Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chàng trai Cơ Ho với thương hiệu cà phê Chư Mui

Thảo Linh - 08:02, 08/12/2024

Với mong muốn đưa hương vị cà phê Arabica đặc trưng của vùng đất huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng được nhiều người biết đến, đồng thời tạo môi trường giúp nông dân địa phương phát triển bền vững cây trồng này, gần 4 năm nay, anh Liêng Jrang Ha Hoang, dân tộc Cơ Ho, ở thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương dành trọn tâm sức của mình, xây dựng, phát triển thành công thương hiệu cà phê sạch Chư Mui.

Anh Liêng Jrang Ha Hoang làm nên thương hiệu cà phê sạch Chư Mu.
Anh Liêng Jrang Ha Hoang làm nên thương hiệu cà phê sạch Chư Mu

Hơn 2 năm nay, quán cà phê nhỏ mang tên Chư Mui của anh Liêng Jrang Ha Hoang ở xã Lát, huyện Lạc Dương được nhiều người yêu thích. Đến đây, du khách không chỉ được thưởng thức hương vị thơm ngon của cà phê rang xay truyền thống mà còn được tham quan cơ sở chế biến cà phê sạch của ông chủ người Cơ Ho này. Mặc dù cơ sở chế biến không quá rộng, nhưng đó là nơi anh Ha Hoang bỏ ra rất nhiều tâm huyết để thực hiện ước mơ của mình. Quá trình sản xuất cà phê sạch rất khắt khe, đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ càng trong từng công đoạn. Trải qua nhiều lần thất bại, hiện nay Ha Hoang đã thành công trong việc sản xuất và tạo ra thương hiệu cà phê sạch Chư Mui của riêng mình.

“Trước kia, mình phát triển cà phê theo lối truyền thống như bà con thôi. Nhưng gần đây, mình học hỏi, áp dụng kỹ thuật trong chăm sóc, bón phân, thu hái. Mình đam mê làm cà phê sạch nên năm 2022, gia đình mình đã xây dựng thương hiệu cà phê sạch Chư Mui. Năm 2023, cà phê Chư Mui được công nhận OCOP. Để sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ thì rất khó khăn trong khâu chăm bón, áp dụng kỹ thuật. Mình đã được cán bộ hỗ trợ để tiếp cận kỹ thuật. Sau khi thành công, mình hướng dẫn lại cho bà con trong buôn cùng liên kết với mình để phát triển mô hình này”, Ha Hoang chia sẻ.

Sản xuất cà phê sạch phải bắt đầu từ nguyên liệu sạch. Năm 2020, anh Ha Hoang đã chuyển đổi hoàn toàn kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch cà phê theo phương thức hữu cơ, sinh học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ha Hoang tận dụng nguồn phân chuồng, vỏ cà phê, những phụ phẩm nông nghiệp ủ làm phân bón cho cà phê. Cách chăm sóc này ngoài đảm bảo môi trường, lại tăng chất dinh dưỡng, tạo tơi xốp cho đất, giảm sâu bệnh, nên cà phê phát triển tốt. Bình quân một ha cà phê đạt khoảng 3 tấn nhân, việc thu hoạch cà phê phải đảm bảo thu hoạch được 100% quả chín và chất lượng.

Thu hoạch cà phê của thương hiệu cà phê sạch Chư Mu.
Thu hoạch cà phê của thương hiệu cà phê sạch Chư Mu

Nhằm mở rộng quy mô của cơ sở sản xuất cà phê sạch Chư Mui, anh Ha Hoang chủ động liên kết với các hộ dân trong buôn, làng phát triển thành Tổ hợp tác cà phê sạch, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thu mua sản phẩm cà phê sạch cho người dân địa phương với giá thành cao, ổn định. Cà phê sản xuất hữu cơ của hơn 20 hộ dân tham gia liên kết sản xuất cà phê sạch đạt năng suất trung bình 2,8 tấn nhân/ha. Sản phẩm cà phê hữu cơ cũng được thu mua với giá cao hơn cà phê truyền thống là 150.000 đồng/kg, giúp bà con nông dân có nguồn thu nhập khoảng 420 triệu đồng/ha/năm.

Anh Y Cường, một trong những hộ liên kết với cà phê sạch Chư Mui cho biết: “Trước đây, mình canh tác theo kiểu truyền thống. Mình chỉ trồng và bán cho thương lái, giá thành thấp. Sau này, anh Hoang ở địa phương làm cà phê sạch, mình cũng nhận thấy hiệu quả khi tham gia mô hình nên đã mạnh dạn tham gia cùng anh Ha Hoang. Mình thấy tham gia như này, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn cách làm truyền thống trước đây”.

