Để tiếp tục phát huy giá trị của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh An Giang cùng các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh thực hiện các biện pháp bảo vệ, giữ gìn, nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa tới bạn bè quốc tế.
Sáng sớm, mặt trời lên cao, nắng vàng trải đều khắp các thôn làng. Thiên nhiên vùng cao Trà Nam hiện lên thật thanh bình, yên ả. Men theo từng tiếng búa đập, tiếng đe, chúng tôi đến nhà của ông Hồ Văn Dương sống tại Khu dân cư Tắc Vin (thôn 1) xã Trà Nam, huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Bức tranh lao động thật đẹp với hình ảnh em Hồ Gia Huy đang quay khò lửa, những tia lửa từ các thanh sắt đỏ rực bắn tung tóe, còn ông Hồ Văn Dương đang dùng búa đập, hai người phối hợp nhịp nhàng, làm việc say sưa mặc cho áo đã ướt đẫm mồ hôi.
40 năm về trước, chàng trai trẻ Phạm Viết Đệ từ Đà Lạt xuống Long Khánh (Đồng Nai) mua 1ha đất làm vườn, lập nghiệp. Do chưa có kinh nghiệm, miếng đất Phạm Viết Đệ mua lại toàn đá tảng, đá cục, cây trồng không sống nổi, nguy cơ phá sản hiện ra trước mắt. Bằng tình yêu thiên nhiên, ý chí vượt khó, tư duy học hỏi, Phạm Viết Đệ quyết bám mảnh vườn này, rồi từng ngày biến thách thức thành cơ hội hái ra tiền...
Ngày 14/3, UBND tỉnh An Giang tổ chức Họp báo thông tin về việc tổ chức Lễ đón Bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025.
MV Bắc Ninh (Bắc Bling) vươn lên vị trí Top 1 "MV ra mắt ấn tượng nhất toàn cầu" trên YouTube Charts Thế giới với 42 triệu lượt xem chỉ sau 11 ngày ra mắt. Hiện tượng âm nhạc này gây sốt cho công chúng, đồng thời tạo ra hiệu ứng bất ngờ cho du lịch cũng như văn hoá truyền thống. Một lần nữa sự kiện khiến chúng ta nhìn nhận hiệu quả tích cực của phương pháp bảo tồn “động” cho văn hoá.
Lễ hội Chrôi Rum Chếk (Lễ hội Phước Biển) của đồng bào Khmer tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Quyết định và Bằng chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là lễ hội mang đậm những nét đặc sắc của các lễ hội đình, miếu Nam Bộ, với nhiều hoạt động đặc sắc.
Không chỉ giỏi nghề đan lát, già A Nuông còn là kho báu sống của đồng bào Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) khi am hiểu sâu sắc về phong tục, tập quán, văn hóa của buôn làng. Ông nắm rõ hát giao duyên, hát kể sử thi, biết đánh cồng chiêng và đã truyền dạy kỹ năng diễn tấu cồng chiêng cho lớp trẻ trong làng.
Hưởng ứng Lễ hội Cà phê lần thứ 9, ngày 12/3, UBND huyện Buôn Đôn tổ chức Hội voi Buôn Đôn năm 2025. Tham dự có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái; Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 Đinh Thị Hoa và đại diện các sở, ngành.
Ngày 15/3/2025, siêu sự kiện - Ngày hội văn hóa với chủ đề “Vững bước vào kỷ nguyên mới” sẽ được Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Tập đoàn T&T Group (T&T Group) đồng tổ chức tại Sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội. Sự kiện lấy cảm hứng từ Lễ khai mạc thế vận hội Olympic với màn rước đuốc, truyền lửa và các hoạt động thể thao, triển lãm đặc sắc, chương trình âm nhạc đỉnh cao quy tụ 15.000 người là cán bộ nhân viên, người lao động của SHB và T&T Group.
Mặc dù ngày nay nước máy đã được dẫn về từng buôn, song người M'nông Gar (nhóm địa phương thuộc dân tộc M'nông) huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk vẫn lấy nước từ bến nước về chế rượu cần và thờ cúng thần linh. Lễ cúng bến nước vẫn được người dân nơi đây duy trì hằng năm.
