12 đến 15 triệu đồng/ tháng
Mô hình nuôi dê của anh Ngô Quang Vũ xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa có thu nhập trong năm gần 300 triệu đồng
Mô hình nuôi dê của anh Ngô Quang Vũ xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa có thu nhập trong năm gần 300 triệu đồng

Thông qua tổ chức Đoàn, huyện Hướng Hóa hiện có 42 tổ tiết kiệm vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội với tổng dư nợ đạt 112 tỉ đồng. Nguồn vốn này đã kịp thời tiếp sức cho thanh niên xây dựng các mô hình kinh tế thiết thực. Toàn huyện hiện có khoảng 80 mô hình kinh tế vừa và nhỏ, chủ yếu trong lĩnh vực chăn nuôi, trong đó hơn 10 mô hình có quy mô tương đối lớn, mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho nhiều đoàn viên, thanh niên. Những mô hình này đang góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, từng bước xây dựng các thôn bản ngày càng khởi sắc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty SYRE Impact AB tại Thụy Điển

Bình Định trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty SYRE Impact AB tại Thụy Điển

Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bình Định ngày 13/6, cho biết, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển với chủ đề “Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo” diễn ra chiều 12/6, tại Stockholm (Thuỵ Điển), ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án “Tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester” cho Công ty Syre Impact AB.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.
Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, báo chí luôn đồng hành cùng quá trình triển khai thực hiện các chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, kịp thời tuyên truyền những mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện những vấn đề bất cập, phản ánh kịp thời để các cấp chính quyền vào cuộc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào DTTS. Minh chứng tại tỉnh Kon Tum đã cho thấy điều đó.
Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Trần Đình Quang - 1 giờ trước
Hơn 30 năm làm báo, tôi từng đảm nhận nhiều vai trò: phóng viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên, quay phim, đạo diễn và phụ trách Phòng Biên tập Phát thanh – Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi. Dù ở vị trí nào, tôi luôn tâm niệm viết báo không chỉ để thông tin mà còn để đồng hành cùng đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển du lịch. Sau khi nghỉ hưu, tôi tiếp tục gắn bó với nghề trong vai trò cộng tác viên Báo Dân tộc và Phát triển, bền bỉ theo đuổi hành trình viết báo vì cộng đồng.
Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; trong đó có việc đầu tư nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), sau hơn 4 năm triển khai đã có hàng nghìn hộ dân khu vực nông thôn, vùng DTTS đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Xã hội - Hòa Bình - 1 giờ trước
Không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kỳ nghỉ hè là lúc để các em học sinh khám phá thêm nhiều điều mới lạ, trau rồi thêm các kỹ năng sống. Vì vậy, các cấp, ngành tỉnh Gia Lai tích cực triển khai nhiều chương trình thiết thực, với quyết tâm mang đến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khó khăn, vùng DTTS có môi trường sống an toàn, lành mạnh và công bằng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Phong trào “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh triển khai đã góp phần làm đẹp cảnh quan chùa, lan tỏa lối sống từ bi, bác ái và xây dựng nếp sống văn minh. Từ chốn thiền môn, Phật giáo đang đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình dựng xây quê hương giàu đẹp, nghĩa tình.
Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hàng loạt địa phương trên cả nước đã công bố điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Đây là kỳ thi quan trọng, đánh dấu năm đầu tiên tuyển sinh theo Chương trình GDPT 2018.
Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Giữa lòng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - nơi sinh ra người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ có một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiếm có: Hầm Hô. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi bật trên bản đồ du lịch Bình Định mà còn là nơi kết tụ của lịch sử, truyền thuyết và hào khí dân tộc. Từ vẻ đẹp của sông nước đá núi đến những câu chuyện tình yêu, nghĩa khí lẫm liệt của thời Tây Sơn hiển hách, Hầm Hô hiện lên như một sử thi vừa tráng lệ vừa nên thơ.
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp sức tỉnh Gia Lai giải quyết một số nhu cầu cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, gần 3.000 hộ nghèo được hiện thực hoá giấc mơ an cư, là nền tảng để người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.