Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở ĐăkTô: Hỗ trợ đồng bào DTTS tiền xây nhà, đồng bào DTTS phải bán đất, vay tiền đóng tiền đối ứng (Bài 1)

Ngọc Chí - 11 giờ trước

Trên danh nghĩa hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương” cho các hộ khó khăn về nhà ở, từ năm 2023 đến năm 2024, bà Nguyễn Thị Kim Thảo, đại diện doanh nghiệp K. Ngọc và bà Y Phím, trú huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã hỗ trợ kinh phí cho nhiều hộ gia đình là người đồng bào DTTS tại xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô xây dựng nhà và sau đó, một số hộ đã phải bán đất rẫy, vay tiền để đóng tiền đối ứng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều ngôi nhà vẫn chưa xây dựng xong dù đã nhận tiền đối ứng của người dân. Việc làm khuất tất này đã gây mất lòng tin trong Nhân dân.

Tự đến thôn hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương”

Từ tháng 09/2023 đến cuối tháng 12/2023, bà Nguyễn Thị Kim Thảo, trú tại khối 4, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, đại diện doanh nghiệp K. Ngọc triển khai hỗ trợ cho 25 hộ gia đình trên địa bàn thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô xây dựng, sữa chữa 25 căn nhà tình thương; trong đó, có 2 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo.

Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô cho biết: Thời điểm đó, trước khi triển khai hỗ trợ xây dựng, sữa chữa nhà ở cho một số hộ gia đình trên địa bàn thôn Tê Pên, bà Nguyễn Thị Kim Thảo có thông qua Thôn trưởng thôn Tê Pên và làm việc với các hộ gia đình được hỗ trợ xây dựng, sữa chữa nhà ở để thống nhất triển khai thực hiện. Đồng thời, thông tin cho lãnh đạo xã Đăk Trăm biết việc hỗ trợ nhà tình thương cho các hộ dân trên địa bàn thôn Tê Pên. Xã đồng ý, tuy nhiên, việc hỗ trợ xây dựng, sữa chữa nhà ở cho các hộ dân phải trên tinh thần tự nguyện, được sự đồng thuận của người dân và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

Xã Đăk Trăm có hơn 95% dân số là đồng bào DTTS, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên khi được hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương” người dân rất phấn khởi
Xã Đăk Trăm có hơn 95% dân số là đồng bào DTTS, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên khi được hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương” người dân rất phấn khởi

Số tiền bà Nguyễn Thị Kim Thảo, đại diện doanh nghiệp K. Ngọc hỗ trợ mỗi hộ gia đình là 90 triệu đồng để xây dựng, sửa chữa một căn nhà, với diện tích 50m2; trường hợp, nếu các hộ gia đình muốn xây dựng, sửa chữa với diện tích lớn hơn thì tự bỏ tiền (các hộ dân tự đối ứng thêm) để xây dựng. Theo đó, 25 hộ đã thống nhất và nhận sự hỗ trợ của bà Thảo để làm nhà với diện tích từ 50m2 đến 80m2; các hộ góp thêm từ 30 triệu đến 58 triệu đồng.

Chị Y Lan, thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô cho biết: Năm 2023, gia đình còn thuộc diện hộ nghèo nên khi nghe được hỗ trợ 90 triệu xây dựng nhà, hỗ trợ nội thất trị giá 10 triệu nữa thì vui lắm. Lúc đó mọi việc đều thông qua chị Y Phím ở cùng thôn làm hồ sơ và nhận tiền đối ứng. Tôi đưa trước 3 triệu làm hồ sơ và cam kết sẽ đối ứng 35 triệu.

