Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Lê Hường - 08:25, 22/11/2024

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.

Người trồng cà phê huyện Cư M’gar lo lắng trước tình trạng trộm cắp cà phê diễn ra ở nhiều nơi
Người trồng cà phê huyện Cư M’gar lo lắng trước tình trạng trộm cắp cà phê diễn ra ở nhiều nơi

Trắng đêm trông rẫy cà phê

Mới vào thu hoạch chính vụ, nhưng một số vườn cà phê của người dân đã bị kẻ gian đột nhập, hái trộm, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, khiến người dân hoang mang, lo lắng.

Trong tâm trạng lo lắng, mất ăn mất ngủ vì rẫy cà phê của gia đình nằm cách xa khu dân cư, nguy cơ kẻ gian trộm cắp cao, anh Y Phách Ktla, trú buôn Tu, xã Ea Tul, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Gia đình tôi có 2ha cà phê, mùa vụ năm 2023, sản lượng rẫy cà phê đạt 2 tấn cà phê nhân khô. Những năm trước, rẫy cà phê của gia đình đã hay bị kẻ gian lợi dụng đột nhập hái vài chục cân quả cà phê chín, năm nay, giá cà phê tăng cao thế này, nguy cơ cà phê bị trộm cắp là khó tránh. Cà phê bắt đầu chín, gia đình tôi phải phân chia, cắt cử người trực, canh gác vườn thường xuyên.

Để giữ tài sản, nhiều nông dân không ngại đầu tư mua tôn dựng bờ rào xung quanh rẫy cà phê để hạn chế tầm nhìn từ bên ngoài, ngăn chặn kẻ gian xâm nhập. Nhiều gia đình còn xây dựng chòi kiên cố trên rẫy để thuận lợi cho việc canh gác, nhất là vào thời điểm ban đêm.

Để bảo vệ rẫy cà phê, người dân lắp camera, thuận tiện cho việc quan sát
Để bảo vệ rẫy cà phê, người dân lắp camera, thuận tiện cho việc quan sát

Chị Huỳnh Thị Thảo, trú xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk cho biết: Gia đình chị có 5 sào cà phê trồng xen canh hồ tiêu và sầu riêng. Những năm trước, đến mùa thu hoạch, gia đình mới thường xuyên lên rẫy để thu hoạch. "Nhưng năm nay, giá cà phê cao, trộm cắp gia tăng nên tôi và nhiều người dân địa phương đã xây dựng chòi rẫy kiên cố, cao hơn. Mỗi ngày, gia đình tôi còn cắt cử người thường xuyên có mặt trên rẫy cà phê để phòng ngừa kẻ gian đột nhập".

Hiện đại hơn, nhiều nông dân lắp đặt hệ thống camera an ninh bảo vệ vườn cà phê. Cách làm này giúp người dân quan sát toàn bộ rẫy của gia đình, đặc biệt mùa thu hoạch.

Ông Huỳnh Văn Phước, nông dân xã Quảng Tiến, huyện Cư Mgar, chia sẻ: Gia đình  có 4ha đất trồng cây lâu năm. Diện tích rộng, khó khăn trong quản lý tài sản, nông sản nên nhiều lần bị trộm ghé thăm. Năm 2015, ông đầu tư 700 triệu đồng xây dựng hào rào quanh rẫy vẫn không hạn chế được tình trạng trộm cắp xảy ra. Tăng cường bảo vệ vườn cây, ông lắp hệ thống camera giám sát khắp rẫy. Kết nối với điện thoại nên ông có thể quan sát được rẫy của gia đình, bớt phải lọ mọ đi ra rẫy để canh gác như trước.

Cùng nông dân bảo vệ mùa cà phê

Nhiều hộ dân dựng lều, lán, chòi canh để phòng kẻ xấu đột nhập vào rẫy
Nhiều hộ dân dựng lều, lán, chòi canh để phòng kẻ xấu đột nhập vào rẫy

Cùng nông dân bảo vệ mùa màng, ngăn chặn tội phạm trộm cắp trong mùa thu hoạch, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động tăng cường an ninh cho các vùng trọng điểm cà phê, bảo vệ tài sản cho Nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở.

