Vừa là nữ tu sĩ, vừa là bác sĩ giỏi với nhiều sáng kiến cứu giúp hàng trăm bệnh nhi mắc các bệnh hiểm nghèo, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hoa được ví như “thiên thần mang hai màu áo” (áo trắng của bác sĩ và áo xanh đen của tu sĩ) khiến nhiều bệnh nhân và đồng nghiệp cảm phục.
Những ngày này về Tây Nam Bộ sẽ cảm nhận bầu không khí đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây rộn ràng khắp các phum, sóc, các ngôi chùa và đến từng hộ gia đình. Ngoài các hoạt động tại chùa theo phong tục truyền thống, đồng bào Khmer còn được các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết cổ truyền. Đặc biệt, chính quyền địa phương còn phối hợp với các chùa Khmer tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây, tạo không khí đoàn kết, chung tay xây dựng, phát triển quê hương.
Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Khơ Mú ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Lễ cúng bản thường được tổ chức vào đầu năm hoặc sau mỗi mùa vụ để cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và bản làng yên ổn. Đây không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là dịp để cộng đồng gắn kết, thể hiện lòng biết ơn với thần linh và tổ tiên.
Ngày 12/4, tại xã Krông Na, UBND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Buôn Đôn và Tết Bunpimay - Lào năm 2025.
Ngày 11/4, tỉnh Hậu Giang tổ chức Họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025. Tham dự có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng đại diện các sở, ban, ngành và hơn 200 vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer, cán bộ hưu trí, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Năm 2014, Việt Nam lần thứ hai đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (LHQ). Điều này một lần nữa khẳng định Nhà nước Việt Nam tôn trọng và ủng hộ quyết định đúng đắn của LHQ, đồng thời khẳng định Việt Nam rất quan tâm và tôn trọng những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo đã góp phần tích cực cho ổn định xã hội, phát triển đời sống tốt đẹp của Nhân dân.
Gia đình tôi đi Tây Ninh không theo tuor tuyến nào cả. Xong việc ở TP. Hồ Chí Minh, còn một ngày trống thì gặp chị bạn làm nghiên cứu văn hóa. Chị gợi ý nhà tôi nên đi chơi Tây Ninh là “trọn ngày”. Hay quá! Chưa từng đến đất này nhưng tôi đã nghe danh núi Bà Đen, Tòa Thánh Tây Ninh, Thiền Lâm tự, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng… Vậy là tôi gật đầu cái rụp.
Trong hành trình vượt qua đỉnh đèo Lò Xo huyền thoại, tiếng chuông chùa vang lên giữa vùng xa vắng khiến nhiều người bất ngờ. Chùa Khánh Linh trên đỉnh đèo như một điểm nhấn du lịch tâm linh cho du khách khi đi qua con đèo này.
Nằm giữa núi rừng Quảng Trị, Thánh địa Đức Mẹ La Vang đứng chân trên địa bàn thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, cách trung tâm TP. Đông Hà khoảng 16km về phía Tây Nam, là điểm đến linh thiêng với kiến trúc độc đáo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Nơi đây không chỉ mang vẻ đẹp tâm linh sâu sắc mà còn là biểu tượng của sự bình yên, thu hút du khách bởi khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Đường lên dãy Đại Huệ, huyện Nam Đàn (Nghệ An) vi vút thông reo. Gió núi, mây ngàn hòa cùng bảng lảng sương mai càng làm cho Cổ tự Đại Tuệ thêm linh thiêng, huyền bí. Điều rất thú vị, đây là ngôi chùa duy nhất trên cả nước thờ Phật bà Đại Tuệ, thờ 5 vị vua cùng những kỷ lục Việt Nam rất đáng ngưỡng mộ.
Chỉ 8 năm sau ngày Liên Hợp quốc (LHQ) công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế, Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên diễn đàn Phật giáo quốc tế mà còn góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam.
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.
Để đồng bào dân tộc Khmer đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 với tinh thần vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm, các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo điều kiện cho bà con nơi đây đón tết cổ truyền trong không khí vui tươi, lành mạnh và an toàn.
Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền nên các tín đồ tôn giáo vùng đồng bào DTTS ở xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) luôn chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua ở địa phương, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Theo quan niệm của đồng bào, đây là thời điểm tiếp giáp giữa hai mùa mưa - nắng với cây cối tốt tươi… nên được đồng bào coi như sự khởi đầu của một năm thuận lợi.
Chùa Từ Vân còn gọi là chùa Ốc hay chùa San Hô, được xây dựng từ năm 1968, nổi bật với kiến trúc đặc biệt từ hàng triệu vỏ ốc và san hô. Đây là công trình do các nhà sư tự tay xây dựng và là một trong những điểm đến tâm linh độc đáo tại Khánh Hòa.
Xa quê lập nghiệp nơi biên giới Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, những người con từ tỉnh Phú Thọ đã đóng góp tiền của, mua đất, xây dựng một đền thờ Vua Hùng làm nơi sum vầy, thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tưởng nhớ quê cha Đất Tổ.
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hòa Bình vừa có Tờ trình trình UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố bổ sung danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở.
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.