Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bá Minh Truyền - 22:54, 16/05/2025

Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.

Toàn cảnh tháp Po Rome từ trên cao ( Ảnh_
Toàn cảnh tháp Po Rome từ trên cao ( Ảnh TL)

Di tích kiến trúc và nghệ thuật đền tháp Po Ramê

Di tích đền tháp Po Ramê thuộc địa bàn thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đền tháp Po Ramê là một cụm di tích gồm có tháp lửa đã bị cháy, sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn phế tích gạch và ngôi tháp chính điện thờ tượng Mukhalinga-yoni Po Ramê và hoàng hậu Po Bia Than Can được điêu khắc bằng chất liệu đá. Tháp Po Ramê được xây dựng muộn, vào khoảng thế kỉ XVII trên ngọn đồi Mbuen Caow, cửa chính của ngôi tháp quay về phía Đông, còn lại 3 mặt là các cửa giả được trang trí hoa văn hình ngọn lửa bằng chất liệu gốm nung. Phía sau tháp, có đặt tượng thờ bà hoàng hậu thứ phi Po Bia Than Cih trong một căn nhà được dựng tạm và hàng đá Kut có điêu khắc hoa văn. Trước cửa tháp, có 2 con bò thần Nandin bằng đá. Năm 1992, đền tháp Po Ramê đã được xếp hạng Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia. Tượng thờ Mukhalinga-yoni Po Ramê đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2024.

Đền tháp Po Ramê là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng Chăm. Hằng năm, trên đền tháp tổ chức các nghi lễ, lễ hội văn hóa như Yuer Yang, Katê, Cambur và mở cửa tháp. Đặc biệt, vào dịp Lễ hội Katê có cộng đồng người Raglay từ vùng núi thôn La-A, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam đến tham gia cúng lễ và biểu diễn mã la trên đền tháp cùng với cộng đồng người Chăm. Theo phong tục xa xưa, người Raglay giữ gìn và bảo quản y trang của đền tháp. Do đó, đến ngày tổ chức Lễ hội Katê, người Raglay gùi y trang xuống núi trao lại cho người Chăm thực hiện nghi lễ mặc y trang cho thần trước khi dâng lễ.

Đền tháp Po Ramê xây dựng thế kỷ XVII ở thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
Đồng bào Chăm sinh hoạt tín ngưỡng tại Đền tháp Po Ramê

Câu chuyện huyền thoại về vị vua Po Ramê

Theo nguồn sử liệu bằng tiếng Chăm trong tác phẩm “Biên niên sử hoàng gia Chăm” (Sakarai dak rai patao Cham) ghi chép vua Po Ramê trị vì vương quốc Champa trong vòng 24 năm (1627-1651). Ông có nhiều công lao to lớn trong việc tổ chức xây dựng các công trình thủy lợi, dẫn thủy nhập điền phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp và trồng lúa nước. Hiện nay, các công trình thủy lợi xây dựng từ thời vua Po Ramê vẫn được người Chăm khai thác và đưa vào sử dụng như hệ thống đập nước Marên, đập Chà Vin, đập Cà Tiêu và đập Đá dẫn nguồn nước đi qua các làng Chăm ở huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Bên cạnh việc chú trọng phát triển thủy lợi và kinh tế nông nghiệp, vua Po Ramê là người đã dung hòa được hai tôn giáo Bàlamôn và Hồi giáo sống chan hòa, quan hệ mật thiết với nhau trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Từ đó, chấm dứt sự xung đột tôn giáo trong cộng đồng người Chăm, tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng riêng của người Chăm.

