Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đền thờ Po Nit: Nơi hồi sinh ký ức Hoàng tộc Chăm giữa đời thường

Lâm Tấn Bình - 6 giờ trước

Đền thờ Po Nit, Di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng từ năm 2000, nằm tại thôn Bình Hiếu, xã Bắc Bình, tỉnh Lâm Đồng. Đây là nơi người Chăm địa phương hương khói phụng thờ, hiện do Chủ tịch UBND xã Phan Hiệp (cũ) Hắc Văn Quang Huy làm Trưởng Ban quản lý.

Chức sắc trong Hoàng tộc đang mặc y trang cho tượng Vua Po Nit.
Chức sắc trong Hoàng tộc đang mặc y trang cho tượng Vua Po Nit.

Trước thực trạng di tích bị xuống cấp, theo kiến nghị của Nhân dân địa phương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo di tích. Sở VHTT&DL Bình Thuận (cũ) làm chủ đầu tư, tổ chức triển khai công trình từ tháng 12/2024. Sau hơn 3 tháng thi công, công trình được hoàn thành với tổng kinh phí gần 3,3 tỷ đồng, gồm 5 hạng mục: sảnh đón, khu nhà thờ 7 tượng Kut, nhà thờ chính 4 tượng Kut, sân vườn và hệ thống cổng - tường rào.

Hậu duệ Hoàng tộc đang đội lễ vật vào đền thờ Po Nit để hành Lễ thánh tẩy.
Hậu duệ Hoàng tộc đang đội lễ vật vào đền thờ Po Nit để hành Lễ thánh tẩy.

Đáp ứng yêu cầu của luật tục, từ ngày 12-14/7/2025, Ban Quản lý di tích phối hợp cùng Nhân dân tổ chức Lễ Thánh tẩy đền thờ, mời các chức sắc đạo Bàlamôn thuộc ba hệ phái Paséh, Kadhar và Pajuw hành lễ. Nghi thức được tổ chức theo trình tự: Ngày 12/7: Lễ mở cửa đền, Lễ nghinh thỉnh tượng Vua thần và Hoàng hậu an vị; Ngày 13/7: Lễ Thánh tẩy khuôn viên, tắm tượng, mặc y phục cho tượng, Đại lễ cầu an, múa mừng và đọc Đại kinh Bàlamôn; Ngày 14/7: Lễ cúng thần Lửa và lễ đóng cửa đền, kết thúc chuỗi nghi lễ.

Con cháu trong Hoàng tộc đang dâng cúng lễ vật cầu an tại gian chính điện thờ Hoàng hậu và Thứ phi.
Con cháu trong Hoàng tộc đang dâng cúng lễ vật cầu an tại gian chính điện thờ Hoàng hậu và Thứ phi.

Sự kiện thu hút hàng nghìn tín đồ, du khách thập phương đến chiêm bái và dâng cúng lễ vật. Nhân dịp này, Ban Quản lý di tích phối hợp cùng tộc họ hậu duệ dòng Vua Po Nit tổ chức kiểm kê, lập bộ các báu vật hoàng tộc - những hiện vật có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật điêu khắc, phần lớn có niên đại từ đầu thế kỷ XVII. Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, các báu vật vẫn được gìn giữ như minh chứng cho tinh thần trách nhiệm và lòng tôn kính Tổ tiên của hậu duệ Hoàng tộc.

Dân làng khấn nguyện cầu an.
Dân làng khấn nguyện cầu an.

Các báu vật tiêu biểu gồm: Bộ y trang dùng trong lễ tế tượng Vua và Hoàng hậu; chén bạc chạm khắc tinh xảo (gọi là Patin pariak); hũ bạc khắc hình rồng (Pata); các chén bạc nhỏ khắc hoa văn cánh sen (Patal); hộp bạc đựng tro trán Hoàng tộc sau hỏa táng (Klaong); chén nhỏ đựng trầu cau (Banal); đặc biệt là bộ áo giáp bạc và yếm đai lưng bằng vàng, cùng một chiếc quạt cổ bằng gỗ trầm hương - quà ban tặng từ triều Nguyễn giữa thế kỷ XVIII. Hiện, tất cả báu vật do bà Tiền Thị Dơ, hậu duệ của Hoàng hậu Po Mâh Ja gìn giữ và làm chủ.

