Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong vòng hơn 2 thập kỷ qua, tỉnh Điện Biên được lựa chọn là nơi tổ chức nhiều nhất các hội thảo về dạy và học chữ của các DTTS (chủ yếu là chữ Thái và chữ Mông), ở cả cấp quốc gia, cấp khu vực (vùng Tây Bắc) cũng như cấp câu lạc bộ văn hóa các DTTS...
Từ loại hình nghệ thuật dân gian, Ví, Giặm đã “cất cánh bay xa”, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Một thập kỷ được UNESCO vinh danh, dẫu là chưa dài nhưng cũng không phải là ngắn để mảnh đất xứ Nghệ thấm hơn sức sống lâu bền của của một loại hình nghệ thuật dân gian trong dòng chảy văn hóa đương đại.
Kon Tum là vùng đất nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; có hệ sinh thái vô cùng phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Do đó, Kon Tum được biết đến như vùng đất của thiên nhiên, văn hóa và lễ hội, nơi mà đất và người hòa quyện, bình yên, khoáng đạt đến vô cùng. Với những lợi thế đó, tỉnh Kon Tum đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch quốc gia và tỉnh đề ra nhiều giải pháp để phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.
Nhà thiết kế K’Jona và Hưng Cao vừa ra mắt bộ sưu tập thời trang "Vườn hoa thổ cẩm", lấy cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên và những sắc hoa đặc trưng của xứ ngàn hoa Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Sau gần 4 năm đàm phán, “Công ước Hà Nội” được Liên Hợp Quốc thông qua, là dấu mốc quan trọng của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với những đe dọa ngày càng tăng trên không gian mạng.
Ngày 24/12, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình diễn ra Chương trình "Hoa Lư bộ hành - Đại Cồ Việt y quan" nhằm lan tỏa hình ảnh cổ phục Việt Nam tới đông đảo Nhân dân và du khách.
Nhạc cụ dân gian của người Brâu rất đa dạng, phong phú, từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như: Gỗ, tre, nứa, trúc, da thú rừng được người Brâu chế tác ra các loại nhạc cụ như: Đàn Chiêng griêng (Ting ning), đàn Tơ rưng, Đinh pú, trống, sáo. Đặc biệt, Đinh pú là một loại nhạc cụ có tên gọi gắn với thiên nhiên hùng vỹ và mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của người Brâu.
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, ngay từ nhỏ, A Trời (sinh năm 1997), thôn Kon Stiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã được nuôi dưỡng bởi âm hưởng của những bài dân ca, tiếng cồng chiêng của người Xơ Đăng – nhánh Tơ Đ’rá. Bằng niềm đam mê đặc biệt, A Trời đã nỗ lực luyện tập để thổi hồn vào từng vũ điệu truyền thống dân tộc.
Tối ngày 14/12, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ bế mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024.
Trong 10 năm hình thành và phát triển, huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) được hội tụ bởi nhiều mạch nguồn văn hóa, từ đó hình thành và phát triển nhiều loại hình văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, mang sắc thái riêng của 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. Về tham gia Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, đội nghệ nhân xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai đã trình diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sắc màu văn hóa Thái” và tạo được ấn tượng đẹp với bạn bè và du khách gần xa.
Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam vừa phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho 7 nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Trong tiết trời se lạnh, dưới mái nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ II, năm 2024.
Tại Hội thi tay nghề nghệ thuật làm gốm của người Chăm năm 2024 do UBND huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận tổ chức, chúng tôi thật sự ấn tượng với kỹ thuật nặn gốm của nghệ nhân trẻ Đổng Thị Mỹ Trinh. Với bình gốm trang trí hoa văn đặc sắc, Mỹ Trinh được Ban Tổ chức trao giải Nhất Hội thi lứa tuổi từ 25 - 40.
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan Cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024, chiều 11/12, hơn 1.000 nghệ nhân, nghệ sĩ đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum và các nghệ sĩ đến từ tỉnh An Giang đã tham gia Lễ hội đường phố. Thanh âm trầm hùng của cồng chiêng, sắc màu rực rỡ của thổ cẩm đã tạo nên một không gian sinh động làm say đắm du khách gần xa.
Sáng 11/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động Tuần lễ Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024.
Tiếng vó ngựa gắn bó mật thiết trong đời sống sinh hoạt thường ngày và cả trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trên cao nguyên trắng Bắc Hà. Với định hướng đưa địa phương trở thành điểm đặc sắc của du lịch Tây Bắc, huyện Bắc Hà đã chăm chút đầu tư, phát huy giá trị “Lễ hội đua ngựa Bắc Hà” - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch công nhận ngày 27/5/2021.
Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.
Cộng đồng người Chăm ở tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận có 2 giáo phái chính là người Chăm theo đạo Bàlamôn và người Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni. Ngoài ra có một bộ phận nhỏ theo đạo Hồi giáo Islam, bộ phận này được tách ra từ đạo Hồi Bàni, du nhập vào tỉnh Ninh Thuận từ những năm 60 của thế kỷ XX. Trong đời sống văn hóa nói chung, văn hóa ẩm thực nói riêng, đồng bào Chăm của 2 giáo phái trên có những đặc tính ẩm thực và phép tắc ứng xử mang đặc trưng riêng.
Trang phục thổ cẩm được coi là tinh hoa trong kho tàng văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao ở Lào Cai. Thời gian qua, để bảo tồn, phát triển, quảng bá nét đẹp trang phục truyền thống, tỉnh Lào Cai đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả.
Được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, sau gần 40 năm đổi mới (1986 - 2024), các DTTS đã nêu cao truyền thống đoàn kết, quyết tâm xây dựng tỉnh Điện Biên phát triển và phồn vinh. Bên cạnh những thành tựu đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội thì văn hóa nói chung, “văn hóa mặc” của các DTTS nói riêng là một trong những hoạt động được quan tâm nhất...