Chị Y Lan, thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm được doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương”, nhưng sau đó chị phải bán đất sản xuất và bỏ thêm tiền để tự hoàn thiện căn nhà
Chị Y Lan, thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm được doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương”, nhưng sau đó chị phải bán đất sản xuất và bỏ thêm tiền để tự hoàn thiện căn nhà

Từ đầu năm 2024 đến cuối tháng 3/2024, bà Nguyễn Thị Kim Thảo tiếp tục triển khai hỗ trợ xây dựng 16 căn nhà cho 16 hộ gia đình trên địa bàn các thôn Đăk Trăm, Tê Pên, Tê Pheo, Đăk Rô Gia, Đăk Mông, thuộc xã Đăk Trăm. Khi triển khai hỗ trợ xây dựng nhà cho các hộ gia đình, bà Thảo không thông qua chính quyền địa phương; bà Thảo tự liên hệ với các hộ dân và tự thống nhất, thoả thuận với nhau, tiến hành triển khai xây dựng. Bà Thảo hỗ trợ 90 triệu, các hộ góp thêm từ 30 triệu đến 50 triệu đồng để xây dựng, sữa chữa nhà ở của hộ gia đình mình.

Việc xây dựng “nhà tình thương” thì được chính bà Thảo và Y Phím tổ chức thực hiện với đơn vị thi công, người dân chỉ việc đóng tiền đối ứng và sẽ được xây dựng nhà, xong nhà sẽ được bàn giao để sử dụng.

Nhiều hộ “bán đất, vay tiền” đóng tiền đối ứng

Bà Nguyễn Thị Kim Thảo là người hỗ trợ xây dựng nhà, nhưng làm việc với các hộ được hỗ trợ phần lớn là bà Y Phím, trú tại thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô. Nên mọi giao dịch nhận tiền làm hồ sơ (dao động từ 2 đến 5 triệu đồng mỗi hộ), nhận tiền đối ứng đều thông qua bà Y Phím.

Chị Y Hút, thôn Đăk Trăm, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô cho biết: Sau khi được bà Thảo, bà Y Phím đồng ý hỗ trợ 90 triệu xây dựng nhà, chị đã vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và đưa 46 triệu đồng tiền đối ứng, tiền làm hồ sơ cho bà Y Phím với cam kết là làm căn nhà xây cấp 4, tường xây, mái lợp tôn, nền lát gạch hoa, trần đóng la phong tôn, cửa sắt, có hệ thống điện và được hỗ trợ thêm nội thất trị giá 10 triệu đồng. Nhưng sau khi xây tường xong, lợp tôn, lát nền xong là không làm nữa và gia đình vào ở đến nay. Diện tích nhà thì hơn 50m2.

Chị Y Hút, thôn Đăk Trăm, xã Đăk Trăm đã đóng 46 triệu tiền đối ứng, tiền làm hồ sơ cho bà Y Phím để làm “nhà tình thường” nhưng căn nhà hoàn thiện không như cam kết
Chị Y Hút, thôn Đăk Trăm, xã Đăk Trăm đã đóng 46 triệu tiền đối ứng, tiền làm hồ sơ cho bà Y Phím để làm “nhà tình thường” nhưng căn nhà hoàn thiện không như cam kết

Trong quá trình triển khai xây dựng nhà thì một số hộ do không có tiền để đối ứng thì được bà Y Phím gợi ý bán đất để có tiền đóng tiền đối ứng làm nhà. Cùng với đó là những lời cam kết khi bán đất đó cho 1 doanh nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh thì họ sẽ đầu tư sản xuất tại đây và sẽ được nhận vào làm công nhân cho doanh nghiệp trên chính mảnh đất đó. Vừa có tiền làm nhà, vừa có việc làm ổn định.

Đơn cử như vợ chồng anh A Phú và chị Y Trang, thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô có 4 người con nên cuộc sống khó khăn, chưa có điều kiện làm nhà. Năm 2023, nghe Y Phím (dì của Y Trang) nói được hỗ trợ 90 triệu làm nhà và gia đình thống nhất đối ứng 35 triệu.

Anh A Phú cho biết: Khi bắt đầu làm nhà thì bà Y Phím bảo đã đi đo đất rẫy của gia đình anh, đất đó chưa có giấy tờ nên bán 1,5 hecta được hơn 80 triệu. Bán đất vừa có tiền làm nhà và sau này vợ chồng được nhận vào làm việc với mức lương mỗi người 9 triệu đồng/tháng. Tính ra gia đình nhận tiền nhiều lần thì được hơn 30 triệu, còn 50 triệu thì được bà Y Phím cấn vào tiền đối ứng.