Về thân thế của vua Po Ramê, người Chăm kể lại rằng, mẹ của nhà vua yêu một người đàn ông thuộc tầng lớp bình dân nên bị Hội đồng hoàng gia phản đối. Thời gian đang mang thai Po Ramê, mẹ của ngài phải chạy trốn khỏi gia đình hạ sinh được ngài. Sinh ra trong hoàn cảnh thiếu thốn tình thương yêu của gia đình, mẹ ngài đặt tên là Ja Kathaot, có nghĩa là chàng Nghèo. Từ nhỏ, Po Ramê đi chăn trâu mướn cho nhà giàu, một hôm do ngủ quên, đàn trâu đi kiếm ăn xa phá hoại hoa màu của nhà vua. Po Ramê cùng mẹ đến tìm xin chuộc lại trâu, nhưng ngài không dám vào, chỉ ngồi khép nép ở bên ngoài cửa. Chiêm tinh gia cho nhà vua biết, chàng trai đang ở bên ngoài sẽ trở thành vua trong tương lai nên cho dắt trâu về. Sau này, nhà vua gả con gái út cho Po Ramê và trao quyền lực kế thừa ngai vàng. Kể từ đó, mở ra một vương triều Po Ramê sáng chói trong lịch sử Champa.

Cộng đồng Chăm cúng lễ Katê tại đền tháp Po Ramê
Cộng đồng người Chăm cúng Lễ Katê tại đền tháp Po Ramê

Tinh thần đoàn kết dân tộc của vương triều Po Ramê

Po Ramê chú trọng đặt quan hệ mật thiết với các tộc người ở Trường Sơn Tây Nguyên, ngài đã cưới một cô gái người Ê Đê để làm hoàng hậu. Nhờ đức hạnh, Hoàng hậu người Ê Đê tên là Bia Than Can được tạc tượng thờ chung với nhà vua trong lòng tháp. Hoàng hậu Bia Than Can được Hội đồng hoàng gia chấp thuận tiến cử lên giàn hỏa thiêu cùng với Po Ramê. Song song đó, Po Ramê tăng cường kết nối với cộng đồng Mã Lai ở Đông Nam Á có nét văn hóa tương đồng với người Chăm.

Triều đại Po Ramê đã khai sinh ra hệ thống nghi lễ Rija như Rija Dayep và Rija Praong, ảnh hưởng sâu đậm trong tín ngưỡng, nghi lễ của người Chăm. Trong bang giao với Đại Việt, vua Po Ramê giữ gìn mối quan hệ hòa bình, hợp tác và ổn định. Thậm chí, mối bang giao còn được thắt chặt bằng quan hệ hôn nhân, Po Ramê đã cưới công nữ Ngọc Khoa, con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên làm vợ.

Quá trình trùng tu đền tháp Po Ramê, các nhà khoa học đã phát hiện ra một khu mộ cổ có bộ cốt người. Từ đó, các nhà khoa học đặt giả thuyết khu mộ có thể người vợ thứ phi người Chăm Bini (Bà Ni) nên khi qua đời mai táng chôn cất, không thực hiện mai táng bằng hình thức hỏa táng. Đây được xem là ngôi mộ duy nhất được phát hiện trên không gian đền tháp của người Chăm…

Triều đại Po Ramê huy hoàng đã để lại nhiều di sản văn hóa đa dạng và phong phú ảnh hưởng sâu đậm trong bản sắc văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng Chăm. Các hoa văn điêu khắc, trang trí trên đền tháp Po Ramê ảnh hưởng rất lớn đến hoa văn điêu khắc đá Kut của người Chăm. Văn hóa thờ đá Kut tức là nghĩa trang theo dòng tộc mẫu hệ của người Chăm xuất hiện từ thời vương triều Po Ramê. Ngày nay, theo tập quán, tín ngưỡng của người Chăm, khu vực đền tháp Po Ramê được quyền tạo lập Kut cho các dòng tộc người Chăm. Tập tục này được tôn trọng và thực hành trong cộng đồng Chăm Bàlamôn giáo.

