Trước sự thờ ơ của bà Nguyễn Thị Kim Thảo, đại diện doanh nghiệp K. Ngọc, người hỗ trợ kinh phí làm "nhà tình thương" và bà Y Phím, người đứng ra làm hồ sơ và nhận tiền đối ứng của người dân, những căn “nhà tình thương” ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đang đợi chờ ngày hoàn thiện trong sự vô vọng. Người dân cũng dần cảnh tỉnh trước cám dỗ và chính quyền địa phương thì khó khăn trong việc giải quyết những kiến nghị của người dân.
Trước thực trạng bà Nguyễn Thị Kim Thảo, đại diện doanh nghiệp K. Ngọc và bà Y Phím dừng thi công "nhà tình thương" dù đã nhận tiền làm hồ sơ và một phần tiền đối ứng của các hộ dân đã tạo ra tâm lý lo lắng, bức xúc trong các hộ dân ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô (Kon Tum). Một số hộ dân đã có đơn kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng và ý kiến tại các buổi tiếp xúc cử tri. Tuy nhiên, đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo.
Trên danh nghĩa hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương” cho các hộ khó khăn về nhà ở, từ năm 2023 đến năm 2024, bà Nguyễn Thị Kim Thảo, đại diện doanh nghiệp K. Ngọc và bà Y Phím, trú huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã hỗ trợ kinh phí cho nhiều hộ gia đình là người đồng bào DTTS tại xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô xây dựng nhà và sau đó, một số hộ đã phải bán đất rẫy, vay tiền để đóng tiền đối ứng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều ngôi nhà vẫn chưa xây dựng xong dù đã nhận tiền đối ứng của người dân. Việc làm khuất tất này đã gây mất lòng tin trong Nhân dân.
Hiện nay, trên địa bàn Tp. Kon Tum (Kon Tum) đang triển khai nhiều dự án thi công đường giao thông và chỉnh trang hệ thống vỉa hè, cống thoát nước. Tuy nhiên, với cách làm thiếu trách nhiệm của các đơn vị thi công đã gây ra nhiều rủi ro cho người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, việc chính quyền thực hiện chưa đồng bộ, bất nhất trong việc xử lý cây xanh trên vỉa hè cũng gây ra nhiều dư luận không tốt trong Nhân dân.
Thời gian qua, Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Kon Tum đã đưa ra xét xử nhiều vụ án mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy liên quan đến thanh niên trong vùng đồng bào DTTS. Điều này cho thấy ma túy đang len lỏi vào từng ngóc ngách của các thôn, làng. Nếu không có giải pháp quyết liệt và mạnh mẽ thì hệ lụy sẽ rất lớn cho xã hội.
Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức, ông Nguyễn Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) cho biết, liên quan đến hành vi vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua thôn 3, xã Đăk La thì UBND huyện đã có 8 văn bản chỉ đạo UBND xã Đăk La xử lý vụ việc, nhưng đến nay, người vi phạm vẫn chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và công trình vi phạm vẫn còn tồn tại.
Ngày 26/3, UBND xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) phối hợp Công an xã tổ chức “Hội nghị nhận diện chiêu bài lừa gạt đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sang Campuchia làm "việc nhẹ lương cao”. Dưới sự chứng kiến của già làng, Người có uy tín và người dân ở 12 làng đồng bào Xơ Đăng ở xã Đăk Na, anh A Kun và A Nhanh, 2 nạn nhân mắc bẫy “việc nhẹ lương cao” đã tự nguyện chia sẻ câu chuyện bị lừa đảo, cuộc sống địa ngục trần gian nơi đất khách, với mong muốn đồng bào cảnh giác với chiêu trò lừa đảo của những đối tượng xấu.
Ngày 24/3, ông Nguyễn Thanh Thủy, Chủ tịch UBND xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an xã Đăk Na, Công an tỉnh Kon Tum đưa thành công anh A Nhanh (sinh năm 2006, thôn Ba Ham, xã Đăk Na) từ Thái Lan về địa phương an toàn. Anh A Nhanh là một trong 3 thanh niên ở xã Đăk Na bị lừa sang Campuchia làm việc nhẹ lương cao.
Được phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2018, với tổng mức đầu tư hơn 553 tỷ đồng, nhưng đến nay, dự án hồ chứa nước Đăk Pokei, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) vẫn chưa thể cấp nước tưới và nước sinh hoạt cho người dân. Người dân “mỏi mòn” chờ đợi nước để sản xuất, trong khi chủ đầu tư công trình liên tục hứa hẹn ngày hoàn thành.
Trong thời gian qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức, phương pháp. Từ đó, tạo sự lan tỏa sâu rộng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân khu vực biên giới.