Quyển Phổ ý viết chữ Hán Nôm của tộc họ Đặng - Nguyễn thực hiện nghi lễ Duyệt lề chu kỳ 7 năm.
Quyển Phổ ý viết chữ Hán Nôm của tộc họ Đặng - Nguyễn thực hiện nghi lễ Duyệt lề chu kỳ 7 năm.

Theo thư tịch cổ, Vua Po Nit (trị vì 1603-1613) từng cưới một Thứ phi người Việt tên Nguyễn Thị Thương, dòng dõi của đời Chúa Nguyễn Hoàng. Ngày nay, tại chính điện đền Po Nit vẫn thờ tượng của hai bà Hoàng hậu, Thứ phi, Hoàng tử và các hậu duệ trực hệ. Tương truyền, khi còn sống, Thứ phi Nguyễn Thị Thương được nhà Vua sủng ái, nhân dân tôn kính. Sau khi bà mất, con cháu mang họ Đặng và Nguyễn vẫn giữ nghi lễ tế tổ hợp phong tục Chăm - Việt và được an táng trang trọng tại nghĩa trang dòng tộc.

Chủ lễ đang đọc tên của người chết trong tộc chuyển thành họ Nguyễn để nhập gia phả.
Chủ lễ đang đọc tên của người chết trong tộc chuyển thành họ Nguyễn để nhập gia phả.

Điểm đặc biệt là lễ tế tổ truyền thống của tộc họ Đặng - Nguyễn, diễn ra 7 năm một lần (gọi là “Duyệt lề” hay “Lệ Việt”), vẫn được duy trì đến ngày nay. Dù sống rải rác nhiều nơi, con cháu đều trở về làng Bình Hiếu đúng ngày tế lễ. Tất cả các nghi thức, từ trang phục đến lễ vật và cách hành lễ, đều theo phong tục Việt. 

Trong lễ chính, tên những người đã khuất chưa nhập gia phả sẽ được đổi thành họ Nguyễn - như một sự tưởng nhớ nguồn cội bên ngoại. Tư liệu về lễ tục này từng được ghi lại bằng chữ Hán - Nôm trong quyển Phổ ý và bằng chữ Chăm (akhar thrah) viết trên lá buông, hiện đã bị hư hỏng do thời gian.

Lễ tục Duyệt lề mang ý nghĩa văn hóa độc đáo, thể hiện sự hòa quyện bền chặt giữa hai dân tộc Chăm - Việt từ mối lương duyên lịch sử hơn 400 năm trước. Đó không chỉ là tập tục dòng họ, mà còn là di sản sống động về tình người, đạo lý, được cộng đồng trân quý và gìn giữ cho đến hôm nay.

 Số báu vật của Hoàng tộc đưa ra cho quan khách và dân làng chiêm bái
Số báu vật của Hoàng tộc đưa ra cho quan khách và dân làng chiêm bái
Ban Quản lý di tích và tộc họ đang kiểm kê số báu vật của Hoàng tộc để nhập sổ.
Ban Quản lý di tích và tộc họ đang kiểm kê số báu vật của Hoàng tộc để nhập sổ.
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thông điệp từ món quà 4 năm mới hoàn thành của nhà gái người Ve tặng nhà trai trong lễ cưới

Thông điệp từ món quà 4 năm mới hoàn thành của nhà gái người Ve tặng nhà trai trong lễ cưới

Tại thành phố Đà Nẵng, người Ve – một nhóm thuộc dân tộc Giẻ Triêng vẫn lưu giữ một tập tục cưới hỏi đặc sắc: nhà gái tặng tấm dồ đôi cho nhà trai trong lễ cưới. Tấm dồ đôi do chính tay cô gái dệt phải mất từ 3-4 năm trước khi bước vào hôn nhân mới hoàn thành, do vậy tấm dồ đôi không chỉ mang thông điệp về sự khéo léo mà còn là tấm lòng thủy chung, nhân văn của người phụ nữ Ve.
Tin nổi bật trang chủ
Hội quán Tuệ Thành mong muốn có pháp nhân để thuận tiện hoạt động

