Chúng tôi được tận mắt chứng kiến niềm vui, tình đoàn kết của cán bộ, Nhân dân các thôn, bản 11 xã biên giới của huyện Hướng Hóa hội tụ đông đủ tại trụ sở UBND xã Thanh để dự sơ kết 15 năm kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới vừa diễn ra tại xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!
Mặc dù thủy điện Plei Kần do Công ty Cổ phần Tấn Phát làm chủ đầu tư đã đưa vào vận hành gần 4 năm, nhưng hơn 40 hộ dân (phần lớn là hộ đồng bào dân tộc thiểu số) trên địa bàn thị trấn Plei Kần và xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vẫn chưa nhận đủ tiền bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất sản xuất bị ảnh hưởng. Sự việc được người dân kiến nghị qua nhiều kỳ tiếp xúc cử tri HĐND các cấp nhưng vẫn không được giải quyết, việc “chậm trễ” và “chây ì” của chủ đầu tư thủy điện Plei Kần đã gây bức xúc trong Nhân dân.
Sau loạt bài phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển về tình trạng gom mua đất sản xuất của đồng bào DTTS và ngang nhiên san đồi, lấp ruộng tại khu vực giáp ranh giữa xã Đăk Pxi và xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum), Chủ tịch UBND huyện đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Hậu và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Tuy nhiên, việc khôi phục chưa trả lại đúng tình trạng đất như ban đầu và một lượng lớn đất đã bị mưa cuốn trôi gây lấp ruộng, ao trữ nước của các hộ dân phía bên dưới.
Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Hậu về hành vi hủy hoại đất, với số tiền 20 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Nhưng điều đáng nói là tổng diện tích san ủi mặt bằng là 6.699m2, nhưng Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà chỉ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với diện tích đất trồng lúa bị san ủi là 1.256m2. Vậy còn 5.443m2 diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm bị san ủi làm biến dạng địa hình sao không xử phạt?!
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Sau loạt bài phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển về tình trạng gom mua đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và ngang nhiên san đồi, lấp ruộng tại khu vực giáp ranh giữa xã Đăk Pxi và xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum), Huyện ủy Đăk Hà đã có văn bản chỉ đạo và UBND huyện Đăk Hà đang xác lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính; đồng thời, yêu cầu UBND xã Đăk Pxi, UBND xã Đăk Long tổ chức họp kiểm điểm, làm rõ, xử lý trách nhiệm đối với tập thể và các cá nhân có liên quan.
Huyện ủy Đăk Hà vừa có báo cáo gửi Ban Nội chính Tỉnh ủy Kon Tum báo cáo về tình trạng gom mua đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại xã Đăk Pxi và tình hình công tác lãnh đạo, chỉ đạo xử lý của huyện thời gian qua, biện pháp trong thời gian tới. Trước đó, Ban Nội chính Tỉnh ủy Kon Tum có Văn bản đề nghị Huyện ủy Đăk Hà chỉ đạo kiểm tra, làm rõ nội dung Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh.
Thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) và kết luận Phiên họp thứ 25, ngày 1/2/2024 của Ban Chỉ đạo, từ đầu năm 2024 đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên phạm vi cả nước tiếp tục được đẩy mạnh với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Qua đó, được đông đảo Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đập tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động, thù địch.
Với nhiều chiêu thức, các đối tượng cò đất đã mua được đất sản xuất của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (Kon Tum). Người đứng phía sau gom đất cũng đã được chính quyền xác định và họ có mục đích làm dự án du lịch cộng đồng. Nhưng liệu những điều họ “vẽ” đó có đúng sự thật, hay chỉ là để qua mặt chính quyền địa phương, gom mua đất của đồng bào DTTS sử dụng vào mục đích khác?
Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thời gian qua, với sự chung tay, đồng lòng của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và đồng bào các tôn giáo, khối đại đoàn kết các tôn giáo ngày càng vững chắc, đi vào chiều sâu. Tại nhiều cộng đồng dân cư, đồng bào theo hay không theo các tôn giáo tích cực chung tay, phấn đấu để xây dựng quê hương, đất nước, giáo hội ngày càng giàu mạnh. Chính sự gắn kết trong khối đại đoàn kết các tôn giáo đã, đang góp phần tạo nên sức mạnh chung của toàn dân tộc, là động lực giúp đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức để hội nhập và phát triển.
Đã từ lâu, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch hằng năm) đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống, có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống người dân Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ, tri ân, gặp gỡ, giao lưu mà còn là diễn đàn, đợt sinh hoạt chính trị, văn hoá, tập hợp và phát huy sức mạnh của các tổ chức, cá nhân, là chất keo kết dính khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau xây dựng đất nước ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản, quan trọng của con người, được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, nhiều tổ chức, cá nhân luôn tuyên truyền cái gọi là “tù nhân lương tâm”, “nhà hoạt động nhân quyền” hay “người bất đồng chính kiến” nhằm vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc...
Ngày 23/6/2004, Bộ Chính trị (khoá IX) đã ban hành Nghị quyết 36 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Gần 20 năm qua, Nghị quyết 36 đã lan tỏa mạnh mẽ, trở thành nhịp cầu góp phần gắn kết chặt chẽ người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội vẫn tìm cách đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài, kích động chống phá, gây chia rẽ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc.
Với âm mưu thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa-tư tưởng, một trong những phương thức mà các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng là phát hành các sách, báo có nội dung độc hại, xuyên tạc, phản động. Đáng phê phán là một số cá nhân do nhận thức chính trị hạn chế, thiếu hiểu biết và hám lợi đã “nối giáo cho giặc” khi công khai tán phát, mua bán sách, báo xấu độc. Vì thế, việc ngăn chặn sự thẩm lậu, đấu tranh trực diện với sách, báo xấu độc cần nhất là chủ động, thường xuyên, kịp thời, đi vào thực chất.
Thời gian qua, trong vùng đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn một số tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên xuất hiện hoạt động của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”. Tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” đã xuyên tạc Kinh Thánh để lừa mị, lôi kéo đồng bào dân tộc Mông tham gia vào hoạt động phức tạp về an ninh, trật tự; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tập hợp phát triển lực lượng lập “Nhà nước Mông”.
Dịp kỷ niệm Ngày quốc tế hạnh phúc (20/3) năm nay, Việt Nam đón nhận những thông tin tích cực khi trong bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc của Báo cáo hạnh phúc thế giới 2024, Việt Nam đứng thứ 54, tăng 11 bậc so với năm 2023.
Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tung ra các bài viết xuyên tạc, phủ nhận đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.