Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gian nan con đường đến trường của học sinh DTTS ở xã nông thôn mới Ia Chim

Ngọc Chí - 9 giờ trước

Nhiều năm nay, các em học sinh người DTTS và người dân ở các làng Plei Druân, Klâu Ngol Ngó, Klâu Ngol Zố, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum hằng ngày phải đi học, đi lao động sản xuất trên con đường xuống cấp trầm trọng, nhiều ổ gà và lởm chởm đá. Nội dung này đã được người dân nhiều lần kiến nghị qua các cuộc tiếp xúc cử tri nhưng con đường vẫn chưa được khắc phục và ngày càng xuống cấp trầm trọng hơn.

Đường từ thôn Tân An, xã Ia Chim đi xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum đã xuống cấp trầm trọng, việc đi học của các em học sinh gặp nhiều khó khăn
Đường từ thôn Tân An, xã Ia Chim đi xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum đã xuống cấp trầm trọng, việc đi học của các em học sinh gặp nhiều khó khăn

Sau giờ tan học, dưới cái nắng, nóng khắc nghiệt của mùa khô Tây Nguyên, các em học sinh người DTTS ở Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum lại tiếp tục hành trình gian nan vượt qua con đường gập ghềnh, lởm chởm đá để về nhà. Với những chiếc xe đạp cũ kỹ, các em phải cố gắng đạp, không đạp được thì dắt bộ để về đến nhà.

Em Y Juli A, học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum cho biết: Đi học trên con đường này vất vả lắm, đạp xe mà đá lởm chởm nên rất khó đi, phần lớn em dắt bộ, đoạn nào còn đi được thì em mới đạp xe.

Trường Tiểu học Kim Đồng hiện có hơn 400 học sinh là người DTTS ở làng Plei Druân, Klâu Ngol Ngó, Klâu Ngol Zố theo học. Do không được hưởng chế độ bán trú, nên hằng ngày, để đến trường học 2 buổi/ngày thì nhiều em phải đi về tổng cộng 4 vòng. Cuộc sống phụ huynh cũng còn nhiều khó khăn nên phần lớn các em tự đi học chứ không được đưa đón như những học sinh vùng thuận lợi. Vì thế, con đường đến trường của các em gian nan biết nhường nào.

Con đường lởm chởm đá nên các em học sinh phải cố gắng đạp xe, không đạp được thì dắt bộ để về đến nhà
Con đường lởm chởm đá nên các em học sinh phải cố gắng đạp xe, không đạp được thì dắt bộ để về đến nhà

Em Y My Ya, học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum chia sẻ: Em đi học từ sáng sớm vì sợ trễ học, đi xe đạp nhưng vừa đi vừa dắt bộ. Có hôm em đạp xe thì bị trật cả dây xích, có hôm thì thủng lốp xe, do đường hư hết rồi. Em cũng mong con đường sớm được sửa chữa, giúp cho chúng em đến trường được thuận lợi.

Đoạn đường từ thôn Tân An, xã Ia Chim đi xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum qua các làng Plei Druân, Klâu Ngol Ngó, Klâu Ngol Zố có chiều dài hơn 5km. Con đường được đầu tư làm thâm nhập nhựa khoảng trước năm 2010. Đây là con đường huyết mạch nối từ 3 làng vùng đồng bào DTTS ra trung tâm xã Ia Chim. Sau nhiều năm sử dụng con đường đã bị hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Lớp nhựa đường đã bị bong tróc, đá cấp phối lởm chởm, nhiều ổ gà, ổ voi và đọng nước vào mùa mưa.

Đường từ thôn Tân An, xã Ia Chim đi xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum nhiều ổ gà, ổ voi và đọng nước vào mùa mưa
Đường từ thôn Tân An, xã Ia Chim đi xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum nhiều ổ gà, ổ voi và đọng nước vào mùa mưa

Ông A Pying, làng Klâu Ngol Ngó, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum cho biết: Con đường này đã hư hỏng nhiều năm nay, trước tôi đi cũng bị ngã xe và gãy chân. Người lớn đi lại còn khó khăn nên thấy các cháu học sinh đi học thấy rất tội. Đường hư hỏng nên cũng ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển kinh tế của bà con trong làng.

Xã Ia Chim, thành phố Kon Tum đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2015. Nhưng đoạn đường đi qua làng Plei Druân, Klâu Ngol Ngó, Klâu Ngol Zố hư hỏng nhiều năm qua vẫn chưa được quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Vì thế, người dân đã nhiều lần kiến nghị qua các cuộc tiếp xúc cử tri đại biểu HĐND các cấp.

Đường hư hỏng, nhiều người lựa chọn cách đi vào lô cao su
Đường hư hỏng, nhiều người lựa chọn cách đi vào lô cao su

Ông Nguyễn Quốc Hưng, Chủ tịch UBND xã Ia Chim, thành phố Kon Tum cho biết: Hiện nay trên địa bàn xã còn nhiều con đường bị hư hỏng, xuống cấp, như đường từ thôn Tân An, xã Ia Chim đi xã Hòa Bình; đường từ thôn Tân An, xã Ia Chim đi xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Trước những kiến nghị của cử tri, UBND thành phố Kon Tum cũng đã có quyết định đầu tư xây dựng 2 con đường này, nhưng do chưa bố trí được kinh phí nên hiện nay vẫn chưa thi công. Việc đường hư hỏng, xuống cấp đã gây khó khăn rất lớn cho địa phương trong việc phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là giữ vững, nâng cao các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Trước những kiến nghị của người dân, ngày 01/12/2020, UBND thành phố Kon Tum đã có Quyết định số 3063 về việc triển khai chủ trương đầu tư xây dựng công trình đường từ thôn Tân An, xã Ia Chim đi xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum. Dự án có mức đầu tư gần 15 tỷ đồng; chiều dài xây dựng khoảng 5.100m; mặt đường bằng bê tông xi măng rộng 3,5m, lề đường bằng đất mỗi bên rộng 0,75m… Thời gian thực hiện trong 2 năm, bắt đầu từ năm 2021 và sau đó có Quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện dự án trong 3 năm, bắt đầu từ năm 2023.