Hội quán Tuệ Thành mong muốn có pháp nhân để thuận tiện hoạt động

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Duy Chí - 1 giờ trước
Là 1 trong 6 hội quán người Hoa có bề dày lịch sử gần 300 năm, đang hoạt động tại phường Chợ Lớn, TP. Hồ Chí Minh. Hội quán Tuệ Thành với công trình nghệ thuật kiến trúc được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1993, mỗi ngày tiếp đón gần 1.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm bái.
Lốc xoáy bất thường ở An Giang, nhiều hộ dân tộc Khmer bị thiệt hại

Lốc xoáy bất thường ở An Giang, nhiều hộ dân tộc Khmer bị thiệt hại

Tin tức - Như Tâm - 2 giờ trước
Chiều 23/7, Chủ tịch UBND xã Ba Chúc (tỉnh An Giang) Võ Thanh Tuấn cho biết, sáng cùng ngày, trên địa bàn xã xuất hiện mưa lớn kèm lốc xoáy quét qua địa bàn các ấp Sóc Tức, Trung An và An Thạnh, làm thiệt hại 19 căn nhà, 1 trạm y tế và nhiều tài sản hư hỏng nặng. Phần lớn nhà bị hư hỏng là hộ đồng bào dân tộc Khmer.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm - Bí thư Quân ủy Trung ương, cùng Đoàn công tác của Trung ương đến thăm và làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quảng Ngãi: 22 căn nhà của đồng bào DTTS ở xã Măng Ri bị tốc mái

Quảng Ngãi: 22 căn nhà của đồng bào DTTS ở xã Măng Ri bị tốc mái

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 23/7, UBND xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, cơn bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về nhà cửa, hạ tầng giao thông. Chính quyền địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả và hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống.

"Dạt dào vùng đất Cà Mau – 80 năm Quốc khánh, tự hào quê ta"

Xã hội - Như Tâm - 3 giờ trước
"Dạt dào vùng đất Cà Mau – 80 năm Quốc khánh, tự hào quê ta", là chủ đề tỉnh Cà Mau dự kiến tham gia Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), diễn ra từ ngày 28/8 đến 05/9/2025, tại Trung tâm Triển lãm Quốc gia (Cổ Loa, Hà Nội).
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 3 giờ trước
Được sự đỡ đầu của cơ quan, đơn vị, các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có những chuyển biến tích cực. Cùng với vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719, nhiều xã không chỉ thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn mà đã “về đích” nông thôn mới.
Lạng Sơn: Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 vượt kế hoạch

Lạng Sơn: Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 vượt kế hoạch

Tin tức - Minh Anh - 4 giờ trước
Sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn Lạng Sơn đã đạt nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi.
Điểm danh những học sinh miền núi xứ Thanh đạt điểm

Điểm danh những học sinh miền núi xứ Thanh đạt điểm "khủng" trong các kỳ thi

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Bằng ý chí và khát vọng theo đuổi ước mơ, những học sinh vùng núi xứ Thanh đã vượt lên hoàn cảnh, nỗ lực không ngừng để tỏa sáng trên hành trình tri thức.
Dông lốc đi qua, làng chài ở xã vùng biên ở Quảng Ngãi tan hoang

Dông lốc đi qua, làng chài ở xã vùng biên ở Quảng Ngãi tan hoang

Tin tức - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Mưa và dông lốc đã làm sập, tốc mái 9 nhà bè và nhiều lồng nuôi cá của các hộ dân ở làng chài trên lòng hồ Sê San, thuộc thôn 7, xã Ia Tơi, tỉnh Quảng Ngãi.
Đền thờ Po Nit: Nơi hồi sinh ký ức Hoàng tộc Chăm giữa đời thường

Đền thờ Po Nit: Nơi hồi sinh ký ức Hoàng tộc Chăm giữa đời thường

Sắc màu 54 - Lâm Tấn Bình - 6 giờ trước
Đền thờ Po Nit, Di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng từ năm 2000, nằm tại thôn Bình Hiếu, xã Bắc Bình, tỉnh Lâm Đồng. Đây là nơi người Chăm địa phương hương khói phụng thờ, hiện do Chủ tịch UBND xã Phan Hiệp (cũ) Hắc Văn Quang Huy làm Trưởng Ban quản lý.