Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hoa văn kể chuyện – Hành trình gìn giữ di sản của nghệ nhân Đạt Thị Nam

Thái Sơn Ngọc - 14:47, 02/06/2025

Ông Phú Văn Ngòi, Giám đốc HTX Dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp giới thiệu nghệ nhân Đạt Thị Nam được dân làng tôn vinh là điển hình tiêu biểu nghề dệt thổ cẩm ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Bà dày công sưu tầm, phục hồi nhiều loại hoa văn cổ và tận tâm truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Bà Nam có nhiều đóng góp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt truyền thống của đồng bào Chăm địa phương.

Nghệ nhân Đạt Thị Nam (bìa trái) tận tâm truyền nghề dệt hoa văn cổ cho phụ nữ làng Chăm Mỹ Nghiệp.
Nghệ nhân Đạt Thị Nam (bìa trái) tận tâm truyền nghề dệt hoa văn cổ cho phụ nữ làng Chăm Mỹ Nghiệp

Trở lại làng nghề Mỹ Nghiệp vào những ngày cuối tháng 5/2025, chúng tôi được nghệ nhân Đạt Thị Nam tận tình giới thiệu quy trình dệt hoa văn thổ cẩm Chăm truyền thống. Từ những họa tiết đơn giản chỉ cần 2-3 go chỉ, đến những hoa văn cầu kỳ, tinh xảo phải sử dụng tới 16-17 go chỉ, mỗi bước đi của kỹ thuật đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và kinh nghiệm dày dạn của người thợ lành nghề.

Từ hơn nửa thế kỷ trước, khi đến tuổi trăng tròn, bà đã biết tách hạt, bật bông se thành sợi, quấn tơ phụ giúp mẹ là bà Thị Khá dệt thổ cẩm. Công việc thường ngày bên khung cửi giúp bà nằm lòng từng đường nét, sắc màu của nhiều loại hoa văn thổ cẩm Chăm. Bà có thể dệt khoảng 100 hoa văn thổ cẩm truyền thống Chăm của làng Mỹ Nghiệp. Trong đó có sản phẩm trang trí mặt bàn do bà phục hồi hoa văn cổ được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2017.

Nghệ nhân Đạt Thị Nam thành thạo toàn bộ quy trình sản xuất thổ cẩm truyền thống của người Chăm, từ kỹ thuật bắt go đan sợi đến việc tạo hoa văn trên cả hai loại khung dệt dài và ngắn. Với sự khéo léo, tinh tế và khả năng nghiên cứu chuyên sâu, bà đã phục chế thành công nhiều hoa văn cổ truyền có nguy cơ bị mai một, trở thành một trong những nghệ nhân tiêu biểu trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đặc sắc của nghề dệt thổ cẩm Chăm.

Nghệ nhân Đạt Thị Nam tâm huyết truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho thanh niên dân tộc Chăm.
Nghệ nhân Đạt Thị Nam tâm huyết truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho thanh niên dân tộc Chăm

Tâm huyết với nghề, bà Đạt Thị Nam đã sưu tầm và lưu giữ nhiều mẫu hoa văn cổ quý giá. Trong đó, các hoa văn được bà sử dụng phổ biến gồm: Bingu tamun (hình quả trám) làm nền cho khăn đội đầu và vải may áo; Bingu manuis (hình người) trên dây thắt lưng của đàn ông; Bingu Bimong (hình tháp) để trang trí viền áo; Bingu ganuer matrindik caguer (hình thần Siva cưỡi chim trĩ) thường được dệt lên tranh treo tường hoặc túi đeo vai. Mỗi họa tiết không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa Chăm đặc trưng, mà còn là minh chứng sống động cho tài nghệ và sự sáng tạo không ngừng của người nghệ nhân gắn bó cả đời với khung dệt và sợi chỉ truyền thống.

Nghệ nhân Đạt Thị Nam cho biết, kỹ thuật nhuộm sợi tự nhiên do bà thực hiện không chỉ đạt đến độ tinh tế cao, mà còn góp phần gìn giữ bản sắc nghề dệt truyền thống của người Chăm. Bà thành thạo trong việc sử dụng các nguyên liệu bản địa để tạo màu, như cây phun pan cho màu đỏ, cây maow tạo màu chàm, cây mun cho màu đen, cây hla nalanh cho màu vàng sậm, và củ phun jieng cho sắc nâu đặc trưng. Những gam màu tự nhiên này không chỉ mang lại vẻ đẹp độc đáo cho sản phẩm thổ cẩm, mà còn gia tăng độ bền màu, thể hiện sự hòa quyện hài hòa giữa thiên nhiên và nghệ thuật dân gian.