Vợ chồng anh A Phú và chị Y Trang, thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm phải bán 1,5 hecta đất để có tiền đóng 50 triệu đồng đối ứng làm “nhà tình thương”
Vợ chồng anh A Phú và chị Y Trang, thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm phải bán 1,5 hecta đất để có tiền đóng 50 triệu đồng đối ứng làm “nhà tình thương”

Theo báo cáo của UBND xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, qua kiểm tra, nắm tình hình, hiện nay có 9 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà ở đã chuyển nhượng đất rẫy cho bà Y Phím và bà Nguyễn Thị Kim Thảo, với diện tích khoảng 11 ha; trong đó, có 8 hộ chuyển nhượng đất đã được UBND huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2014, có 1 hộ (bà Y Luyện) tự thoả thuận với nhau không có giấy tờ. Hiện còn 2 hộ là bà Y Quyên và bà Y Luyện chưa nhận đủ số tiền chuyển nhượng đất rẫy, còn lại 7 hộ đã nhận đủ số tiền chuyển nhượng đất rẫy.

Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô cho biết: Các hộ đã được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, khi giao dịch hợp đồng chuyển nhượng các bên liên hệ với Văn phòng công chứng tư nhân để làm hợp đồng, không thông qua chính quyền địa phương khi chuyển nhượng, do đó việc theo dõi, xử lý mua bán, chuyển nhượng gặp nhiều khó khăn. Qua kiểm tra thì sau khi chuyển nhượng đất rẫy cho bà Nguyễn Thị Kim Thảo và bà Y Phím, các hộ đều đảm bảo đủ đất canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Theo các hộ dân ở thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm thì diện tích đất trước đây họ chuyển nhượng giờ đã được chuyển nhượng cho một số người ở Tp. Hồ Chí Minh
Theo các hộ dân ở thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm thì diện tích đất trước đây họ chuyển nhượng giờ đã được chuyển nhượng cho một số người ở Tp. Hồ Chí Minh

Theo các hộ dân ở thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm cho biết, hiện nay diện tích đất của người dân chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Kim Thảo và bà Y Phím đã được chuyển nhượng cho một số người ở Tp. Hồ Chí Minh. Diện tích có thể nhiều hơn so số liệu xã thống kê. Hiện nay, người nhận chuyển nhượng đang thuê máy móc, nhân công tiến hành cày xới đất chuẩn bị trồng cây.

Việc doanh nghiệp vào tận thôn tự nguyện hỗ trợ kinh phí giúp đồng bào DTTS xây dựng “nhà tình thương” và ngược lại thì đồng bào DTTS bán đất rẫy cho người hỗ trợ. Vậy, ở đây doanh nghiệp có thực sự giúp người dân bằng tấm lòng nhân ái, nghĩa tình như tên gọi là “nhà tình thương” hay vì mục đích mua đất rẫy của đồng bào DTTS. Đây là câu hỏi mà một số người dân ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô đặt ra hiện nay? 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân về các đề án sắp xếp, sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã

Hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân về các đề án sắp xếp, sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã

Ngày 3/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp.
An Giang: Nhiều đối tượng bị bắt ngay sau khi gây án để điều tra về hành vi giết người

An Giang: Nhiều đối tượng bị bắt ngay sau khi gây án để điều tra về hành vi giết người

Tin tức - T. Tầm - Minh Triết - 21 phút trước
Chiều 3/5/2025, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh An Giang cho biết đang tạm giữ hình sự 04 đối tượng gồm: Nguyễn Thanh Sil (SN 2005); Trần Anh Kiệt (SN 2007); Nguyễn Thanh Tùng (SN 2008) và Nguyễn Trần Hồng Khương (SN 2009), cùng cư trú tại TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người và Gây rối trật tự công cộng”.
Cà Mau: Sở Dân tộc và Tôn giáo tổ chức đoàn thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025

Cà Mau: Sở Dân tộc và Tôn giáo tổ chức đoàn thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025

