Ngày 5/11, tại Trung tâm Văn hóa và học tập cộng đồng xã Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang), Đảng Đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị đối thoại với Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang. Bà Đặng Thị Hoa Rây - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì Hội nghị.
Triển khai thực hiện Dự án 6 Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận đã tuyên truyền, khuyến khích đồng bào Chăm gìn giữ, phát huy các nghi lễ truyền thống gắn với tôn giáo dân tộc. Một trong những nghi lễ đặc sắc được đồng bào Chăm duy trì, thực hành hằng năm, đó là Nghi lễ Lang Ndaw, tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar.
Ngày 20/9, Ban Dân tộc tỉnh An Giang phối hợp Sở Y tế tỉnh, Phòng An ninh nội địa, Phòng Hậu cần (Công an tỉnh) và UBND thị xã Tân Châu tổ chức Chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 300 người dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo dân tộc Chăm thuộc xã Châu Phong và Lê Chánh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Trong những ngày này, đồng bào Chăm làng Bàu Trúc phấn khởi mừng đón Lễ hội Katê 2024 đầm ấm, vui tươi. Sau khi dâng lễ thần linh các đền tháp, bà con về làng tổ chức giỗ tổ nghề gốm, tưởng nhớ công ơn tiền nhân dày công sáng tạo, truyền dạy cho con cháu ngày nay. Không khí giỗ tổ gốm Chăm Bàu Trúc diễn ra rộn ràng từ khu dân cư đến đền thờ Pô Klong Can.
Nhân dịp Lễ hội Katê năm 2024, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã tới thăm, tặng quà các Chức sắc và Người có uy tín Chăm theo đạo Bàlamôn tại huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Tại đây, ông Lưu Văn Thính, Người có uy tín tiêu biểu của thôn Hoài Ni, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước đã vinh dự báo cáo với Bộ trưởng về kinh nghiệm phát huy vai trò của Người có uy tín trong công tác vận động, tuyên truyền đồng bào Chăm chung tay xây dựng nông thôn mới, vận động tộc họ xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài…
Dân tộc Chăm có nhiều loại hình văn hóa phi vật thể hàm chứa những nội dung phong phú, chuyển tải các phương diện rõ nét về xã hội, con người và phản ánh trung thực các hiện tượng xã hội, phong tục tập quán và ước mơ của con người về một xã hội tốt đẹp thông qua diễn trình của lễ hội. Trong đó, nhạc cụ truyền thống đóng vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng của người Chăm.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024 diễn ra từ ngày 27/9 – 29/9 tại Ninh Thuận là dịp để cộng đồng dân tộc Chăm trình diễn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú và đặc sắc.
Tin tức -
Nguyệt Anh -
17:16, 24/09/2024 Dịp Lễ hội Katê năm nay, 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 12, năm 2023), trong đó, tỉnh Ninh Thuận có 2 hiện vật và tỉnh Bình Thuận có 1 bảo vật liên quan đến di sản văn hóa Chăm.
Hằng năm, cộng đồng người Chăm ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận tổ chức 4 lễ lớn trên các đền tháp như Yuer Yang, Katê, Cambur và Peh Bimbeng Yang. Trong đó, Lễ hội Katê có sự tham gia của cả cộng đồng người Chăm và đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.
Media -
BDT -
20:00, 27/03/2024 Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sẽ diễn ra tại Ninh Thuận. Đắp lá cây chữa viêm da, bé trai 4 tháng tuổi bị loét má. Món ngon của rừng được lan tỏa từ buôn B'Kẻh. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Media -
BDT -
09:08, 27/12/2023 Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê vừa được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.
Ngày 24/9, Ban Dân tộc tỉnh An Giang phối hợp với Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ phường Mỹ Long tổ chức buổi trao quà cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh An Giang Nguyễn Phú tham dự.
Tin tức -
Nguyệt Anh -
17:53, 19/09/2024 Trước tình hình mưa, lũ còn diễn biến rất phức tạp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất lùi thời gian tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận sang tháng 12/2024.
Với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước", Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 hứa hẹn nhiều hoạt động hấp dẫn và độc đáo.
Tin tức -
Nguyệt Anh -
05:27, 27/03/2024 Tại buổi làm việc của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với UBND tỉnh Ninh Thuận mới đây, lãnh đạo Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin, Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 dự kiến diễn ra vào cuối tháng 9 tại Ninh Thuận với chủ đề Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước.
Hằng năm, cứ vào tháng 4 dương lịch, người Chăm lại nô nức đón mừng lễ hội Rija Nagar, đánh dấu khoảnh khắc bước vào năm mới. Và việc khai thác di sản lễ hội Chăm gắn liền với hoạt động du lịch địa phương là hướng phát triển bền vững.
Anh Đàng Chí Quyết, Bí thư Chi bộ, Trưởng Khu phố Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận giới thiệu, ngoài nghề làm gốm ở địa phương còn có nghề chạm bạc tinh xảo. Gia đình các nghệ nhân chế tác nhiều sản phẩm phục vụ nghi lễ tâm linh của đồng bào Chăm ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Các gia đình làm nghề chạm bạc cho thu nhập ổn định, nuôi dạy con cái ăn học trưởng thành, tích cực góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Cấu trúc xã hội Chăm phân chia theo dòng tộc. Mỗi dòng tộc có lễ tục riêng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của dòng tộc. Nghi lễ Payak là một trong những nghi lễ dòng tộc do các chức sắc dân gian ông Kadhar và bà Pajau thực hành cúng lễ và giao tiếp với thần linh với mục đích “Jiâ yang - trả nợ thần linh”, chữa bệnh, cầu mong sự bình an và thịnh vượng cho dòng tộc.
Ninh Thuận là địa phương có cộng đồng người Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước với 3 nhóm tôn giáo chính gồm: Đạo Bàlamôn (trên 50.000 người) Hồi giáo Bàni (trên 30.000 người và Hồi giáo Islam (trên 3.000 người). Đối với đồng bào Chăm theo đạo Đạo Bàlamôn có Tết Ka tê là tết cổ truyền thì cộng đồng người Chăm Hồi giáo Bàni và Hồi giáo Islam có Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng Chay - niệm) là tết cổ truyền mang đậm sắc thái riêng.
Sinh sống trên vùng đất nhiều khó khăn về cả khí hậu lẫn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước khan hiếm, đồng bào Chăm với nền nông nghiệp lúa nước đã vượt qua không ít những gian nan để tồn tại và phát triển. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, tạo nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển, đưa đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào Chăm trong cả nước nói chung, 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận nói riêng vươn lên phát triển toàn diện về mọi mặt.