Nghệ nhân Đạt Thị Nam làm giám khảo trong các cuộc thi dệt thổ cẩm ở thị trấn Phước Dân.
Nghệ nhân Đạt Thị Nam làm giám khảo trong các cuộc thi dệt thổ cẩm ở thị trấn Phước Dân

Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, phục dựng hoa văn cổ để đa dạng hóa sản phẩm cung cấp cho thị trường, nghệ nhân Đạt Thị Nam còn dành nhiều tâm huyết cho công tác truyền dạy nghề dệt thổ cẩm, đặc biệt với phụ nữ đồng bào DTTS khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tháng 3/2008, bà được UBND huyện Vân Canh (Bình Định) mời truyền nghề cho 25 phụ nữ dân tộc Ba Na ở thôn Hà Văn Trên, xã Canh Thuận. Với sự tận tâm, bà không chỉ hướng dẫn thành thạo kỹ thuật dệt thổ cẩm Chăm mà còn cải tiến khung dệt truyền thống phục vụ đời sống sinh hoạt của người Ba Na. Kết thúc khóa học, bà được Chủ tịch UBND huyện Vân Canh tặng Giấy khen vì thành tích truyền nghề.

Cuối năm 2018, nghệ nhân Đạt Thị Nam tiếp tục được tỉnh Đắk Nông mời đến thị xã Gia Nghĩa để truyền dạy kỹ thuật dệt thổ cẩm cho 30 phụ nữ thuộc các dân tộc Ê Đê, Cơ Ho, Chu ru và Gia Rai. Tại Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần thứ I, tổ chức từ ngày 14 -16/01/2019 tại tỉnh Đắk Nông, bà không chỉ tham gia biểu diễn thực hành dệt mà còn giới thiệu các kỹ thuật tinh xảo của nghề dệt thổ cẩm Chăm. Với những đóng góp nổi bật, bà được Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông trao tặng Bằng khen vì thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo tồn và truyền dạy nghề truyền thống.

Phụ nữ làng Chăm Mỹ Nghiệp giữ gìn nghề nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Phụ nữ làng Chăm Mỹ Nghiệp giữ gìn nghề nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Nghệ nhân Đạt Thị Nam đã trực tiếp truyền dạy kỹ thuật dệt thổ cẩm cho hơn 100 phụ nữ địa phương nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của du khách khi đến tham quan làng nghề Mỹ Nghiệp. Với những đóng góp tích cực, bà góp phần quan trọng trong việc triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch - một hợp phần quan trọng thuộc Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2030.

Nghệ nhân Đạt Thị Nam từng được Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trao tặng Bằng khen vì tham gia trình diễn nghề dệt thủ công truyền thống năm 2001. Ghi nhận những đóng góp không ngừng nghỉ cho việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống, chính quyền địa phương đã hoàn tất hồ sơ trình cấp trên đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú cho bà vào năm 2025.

“Tôi tích cực góp phần cùng các nghệ nhân có tay nghề cao ở làng Mỹ Nghiệp sưu tầm, lưu giữ và phổ biến khoảng 100 mẫu hoa văn trên các sản phẩm dệt thủ công truyền thống. Trong đó có những mẫu hoa văn đặc biệt tinh xảo đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Tôi sẽ tiếp tục hành trình sưu tầm, phục hồi hoa văn cổ, đồng thời dành nhiều tâm huyết để truyền nghề cho con cháu, động viên chị em phụ nữ gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của làng Mỹ Nghiệp”, bà Đạt Thị Nam chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người trẻ “giữ lửa” văn hóa truyền thống bằng cả trái tim và nhiệt huyết

Những người trẻ “giữ lửa” văn hóa truyền thống bằng cả trái tim và nhiệt huyết

Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều bạn trẻ người Ba Na Kriêm (nhánh địa phương thuộc dân tộc Ba Na), tại xã Vĩnh Sơn (Gia Lai) vẫn âm thầm, bền bỉ giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Họ học đánh cồng chiêng, say mê múa xoang, hát dân ca..., như một cách để khẳng định rằng, văn hóa truyền thống của dân tộc mình không hề phai nhạt, mà đang tiếp tục được thắp sáng trong cộng đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Xã tái định cư thủy điện Bản Vẽ hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm

Xã tái định cư thủy điện Bản Vẽ hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm

Dù được xây dựng nhà ở, cấp đất ở, đất sản xuất để ổn định cuộc sống nơi vùng đất tái định cư thuỷ điện Bản Vẽ (xã Sơn Lâm, tỉnh Nghệ An) nhưng đến nay, sau gần 20 năm nhiều căn nhà của các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, người có công đồng bào DTTS nơi đây đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã giúp bà con tiếp tục an cư bám bản, bám làng...
Người có công vùng cao Quảng Ninh an toàn trong những ngôi nhà mới