Thuyết minh về nhạc cụ sử dụng trong nghi lễ Rija tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận
Thuyết minh về nhạc cụ sử dụng trong nghi lễ Rija tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận

Vương triều Po Ramê đã để lại những trang sử vàng rực rỡ như công trình kiến trúc và điêu khắc đền tháp, hệ thống thủy lợi, chữ viết Akhar Srah, hệ thống nghi lễ Rija, tín ngưỡng thờ Kut. Đặc biệt, bản thân vua Po Ramê đã chủ trương bản địa hóa tôn giáo Islam thành tín ngưỡng địa phương, hài hòa, dung hợp với Bàlamôn giáo. Từ đó, hình thành những giá trị bản sắc văn hóa độc đáo trong cộng đồng người Chăm. Ngày nay, những di sản văn hóa Chăm cổ được cộng đồng Chăm kế thừa, lưu truyền, làm nền tảng văn hóa, tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo hình thành nên hệ giá trị văn hóa gia đình và dòng tộc.

Đền tháp Po Ramê đã trải qua nhiều lần trùng tu, gia cố nền móng bằng bêtông, cốt thép, xây dựng bậc cấp lên tháp ở hướng đông. Tháp Po Ramê là một điểm đến thăm quan du lịch và trải nghiệm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế vào mùa Lễ hội Katê đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội thi văn hóa Raglay và văn nghệ dân gian tại Ninh Thuận

Hội thi văn hóa Raglay và văn nghệ dân gian tại Ninh Thuận

Tối 15/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi Văn hóa Raglay và văn nghệ dân gian. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Tham gia Hội thi có gần 200 nghệ nhân và diễn viên không chuyên đến từ 9 xã trên địa bàn huyện: Phước Bình, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Đại, Phước Chính, Phước Thắng, Phước Thành.
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Lễ hội Làng Sen 2025 - “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”

Lễ hội Làng Sen 2025 - “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”

Media - BDT - 23:20, 16/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Làng Sen 2025 - “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”. Về Bình Phước khám phá hồ thủy điện Thác Mơ. Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.
Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Pháp luật - Ngọc Chí - 22:57, 16/05/2025
Những ngày này người dân làng Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum) bàn tán xôn xao việc UBND xã thông báo tháo dỡ nhà rông truyền thống để xây dựng 2 phòng học tại điểm trường làng. Chủ trương này chưa được người dân trong làng đồng thuận nên đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều, người dân mong muốn được giữ lại nhà rông vì đã gắn bó với họ từ thời điểm lập làng năm 1976.
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 22:54, 16/05/2025
Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.
Chạy đôi tàu khách từ Quảng Bình đến Quảng Trị: Giải pháp di chuyển cho công chức đi làm sau khi sáp nhập tỉnh

Chạy đôi tàu khách từ Quảng Bình đến Quảng Trị: Giải pháp di chuyển cho công chức đi làm sau khi sáp nhập tỉnh

Xã hội - Tào Đạt - 22:50, 16/05/2025
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, đơn vị đang xây dựng phương án chạy đôi tàu khách từ ga Đồng Hới đến ga Đông Hà và ngược lại.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc”

Hội thảo khoa học “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc”

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:49, 16/05/2025
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều16/5, Tỉnh ủy Bình Định phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu V tổ chức Hội thảo khoa học: “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn”.
Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm các gia đình tập kết ra Bắc tiêu biểu tại Bình Định

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm các gia đình tập kết ra Bắc tiêu biểu tại Bình Định

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:44, 16/05/2025
Nhân kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều 16/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, đã đi thăm, tặng quà các gia đình cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh tiêu biểu tập kết ra Bắc đang sinh sống trên địa bàn Tp. Quy Nhơn (Bình Định).
Bình Định: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Bình Định: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Tin tức - T.Nhân - HTrường - 22:40, 16/05/2025
Ngày 16/5, nhân dịp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành chuyển quân tập kết ra Bắc tại Cảng Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), Ban Liên lạc học sinh miền Nam tỉnh Bình Định tổ chức gặp mặt các thế hệ học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại Cảng Quy Nhơn.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung và Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung và Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:29, 16/05/2025
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Bình Định, chiều 16/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân đã dẫn đầu Đoàn công tác của Trung ương đến dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung, Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc và thăm một số gia đình chính sách tiêu biểu tại huyện Tây Sơn.
Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 21:07, 16/05/2025
Ngày 16/5, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La.