Cà phê được ví như “hạt ngọc” giúp nông dân Tây Nguyên phát triển bền vững.
Cà phê được ví như “hạt ngọc” giúp nông dân Tây Nguyên phát triển bền vững

Ông Ha Hoang là nông dân tiêu biểu của địa phương đã áp dụng thành công khoa học - kỹ thuật cao vào sản xuất cà phê sạch Chư Mui. Ha Hoang không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, còn tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định bền vững cho bà con DTTS nơi đây”.



Ông Cil Ha JonhPhó Bí thư Đảng ủy xã Lát

Sau nhiều năm nỗ lực vượt khó của ông chủ người Cơ Ho - Liêng Jrang Ha Hoang, thương hiệu cà phê sạch Chư Mui đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Năm 2022, sản phẩm cà phê rang xay Chư Mui được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và được xuất bán ở nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh. Sự thành công của cà phê sạch Chư Mui cũng đang mở ra hướng phát triển cà phê bền vững cho địa phương này.

Những hạt cà phê Arabica ngon nhất, sạch nhất được nông dân xã Lát tuyển chọn để Ha Hoang làm nên hương vị đặc trưng cho cà phê Chư Mui, là thức uống làm hài lòng những khách hàng khó tính. Đây là cách làm nhằm phát triển bền vững loại cây trồng truyền thống, vừa là cách để Liêng Jrang Ha Hoang và những nông dân Cơ Ho quảng bá thương hiệu cà phê sạch của buôn làng mình dưới chân núi Chư Mui đến mọi miền đất nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tôn vinh sản phẩm tiêu biểu năm 2024 của HTX và trao giải “Mai An Tiêm” lần thứ nhất

Tôn vinh sản phẩm tiêu biểu năm 2024 của HTX và trao giải “Mai An Tiêm” lần thứ nhất

Tối 11/12, Liên minh HTX Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biển năm 2024 của HTX và trao giải “Mai An Tiêm” lần thứ nhất. Bà Nguyễn Thị Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội tham dự buổi lễ. Tham dự buổi lễ còn có lãnh đạo các bộ, ban, ngành cùng đại diện các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tin nổi bật trang chủ
Phước Sơn (Quảng Nam) phát huy vai trò Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Phước Sơn (Quảng Nam) phát huy vai trò Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân – H.Trường - 11 phút trước
Hiện nay, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) có 54 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Ở cơ sở, họ được chính quyền ghi nhận là cầu nối quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc; được cộng đồng tin tưởng ví như điểm tựa tinh thần của bà con.
AFF Cup 2024: Campuchia nhận thất bại bởi những sai lầm cá nhân

AFF Cup 2024: Campuchia nhận thất bại bởi những sai lầm cá nhân

Thể thao - Hoàng Minh - 29 phút trước
Lượt 2 bảng A AFF Cup 2024, Campuchia có chuyến làm khách đến sân của Singapore. Bởi nhiều sai lầm không đáng có, Campuchia đã phải nhận thất bại với tỷ số 1-2.
Thủ tướng: Hoàn thiện thêm một bước đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng: Hoàn thiện thêm một bước đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thời sự - PV - 40 phút trước
Sáng 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 12/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Pháp luật - An Yên - 4 giờ trước
Đó là một trong những nội dung mà Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thực hiện những năm qua, từ việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Kết quả rõ nhất từ việc đưa pháp luật về bản làng, là nhận thức, suy nghĩ của người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được nâng lên; đây cũng là điều kiện quan trọng để đồng bào DTTS thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt hơn.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
AFF Cup 2024: Timor Leste suýt làm lên bất ngờ trước Malaysia

AFF Cup 2024: Timor Leste suýt làm lên bất ngờ trước Malaysia

Thể thao - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Lượt 2 bảng A AFF Cup 2024, tưởng như Malaysia sẽ có cuộc dạo chơi dễ dàng khi đối đầu với đội bóng yếu nhất bảng là Timor Leste. Tuy nhiên, những diến biến trên sân lại trái ngược hoàn toàn, khi Timor Leste đã khiến Malaysia gặp rất nhiều khó khăn.
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Tin tức - Lê Tuấn - 7 giờ trước
Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Media - Ngọc Thu - 13 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 13 giờ trước
Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Media - BDT - 14 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.