Hơn 1 tháng qua, những đoàn xe ben chở đất, cát phục vụ các công trình xây dựng trên địa bàn Tp. Kon Tum (Kon Tum) chạy cả ngày lẫn đêm trên các đường nội thị. Đây là nỗi ám ánh của người tham gia giao thông và đã có một số vụ tai nạn giao thông đã xảy ra.
Thời gian qua, người dân sinh sống, sản xuất quanh khu vực lòng hồ thủy điện Đăk Psi 6, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà và lòng hồ thủy điện Plei Kần, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) liên tiếp chịu cảnh nước dâng ngập hoa màu, đất đai sạt lở. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị đến các cấp chính quyền, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Việc chậm trễ này đã làm ảnh hưởng đến việc sản xuất và đời sống của người dân.
Tuy đa số người dân đều đồng tình với chủ trương của huyện Đăk Hà (Kon Tum) về xã hội hóa nâng cấp vỉa hè đoạn qua thị trấn Đăk Hà, với hình thức Nhà nước đầu tư 70%, Nhân dân ủng hộ 30% kinh phí theo dự toán. Nhưng do một số nội dung chưa được bàn bạc, thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện, nên đến nay việc đóng góp kinh phí của các hộ dân còn chậm. Việc này cũng được người dân kiến nghị nhiều lần tại các buổi tiếp xúc cử tri HĐND các cấp.
Thời gian qua, nhiều vụ việc sai phạm về lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã được các cơ quan chức năng chỉ ra và hiện vẫn chưa khắc phục xong. Một trong nhiều vụ việc nổi cộm là vào tháng 1/2022, Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà đã ký văn bản đồng ý cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ mượn tạm 372m2 đất ở đô thị ngay giao lộ Hùng Vương – Hoàng Thị Loan (khu vực đất đắc địa bật nhất ở thị trấn Đăk Hà) để xây dựng nhà kho kinh doanh vật liệu xây dựng; đến tháng 12/2022 thì UBND huyện Đăk Hà đã có 02 Quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ nhưng không qua đấu giá. Liệu những việc làm này có đúng với quy định của pháp luật, đó là vấn đề mà dư luận trên địa bàn huyện Đăk Hà đang đặt ra hiện nay?
Chúng tôi được tận mắt chứng kiến niềm vui, tình đoàn kết của cán bộ, Nhân dân các thôn, bản 11 xã biên giới của huyện Hướng Hóa hội tụ đông đủ tại trụ sở UBND xã Thanh để dự sơ kết 15 năm kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới vừa diễn ra tại xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Theo thống kê, toàn tỉnh Kon Tum hiện có 64 cầu tràn, ngầm tràn và 227 cầu treo, cầu dân sinh bắc qua sông, suối nhỏ. Trong đó, nhiều ngầm tràn được làm bằng rọ đá và 95 cây cầu treo chưa đảm bảo kết cấu bê tông cốt thép, 29 cầu treo trong tình trạng hư hỏng nặng. Thực trạng này đang gây khó khăn, nguy hiểm cho người dân khi đi qua lại cầu treo, ngầm tràn.
Từ tháng 5/2024 đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển đã bám sát cơ sở, nắm bắt thông tin và có đến 11 tin, bài phản ánh về những vi phạm trong lĩnh vực đất đai tại khu vực giáp ranh giữa địa giới hành chính xã Đăk Pxi và xã Đăk Long, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum (thường gọi khu vực Cây đa cười), đến nay, đất ở khu vực Cây đa cười mới “cơ bản” được trả lại hiện trạng ban đầu. Điều đáng nói là khi phóng viên làm việc với lãnh đạo UBND xã Đăk Pxi thì bị từ chối cung cấp thông tin vì cho rằng UBND huyện Đăk Hà đã có văn bản chỉ đạo “Mật”, mọi thông tin giờ đều qua Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cung cấp.
Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!
Mặc dù thủy điện Plei Kần do Công ty Cổ phần Tấn Phát làm chủ đầu tư đã đưa vào vận hành gần 4 năm, nhưng hơn 40 hộ dân (phần lớn là hộ đồng bào dân tộc thiểu số) trên địa bàn thị trấn Plei Kần và xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vẫn chưa nhận đủ tiền bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất sản xuất bị ảnh hưởng. Sự việc được người dân kiến nghị qua nhiều kỳ tiếp xúc cử tri HĐND các cấp nhưng vẫn không được giải quyết, việc “chậm trễ” và “chây ì” của chủ đầu tư thủy điện Plei Kần đã gây bức xúc trong Nhân dân.
Sau loạt bài phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển về tình trạng gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS và ngang nhiên san đồi, lấp ruộng tại khu vực giáp ranh giữa xã Đăk Pxi và xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum), Chủ tịch UBND huyện đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Hậu và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Tuy nhiên, việc khôi phục chưa trả lại đúng tình trạng đất như ban đầu và một lượng lớn đất đã bị mưa cuốn trôi gây lấp ruộng, ao trữ nước của các hộ dân phía bên dưới.