Đơn cử như ở xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, xã có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 5.690ha, trong đó diện tích cà phê lên 4.200ha. Ông Lê Quang Bất, Chủ tịch UBND xã Ea Tul cho biết: Để đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân yên tâm thu hoạch cà phê chín, nâng cao chất lượng hạt cà phê và hiệu quả kinh tế từ cà phê, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền Nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn trong mùa vụ thu hoạch. 

Đồng thời, UBND xã đã thiết lập đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận và giải quyết các phản ánh của quần chúng Nhân dân, kiên quyết đấu tranh và xử lý các trường hợp có hành vi trộm cắp, phá hoại hoặc gây thiệt hại tài sản của dân. 

Xã cũng quản lý chặt chẽ các hoạt động mua bán, tiêu thụ cà phê trong thời điểm thu hoạch, nhất là các cá nhân có hoạt động buôn bán lưu động, nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng hoạt động kinh doanh để tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật. Xã Ea Tul còn trang bị hệ thống camera an ninh dọc theo các tuyến đường, khu vực trung tâm xã nâng cao mức độ an toàn cho người dân trong mùa vụ cà phê.

Chốt bảo vệ mùa cà phê của Công an xã Ea Tul và Cư Dliê M’nông, huyện Cư M’gar đang phát huy hiệu quả tích cực cùng nông dân bảo vệ mùa vụ thu hoạch cà phê
Chốt bảo vệ mùa cà phê của Công an xã Ea Tul và Cư Dliê M’nông, huyện Cư M’gar đang phát huy hiệu quả tích cực cùng nông dân bảo vệ mùa vụ thu hoạch cà phê

Đặc biệt, thời gian qua, xã Ea Tul và Cư Dliê M’nông, huyện Cư M’gar cũng triển khai mô hình “Chốt bảo vệ vụ mùa cà phê” đang phát huy hiệu quả tích cực.

Theo lãnh đạo Công an huyện Cư M’gar, nhờ các chốt bảo vệ vụ mùa cà phê mà từ năm 2023 đến nay, trên địa bàn 2 xã này không còn xảy ra tình trạng trộm cắp cà phê. Mô hình được các cấp chính quyền và Công an tỉnh Đắk Lắk ghi nhận, đánh giá cao. Trong thời gian tới, Công an huyện sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình ra các xã, thị trấn khác trên địa bàn huyện.

Đắk Lắk được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Việt Nam, diện tích cà phê lớn nhất cả nước, với tổng diện tích cà phê hơn 210ha. Trong đó diện tích cho sản phẩm 200.346ha, sản lượng thu hoạch khơn 500 nghìn tấn.

Mới đây, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 04/11/2024 về việc sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thu cà phê niên vụ 2024-2025. Theo đó, UBND tỉnh đề nghị, Công an tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai phương án bảo vệ mùa cà phê. Đồng thời, xử lý nghiêm những trường hợp trộm cắp cà phê và các đối tượng tổ chức giao dịch trung gian trái phép gây thiệt hại cho nông dân và doanh nghiệp.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Sau gần 17 năm thu hồi đất vẫn chưa giải quyết quyền lợi thỏa đáng cho người dân

Bình Định: Sau gần 17 năm thu hồi đất vẫn chưa giải quyết quyền lợi thỏa đáng cho người dân

Dự án xây dựng Khu Phi thuế quan, Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) bắt đầu thực hiện công tác bồi thường GPMB cho các hộ dân từ đầu năm 2007. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, việc bồi thường cho những hộ bị ảnh hưởng bởi dự án chưa chính xác, khiến cho việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Trong đó có hộ ông Huỳnh Văn Cảnh đã “đội đơn” khiếu nại khắp nơi nhưng quyền lợi vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.
Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả xóa đói giảm nghèo ở Sơn Dương

