Hàng chục ngàn hộ dân mất nhà cửa và tài sản sau thiên tai, đã tạo nên một diễn biến mới về gia tăng tỷ lệ hộ nghèo. Hàng loạt cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh bị hư hỏng… đang khiến nhiều địa phương chật vật khắc phục. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ để cần có một “kịch bản mới” về phát triển kinh tế hậu thiên tai.
Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, công cuộc CĐS ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh CĐS là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc.
Quan hệ hôn nhân và gia đình là những mối quan hệ quan trọng, tạo nên sắc diện văn hoá của các dân tộc bản địa ở Lâm Đồng. Thông qua các giá trị văn hóa truyền thống như luật tục, nhằm nhắc nhở, điều chỉnh, chi phối, góp phần xây dựng đời sống hôn nhân và gia đình lành mạnh, bền vững, tạo nên một cuộc sống hài hoà, thuần hậu trong cộng đồng các buôn làng ở Tây Nguyên.
Để khắc phục hậu quả cơn bão số 3, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần tập trung rà soát các cơ chế, chính sách để hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên theo quy định của Nghị định 02/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thì mức hỗ trợ rất thấp, vì vậy cần đẩy nhanh thời gian và tăng mức hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp tái thiết sản xuất, ổn định đời sống và tăng trưởng kinh tế.
70 năm kể từ ngày giải phóng (10/10/1954), Hà Nội chứng kiến bao đổi thay, phát triển trong văn hóa và lối sống của người Hà Nội. Dẫu có như vậy, trong cuộc sống hằng ngày, từ lắng sâu tâm hồn, ta vẫn nhận ra nét đẹp của người Hà Nội, để ta tin rằng, nét đẹp ấy sẽ mãi đi cùng năm tháng.
Cho tới tận bây giờ, sau chuỗi ngày dài tác nghiệp, phản ánh hậu quả hoàn lưu cơn bão Yagi tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều đêm, cứ nhắm mắt lại là những hình ảnh tang thương, ám ảnh lại hiện về. Mất mát, đau thương do thiên tai là quá lớn! Song theo thời gian, nỗi đau nào cũng sẽ lắng xuống. Để rồi, trên tất thảy, vẫn là một niềm tin mãnh liệt, sự sống sẽ nảy mầm, sinh sôi từ hoang tàn, đổ nát…!
Cứ đến mùa mưa bão, nỗi lo xả lũ thủy điện gây ngập là nỗi ám ảnh của người dân vùng hạ du. Có rất nhiều thủy điện tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành. Nhưng cũng có không ít công trình thủy điện chưa tuân thủ, hoặc tuân thủ chưa nghiêm, thường bất ngờ xả lũ hoặc xả lũ không báo trước, không cảnh báo, báo động… gây ngập lụt, làm thiệt hại rất lớn đối với người dân sinh sống ở vùng hạ lưu.
Tháng 9/2024, bão số 3 và hoàn lưu sau bão ở các tỉnh phía Bắc, bão số 4 đổ vào các tỉnh miền Trung đã gây tổn thất nặng nề về người và tài sản. Người dân ở các địa bàn vừa trải qua bão lũ, nhất là đồng bào DTTS đang cần được hỗ trợ kịp thời, với chính sách đủ mạnh để tái thiết, kiến tạo lại đời sống cả trước mắt cũng như lâu dài.
Từ tháng 08 đến tháng 11 hằng năm, các tỉnh Bắc Trung Bộ bước vào “chính vụ” mùa mưa bão. Do vậy, kịch bản về công tác phòng chống thiên tai luôn được các tỉnh ở khu vực Bắc Trung bộ đặc biệt chú trọng lập kế hoạch chi tiết. Đến nay, các địa phương trong khu vực đã “lên cót” để chủ động ứng phó theo cấp độ thiên tai bão lũ.
Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.
Đất sản xuất bị vùi lấp; mô hình sinh kế, cây trồng, vật nuôi bị cuốn theo dòng nước,... Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản sau mưa lũ của đồng bào các dân tộc thiểu số được dự báo sẽ làm gia tăng tình trạng nghèo ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc.
Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.
UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) vừa ban hành Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 chủ tịch xã vì lơ là trong công tác phòng chống bão lũ. Giữa thời điểm “nước sôi lửa bỏng”, khi mà vấn đề phòng chống mưa lũ, sạt lở đất liên tục được nâng mức cảnh báo nguy hiểm, thì các ông lại bỏ nhiệm sở đi đâu và làm gì?
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 kết thúc chưa được bao lâu thì các địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã hứng chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, nhất là ảnh hưởng của cơn bão số 3. Điều này có thể dẫn tới những sai số dữ liệu đã được điều tra so với thực tế hiện nay. Vì vậy, khi phân tích dữ liệu điều tra cần có sự thận trọng, đánh giá đa chiều và cập nhật số liệu mới để tránh sai số, từ đó phục vụ công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong giai đoạn tới.
Thảm họa thiên tai, có lẽ là từ khóa đúng nhất, bao trùm nhất cho tình hình mưa lũ, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc ngay lúc này. Ứng phó với những diễn biến mới của thiên tai là một nhẽ, nhưng công tác khắc phục, cứu hộ, cứu nạn vẫn phải được tiến hành song song đầy khẩn trương và quyết liệt.
Thiệt hại do thiên tai, nhất là do sạt trượt đất đá, ngày càng nặng nề hơn do biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai thì việc hoàn thiện bộ công cụ cảnh báo, trong có, việc xây dựng cơ sở dữ liệu liên ngành về trượt lở đất đá đang là vấn đề cấp bách, cần được ưu tiên triển khai.
Cả nước đang hướng về miền Bắc. Từ dải đất Trung Bộ đến vùng Tây Nguyên, Nam Bộ xa xôi… đang chung một tấm lòng hướng về miền Bắc. Không ai bảo ai, nhưng họ đang gói ghém nghĩa tình, trách nhiệm vào những tấm bánh, gói quà, chai nước… gửi ra miền Bắc trong chất chứa bao nỗi cảm thông, sẻ chia sâu sắc.
Sau bão Yagi, mưa lớn kéo dài đã gây nên thảm họa thiên tai chưa từng có ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Hàng vạn nhà dân bị cô lập, nước dâng tận mái; cầu trôi, núi lở; rồi hàng trăm ngàn ha lúa và hoa màu chìm trong biển nước. Đau đớn hơn, thiên tai đợt này cũng đã cướp đi hàng chục sinh mạng... Nhưng, thiệt hại ấy có lẽ chưa dừng lại.
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 tiến hành thu thập số liệu về số người già cô đơn không nơi nương tựa ở vùng DTTS và miền núi. Đây là dữ liệu cần thiết để triển khai có hiệu quả các chính sách trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi, từ đó góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 21/12/2021.
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 tiến hành điều tra toàn bộ những hộ thuộc nhóm các dân tộc có dân số dưới 10.000 người. Dữ liệu của cuộc điều tra có giá trị tham chiếu quan trọng để xây dựng bộ tiêu chí khoa học, xác định các DTTS có khó khăn đặc thù cho giai đoạn 2026 – 2030.