Người dân mong muốn con đường sớm được sửa chữa để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và phát triển kinh tế - xã hội
Người dân mong muốn con đường sớm được sửa chữa để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và phát triển kinh tế - xã hội

Sau nhiều năm con đường bị xuống cấp, hư hỏng và người dân nhiều lần kiến nghị thì năm 2020, UBND thành phố Kon Tum có chủ trương đầu tư trong sự vui mừng của người dân. Tuy nhiên, đến nay sau 5 năm chủ trương đầu tư được phê duyệt nhưng con đường vẫn chưa được đầu tư xây dựng và ngày càng xuống cấp trầm trọng hơn.

Trong thời gian chờ đợi con đường được đầu tư xây dựng thì hành trình đến trường của các em học sinh DTTS và người dân ở các làng Plei Druân, Klâu Ngol Ngó, Klâu Ngol Zố, xã nông thôn mới Ia Chim vẫn còn gian nan và lắm trắc trở. Điều quan trọng hơn là ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bộ mặt của một xã nông thôn mới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Sơn La: Phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

Sơn La: Phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 1 giờ trước
Những năm qua, tỉnh Sơn La tập trung triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Từ những kết quả đạt được trong triển khai các Chương trình MTQG đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương theo hướng bền vững.
Ninh Thuận chi hơn 10 tỷ đồng bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Ninh Thuận chi hơn 10 tỷ đồng bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Sắc màu 54 - Việt Hà - 1 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định số 254/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025–2030”.
Xử lý 1.330 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng 4 năm 2025

Xử lý 1.330 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng 4 năm 2025

Kinh tế - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Theo thông tin từ Cục hải quan (Bộ Tài chính) trong tháng 4/2025, số vụ phát hiện, bắt giữ và xử lý buôn lậu, gian lận thương mại là 1.330 vụ, trị giá hàng hoá vi phạm ước tính đạt 1.867 tỷ đồng; giảm 73 vụ (giảm 5,2%).
Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm và trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng Quân chủng Hải quân

Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm và trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng Quân chủng Hải quân

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 7/5, tại Hải Phòng, Quân chủng Hải quân long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (07/5/1955-07/5/2025) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước Lương Cường dự và trao phần thưởng cao quý.
“Bất chấp định mệnh”

“Bất chấp định mệnh”

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 3 giờ trước
Đó là tựa đề cuốn sách của Giáo sư Gábor Vargyas viết về văn hóa người Bru Vân Kiều. Với sự đồng hành của thầy giáo Bôn SiMôn Ca Na An và những đóng góp nghiên cứu từ học giả quốc tế Giáo sư Gábor Vargyas, kho tàng văn hóa truyền thống của đồng bào Bru Vân Kiều trên Cao nguyên Đắk Lắk đang được khơi dậy, gìn giữ và lan tỏa bất chấp sự tàn phá nghiệt ngã của thời gian và quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa.
“Báu vật” của làng

“Báu vật” của làng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Rừng chè cổ thụ ở Vườn quốc gia Tà Đùng. “Báu vật” của làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Níu giữ quá trình trao truyền văn hóa Pà Thẻn

Níu giữ quá trình trao truyền văn hóa Pà Thẻn

Sắc màu 54 - Phương Lan - 3 giờ trước
Văn hóa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở tỉnh Hà Giang không chỉ phản ánh đời sống tinh thần phong phú, đặc sắc, mà còn in đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc riêng của một trong những dân tộc rất ít người ở Việt Nam. Tỉnh Hà Giang đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy, để bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Pà Thẻn “sống” với đời sống hiện đại.
Ninh Bình: Khởi tố tài xế chở bộ da báo hoa mai đem bán

Ninh Bình: Khởi tố tài xế chở bộ da báo hoa mai đem bán

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Công an tỉnh Ninh Bình vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh cấm đi khởi nơi cư trú đối với Đặng Hoàng Giang để điều tra làm rõ hành vi vi phạm thuộc tội "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm".
Lăng mộ vua Lê Túc Tông bị kẻ xấu xâm phạm tìm cổ vật

Lăng mộ vua Lê Túc Tông bị kẻ xấu xâm phạm tìm cổ vật

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa xác nhận, lăng mộ vua Lê Túc Tông ở xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) vừa bị kẻ xấu xâm phạm, để tìm cổ vật.
Nông dân vùng cao Hà Giang thu nhập cao từ cải tạo vườn tạp

Nông dân vùng cao Hà Giang thu nhập cao từ cải tạo vườn tạp

Kinh tế - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Sau hơn 3 năm triển khai Đề án: “Cải tạo vườn tạp, phát triến kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025”, nhiều hộ nông dân ở Hà Giang đã có nguồn thu nhập ổn định, từ đó tạo động lực vươn lên thoát nghèo.
Thoát nghèo nhờ Chương trình MTQG 1719

Thoát nghèo nhờ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), để giúp người dân thoát nghèo bền vững, các cấp, ngành, đoàn thể ở nhiều địa phương đã chú trọng việc hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế. Qua đó, từng bước giúp đồng bào thoát nghèo và vươn lên làm giàu.