Người có công vùng cao Quảng Ninh an toàn trong những ngôi nhà mới

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
“Nhà cũ thì hư hỏng nhiều, mưa là dột hết, trần hỏng hết cả. Giờ có căn nhà mới, tôi thấy rất phấn khởi, biết ơn Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền. Đặc biệt, mùa mưa bão sắp tới cũng yên tâm hơn nhiều”, ông Vi Văn Dường (thôn Khe Lánh, xã Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) là thân nhân liệt sĩ chia sẻ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở thành phố Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở thành phố Huế

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 26/7, trong chương trình công tác tại thành phố Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025); thăm một số công trình, dự án trên địa bàn. Cùng đi có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Trung tâm Y tế Tương Dương tê liệt vì lũ

Trung tâm Y tế Tương Dương tê liệt vì lũ

Thời sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Những mệt mỏi, bơ phờ hiện rõ trên từng nét mặt, cử chỉ của mỗi cán bộ, y, bác sỹ Trung tâm Y tế Tương Dương. Khi mới hai ngày trước, họ đã phải cùng nhiều bệnh nhân tháo chạy trong đêm để tránh lũ, nay lại hối hả dọn dẹp, lau chùi khoa phòng mà chưa biết đến bao giờ mới có thể hoạt động trở lại.
Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ được khởi công trong tháng 10

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ được khởi công trong tháng 10

Tin tức - T.Nhân - 4 giờ trước
Theo UBND tỉnh Gia Lai, Dự án cao tốc Quy Nhơn Pleiku rất quan trọng và được Nhân dân mong chờ. Tỉnh đang triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và dự kiến sẽ được khởi công trong tháng 10.
Gia Lai: 100% người có công với cách mạng có nhà ở kiên cố

Gia Lai: 100% người có công với cách mạng có nhà ở kiên cố

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Gia Lai đã cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, toàn bộ 2.451 hộ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ đã được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, đạt tỷ lệ 100%.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.

"Mở khóa tự nhiên" biến rào cản thành vòng tuần hoàn xanh tại trang trại sinh thái

Xã hội - PV - 5 giờ trước
Biến phân bò thành phân hữu cơ cho 500 ha đồng cỏ, tiết kiệm hàng trăm triệu tiền điện nhờ năng lượng xanh, thiết lập vòng tuần hoàn đất, nước… Đó là một vài điển hình thành công của hành trình “mở khóa” thiên nhiên Vinamilk, tiến tới xây dựng hệ thống trang trại bò sữa phát triển bền vững.
Ba khâu đột phá trong bảo vệ chủ quyền của Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang

Ba khâu đột phá trong bảo vệ chủ quyền của Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang

Trang địa phương - Tuấn Kiệt - Tào Đạt - 6 giờ trước
Trong nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang xác định 3 khâu đột phá trong xây dựng lực lượng và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số… nhằm bảo vệ tốt chủ quyền biên giới, vùng biển đảo.
Gặp lại nữ biệt động giữa lửa đạn Phước Long năm xưa

Gặp lại nữ biệt động giữa lửa đạn Phước Long năm xưa

Sự kiện - Bình luận - Thanh Liêm - 6 giờ trước
Chiến thắng Phước Long ngày 6/1/1975 - mốc son đầu tiên trong chiến dịch giải phóng miền Nam có dấu ấn thầm lặng nhưng đặc biệt của nữ biệt động Huỳnh Thị Minh Tuyết, người từng chỉ huy Đội biệt động Bà Rá K11. Trong lửa đạn và hiểm nguy, bà đã để lại dấu ấn bằng lòng quả cảm, sự mưu trí và tình yêu nước sắt son.
Quốc lộ 7 huyết mạch lên các xã vùng lũ Nghệ An vẫn tắc nghẽn

Quốc lộ 7 huyết mạch lên các xã vùng lũ Nghệ An vẫn tắc nghẽn

Tin tức - Thanh Hải - 21:45, 25/07/2025
Lũ đang rút chậm trên hệ thống sông Cả. Tuy nhiên, tuyến giao thông huyết mạch là Quốc lộ 7 lên các xã vùng lũ miền Tây xứ Nghệ vẫn tắc nghẽn.
Gieo yêu thương trong ngày lũ dữ

Gieo yêu thương trong ngày lũ dữ

Thời sự - Thanh Hải - 21:31, 25/07/2025
Ở tâm lũ miền Tây xứ Nghệ, không thấy gì ngoài những lớp bùn non dày hàng mét, những núi rác khổng lồ, những khuôn mặt mệt mỏi, bờ phờ vì chạy lũ, dọn dẹp sau lũ… Thế nên, những suất cơm thiện nguyện dường như là lí do để mỗi người dân vùng lũ thêm vững tin, thêm động lực trong những ngày chống chọi với thiên tai.