Những năm qua, những Người có uy tín trên địa bàn xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, Lào Cai đã phát huy vai trò là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, trở thành điểm tựa tin cậy cho đồng bào DTTS trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngày càng có nhiều tấm gương Người có uy tín tiêu biểu trong các lĩnh vực, trong đó có ông Đặng Hồng Khánh- người tâm huyết bảo tồn và truyền dạy chữ Nôm Dao.
Trong không gian rộng rãi của nhà Gươl, từng khung cửi vang lên tiếng thoi lách cách rộn ràng. Mỗi người một việc, người dệt vải, người tra cườm, tạo nên bức tranh lao động đầy sinh động. Không chỉ đơn thuần là công việc mưu sinh, những đôi bàn tay khéo léo ấy còn đang góp phần gìn giữ sắc màu thổ cẩm Cơ Tu.
Tháng 3/2025, giữa không khí Ramưwan rộn ràng, chúng tôi ghé thăm Nghệ sĩ Ưu tú - Nhạc sĩ Amư Nhân tại làng Phú Nhuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ông là nhạc sĩ dân tộc Chăm tài hoa dành gần trọn cuộc đời cho hoạt động âm nhạc với nhiều ca khúc được công chúng yêu thích.
Trong các lễ hội truyền thống của người Hà Lăng (nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng) ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum không thể thiếu được điệu múa chiêu đặc sắc. Mỗi dịp lễ hội, khi tiếng cồng chiêng, tiếng trống vang lên, vòng xoang được kết nối; các nhịp chiêu quen thuộc như đón khách, mừng lúa mới, mừng nhà rông mới...
Chúng tôi không rõ chiếc kèn amap của người Co ở vùng đất quế Trà Bồng, Quảng Ngãi có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, lên bản làng của người Co vào những ngày thường hay dịp có lễ hội, đều nghe vang vọng tiếng kèn amáp réo rắt. Dường như, những người phụ nữ Co sinh ra đã mang trong mình sợi dây gắn bó bền chặt với nhạc cụ mộc mạc mà đầy quyến rũ ấy.
Chợ phiên vùng cao tấp nập nhất trong năm, đi chợ còn là đi lễ hội. Phiên chợ không chỉ có mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là dịp để mọi người gặp gỡ, kết bạn, trò chuyện, là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nơi hội tụ những sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS.
Cộng đồng người Mnông Gar (một bộ phận của dân tộc Mnông) ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk tin rằng trong hạt lúa có linh hồn, thần lúa giúp gia đình sản xuất thuận lợi, được mùa, không chỉ đủ ăn mà còn có lúa dư thừa để đổi trâu, bò, vật dụng cần thiết. Vì thế, để có những vụ mùa bội thu, người Mnông Gar thực hiện nhiều nghi lễ cúng thần lúa, trong đó Lễ rước hồn lúa về kho được bà con nơi đây gìn giữ, phát huy đến ngày nay.
Giữa lòng TP. Hồ Chí Minh, đô thị hiện đại phát triển bậc nhất cả nước, những thành viên của LCB "Giai điệu Phương Nam" vẫn luôn hết mình với tình yêu âm nhạc dân tộc, điều đó cho thấy, người trẻ không hề thờ ơ với âm nhạc dân tộc trong bối cảnh các dòng nhạc trẻ đang "làm mưa, làm gió" trên thị trường.
Ngày 1/3, tại nhà rông Kon Klor, Phòng Giáo dục và Đào tạo Tp. Kon Tum (Kon Tum) tổ chức Liên hoan cồng chiêng, múa xoang, thi trang phục thổ cẩm dành cho học sinh lần thứ 7 năm 2025.
Xã Thanh An, huyện Minh Long, Quảng Ngãi không chỉ có Thác Trắng hùng vĩ mà còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo của người Hrê. Giữa núi rừng ấy có bà Đinh Thị Đơ lặng lẽ gìn giữ từng làn điệu dân ca, tiếng đàn, nghề thủ công cổ truyền. Cả cuộc đời bà gắn bó với văn hóa Hrê bằng niềm say mê bền bỉ và tình yêu sâu nặng.