Tin tức - Như Hạnh - 36 phút trước
Ngày 3/5, bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà tại Niệm Phật đường Phước Điền tại xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời nhân dịp đại lễ Phật đản năm 2025. Tham dự có ông Huỳnh Ngọc Sang, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Quách Kiều Mai, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh; Hoà thượng Thạch Hà, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh; đại diện các lãnh đạo các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương.
Lễ chiêm bái Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức bắt đầu từ chiều 6/5

Lễ chiêm bái Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức bắt đầu từ chiều 6/5

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 55 phút trước
Lễ chiêm bái Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự bắt đầu từ 14h ngày 6 đến 10/5 (từ mùng 9 đến 13 tháng tư năm Ất Tỵ).
Sau loạt bài Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu huyện Đăk Tô kiên quyết xử lý theo quy định

Sau loạt bài Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu huyện Đăk Tô kiên quyết xử lý theo quy định

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Thực hiện chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn, chiều ngày 3/5, Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum đã có Văn bản gửi Sở Dân tộc và Tôn giáo, UBND huyện Đăk Tô và UBND các huyện, thành phố kiểm tra, xử lý nội dung phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển.
98 nài ngựa tham gia vòng loại Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 18 năm 2025

98 nài ngựa tham gia vòng loại Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 18 năm 2025

Tin tức - N. Vân - 4 giờ trước
Đã thành thông lệ, mỗi khi hè về cũng là lúc “Cao nguyên trắng” Bắc Hà rộn rã tiếng vó ngựa với giải đua ngựa truyền thống. Năm nay, giải đua được khởi tranh vào sáng 3/5/2025 tại Sân vận động trung tâm huyện. Đây là hoạt động văn hóa, thể thao độc đáo, khởi động cho chuỗi sự kiện hấp dẫn tại Festival mùa hè Bắc Hà 2025.
Gìn giữ di sản cho đời sau

Gìn giữ di sản cho đời sau

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 29/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Xếp hạng di tích Bãi đá có hình khắc cổ ở Hòa Bình. Chùa Monivongsa Bopharam nơi thành phố cực Nam. Gìn giữ di sản cho đời sau. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân các Anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ cách mạng tại Côn Đảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân các Anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ cách mạng tại Côn Đảo

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Nhân Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước và Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo, sáng 3/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ viếng, tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc tại nghĩa trang Hàng Dương và nghĩa trang Hàng Keo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine

Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine

Sức khỏe - Anh Trúc - 7 giờ trước
Sáng 3/5, Bộ Y tế cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine - một hoạt chất đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Bình Dương, kiểm tra hành chính các khu nhà trọ, công an phát hiện nhiều hung khí và ma tuý

Bình Dương, kiểm tra hành chính các khu nhà trọ, công an phát hiện nhiều hung khí và ma tuý

Tin tức - Duy Chí - 8 giờ trước
Thực hiện kế hoạch cao điểm ra quân tấn công, trấn áp các loại tội phạm bảo đảm an ninh trật tự dịp trước, trong và sau Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương đã ra quân kiểm tra các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà trọ và các khu nhà ở xã hội. Qua đó đã phát hiện, thu giữ nhiều hung khí và ma tuý.
Tìm về miền đất huyền thoại

Tìm về miền đất huyền thoại

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Khu căn cứ cách mạng Thồ Lồ - nay là xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) là vùng đất sinh sống lâu đời của người đồng bào DTTS (chủ yếu là người Ba Na và Chăm). Trong chiến tranh, người dân cùng đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ cách mạng làm nên những chiến công hiển hách và được xem là vùng đất bất khả xâm phạm. Trong hoà bình, đồng bào nơi đây đoàn kết một lòng, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp.​
Người đưa con cá tầm lên đại ngàn Nà Hẩu

Người đưa con cá tầm lên đại ngàn Nà Hẩu

Gương sáng - Hoàng Yên – Thu Nhài - 11 giờ trước
Giúp người Mông từng bước thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm, biến tiềm năng lợi thế do thiên nhiên ban tặng thành của cải, vật chất, đẩy lùi cái đói nghèo đã đeo bám đồng bào từ bao đời nay là hướng đi và cũng là mục tiêu mà người đảng viên kỳ cựu Giàng A Châu, sinh năm 1960 ở thôn Trung Tâm xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đang làm trong nhiều năm qua.