Hiệu quả xóa đói giảm nghèo ở Sơn Dương

Công tác Dân tộc - PV - 23:04, 09/12/2024
Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đang từng bước thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát và hỗ trợ các hộ nghèo phát triển kinh tế, đảm bảo đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2025.
Cao Bằng nỗ lực triển khai Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng nỗ lực triển khai Chương trình MTQG 1719

Media - BDT - 20:55, 09/12/2024
Trong thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều hoạt động để nỗ lực đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Sau gần 17 năm thu hồi đất vẫn chưa giải quyết quyền lợi thỏa đáng cho người dân

Bình Định: Sau gần 17 năm thu hồi đất vẫn chưa giải quyết quyền lợi thỏa đáng cho người dân

Pháp luật - Tiếng Dân - 20:47, 09/12/2024
Dự án xây dựng Khu Phi thuế quan, Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) bắt đầu thực hiện công tác bồi thường GPMB cho các hộ dân từ đầu năm 2007. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, việc bồi thường cho những hộ bị ảnh hưởng bởi dự án chưa chính xác, khiến cho việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Trong đó có hộ ông Huỳnh Văn Cảnh đã “đội đơn” khiếu nại khắp nơi nhưng quyền lợi vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.
Đổi thay ở Đăk Tơ Ver

Đổi thay ở Đăk Tơ Ver

Công tác Dân tộc - Hòa Bình - 20:34, 09/12/2024
Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã được đầu tư công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, phát triển sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.
Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Người có uy tín - “cầu nối” ý Đảng lòng dân

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Người có uy tín - “cầu nối” ý Đảng lòng dân

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 20:31, 09/12/2024
Những Người có uy tín, trưởng thôn gương mẫu tại huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) với tinh thần trách nhiệm cao, không quản khó khăn đến từng hộ dân, bằng uy tín của mình đã trở thành cầu nối quan trọng đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa.
Chong đèn “nuôi” hoa Tết

Chong đèn “nuôi” hoa Tết

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 9/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc, Chong đèn “nuôi” hoa Tết, “Cao nguyên trắng” Bắc Hà - Điểm đến hấp dẫn vùng Tây Bắc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng

Thanh Hóa: Công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng

Du lịch - Minh Nhật - 20:26, 09/12/2024
Tại huyện miền núi Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (Trekking tour) trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh.
Cà Mau quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cà Mau quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Tào Đạt - 20:18, 09/12/2024
Với hơn 235 tỷ đồng thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu hoàn thành xây mới, sửa chữa nhà ở đối với các hộ đủ điều kiện.
Hà Giang: Hơn 900 ngôi nhà tạm, nhà dột nát được khởi công, xây dựng

Hà Giang: Hơn 900 ngôi nhà tạm, nhà dột nát được khởi công, xây dựng

Xã hội - Hà Linh - 20:15, 09/12/2024
Với cách làm theo hướng đa dạng hóa nguồn lực trên tinh thần “ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều”, sau hơn 1 tháng triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, đến nay tỉnh Hà Giang đã có hơn 900 ngôi nhà được khởi công, xây dựng.
Thuận Nam (Ninh Thuận): Bàn giao 126 con bò giống cho đồng bào Raglay xã Phước Hà

Thuận Nam (Ninh Thuận): Bàn giao 126 con bò giống cho đồng bào Raglay xã Phước Hà

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 17:51, 09/12/2024
Trong hai ngày 7 và 8/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam phối hợp UBND xã Phước Hà tổ chức bàn giao 126 bò cái giống sinh sản cho đồng bào Raglay thuộc diện hộ cận nghèo. Kinh phí hỗ trợ bò giống từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Quảng Ngãi: Ngăn chặn việc lợi dụng chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát để phá rừng

Quảng Ngãi: Ngăn chặn việc lợi dụng chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát để phá rừng

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 17:47, 09/12/2024
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn gửi các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, tránh trường hợp lợi dụng chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát để phá rừng.