Những ngày đầu năm mới, chúng tôi có dịp được về bản Huổi Thanh 1, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên để cảm nhận cuộc sống của người Sán Chay đang thay da đổi thịt. Những thửa ruộng màu mỡ, những nương sắn xanh rì cùng những ngôi nhà sàn khang trang mùa Xuân mới đầy ấm áp và niềm vui.
Nếu ai đã từng đặt chân lên các bản làng miền biên viễn xứ Nghệ, thì đều dễ nhận ra nét riêng của những nếp nhà người Mông trên đỉnh núi cao. Nếp nhà ấy, thâm nâu như những phận người nắng mưa dầu dãi; chất chứa bao mặn chát của những cuộc mở đất dựng bản, lập mường… để làm nên cội nguồn, bản sắc của một tộc người.
Lễ hội Minh Thề tại Di tích đền - chùa Hòa Liễu ở thôn Hòa Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng), diễn ra dịp đầu Xuân hằng năm thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo người dân địa phương và du khách. Có tuổi đời gần 500 năm, Lễ hội dân gian này được coi là “độc nhất vô nhị” về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
Hai làng nghề nổi tiếng là Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc của Hà Nội được công nhận là Thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Huế định hướng phát triển trên cơ sở những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc của mô hình thành phố trực thuộc Trung ương. Trước vận hội mới, di sản văn hóa Huế giàu tiềm năng đứng trước ngưỡng lịch sử được cởi bỏ “tấm áo” gò bó để tỏa sáng giá trị lịch sử, văn hóa.
Miền Tây xứ Nghệ là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS Thái, Mông, Khơ Mú, Ơ Đu, Thổ...; Lên với miền biên viễn xứ Nghệ trong dịp lễ hội mùa Xuân, sẽ được đắm mình trong những lễ hội cổ truyền, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS.
Đầu Xuân năm mới, chúng tôi tìm đến nhà của bà Tẩn Tả Mẩy, một người phụ nữ đã bước sang tuổi 67 ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, Lào Cai để tìm hiểu về những đường nét thêu hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao.
Người Tà Riềng là một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié Triêng, đồng bào cư trú lâu đời trên dãy Trường Sơn hùng vĩ thuộc huyện biên giới Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Người Tà Riềng có những phong tục, tập quán, lễ hội riêng mang đậm dấu ấn của nền văn hóa nương rẫy. Tại mỗi làng của người Tà Riềng đều có một ngôi nhà làng truyền thống làm nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa, gọi là su moong.
Từ ngày 14/2 đến ngày 16/02/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch sẽ tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025.
Nhằm góp phần giới thiệu, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống đặc sắc trên mọi miền đất nước, di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum, từ ngày 4-7/2, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã tổ chức hoạt động trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa truyền thống Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Công tác bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của đồng bào DTTS được tỉnh Bình Thuận và các cấp, ngành chức năng quan tâm, cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động thiết thực. Tuy nhiên, để di sản văn hóa dân tộc được phát huy hiệu quả trong cộng đồng thì vẫn còn nhiều việc cần làm.
Đàn đá là nhạc cụ độc đáo có giá trị lớn về khảo cổ, âm nhạc và văn hóa của người Mnông ở Đắk Nông. Người Mnông xưa quan niệm rằng, thanh âm đàn đá là phương tiện kết nối giữa con người với thần linh. Trải qua bao thế kỷ, đàn đá không đơn thuần chỉ là nhạc cụ giải trí, mà còn mang giá trị văn hóa gắn với đời sống tâm linh, phong tục và nghi lễ của người Mnông.
Then nghi lễ có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Tày ở huyện vùng cao Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Vào mỗi dịp cuối năm hay đầu năm mới, nghi lễ Then (“lẩu Then”) giải hạn và cầu phúc lại được tổ chức nhiều và ngày càng chu đáo hơn.
Mỗi độ Xuân về, các làng du lịch cộng đồng ở tỉnh Gia Lai khoác lên màu áo mới tươi sáng, rộn ràng và chuẩn bị sẵn sàng cho mùa du lịch Tết Nguyên đán, khám phá Tây Nguyên.
Múa trống đu là một di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường ở Phú Thọ. Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Mường mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Hiện nay, múa trống đu đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa phổ biến của người Mường trong các dịp hội hè, lễ Tết, mừng nhà mới, cầu mùa, mừng thọ… Di sản này đã được Dự án 6 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) hỗ trợ kinh phí để bảo tồn, truyền dạy, phát huy trong cộng đồng.
Lạng Sơn, vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc với những phong tục tập quán đặc sắc. Trong đó, đồng bào dân tộc Dao có nhiều nét văn hóa độc đáo, riêng có, thể hiện qua trang phục, tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán, dân ca, dân vũ... Đây là nguồn tài nguyên quý giá góp phần phát triển du lịch xứ Lạng.
Như món quà của đời, những bức tranh như phù điêu được khắc thủ công trên giấy từ xơ dừa, qua hàng ngàn áp lực khổ luyện của lửa, của nước, của nắng với sự tài hoa của nghệ nhân đã hóa thân thành tác phẩm nghệ thuật khác lạ, độc đáo.
Đời sống văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Chăm Hroi (một nhánh của dân tộc Chăm) ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định có những nét đặc trưng riêng với các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc đa dạng, phong phú, các lễ hội truyền thống như: Lễ cầu mưa, Lễ hội Mặt trời - Mặt trăng, Lễ đổ đầu, Lễ hội mừng năm mới, Lễ cúng thần làng…
Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong vòng hơn 2 thập kỷ qua, tỉnh Điện Biên được lựa chọn là nơi tổ chức nhiều nhất các hội thảo về dạy và học chữ của các DTTS (chủ yếu là chữ Thái và chữ Mông), ở cả cấp quốc gia, cấp khu vực (vùng Tây Bắc) cũng như cấp câu lạc bộ văn hóa các DTTS...
Từ loại hình nghệ thuật dân gian, Ví, Giặm đã “cất cánh bay xa”, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Một thập kỷ được UNESCO vinh danh, dẫu là chưa dài nhưng cũng không phải là ngắn để mảnh đất xứ Nghệ thấm hơn sức sống lâu bền của của một loại hình nghệ thuật dân gian trong dòng chảy văn hóa đương đại.