Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung của Cụm Tháp Chăm đẹp nhất còn lại ở nước ta tại Ninh Thuận. Theo ghi chép, công trình được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 bởi vua Shihavaman (người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vị vua Champa Po Klong Garai (Jaya Simhavarman) - người có nhiều công lao trong thời trị vị Champa - vùng Panduranga.
Trong những năm qua, đồng bào các tôn giáo sinh sống và làm việc trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều đóng góp thiết thực trong các phong trào địa phương, chung tay góp sức xây dựng TP. Hồ Chí Minh giàu đẹp, nghĩa tình.
Thời gian qua, cùng với các đơn vị chức năng đứng chân trên địa bàn, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang đặc biệt chú trọng tăng cường công tác vận động quần chúng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở khu vực biên giới. Qua đó, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng cho đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo; chung tay cùng BĐBP, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng biên giới vững mạnh...
Bảo tháp chùa Bái Đính là một trong những điểm nhấn quan trọng của quần thể chùa Bái Đính, nằm ở tỉnh Ninh Bình. Đây là bảo tháp cao nhất Việt Nam với kiến trúc độc đáo, đồ sộ, đậm dấu ấn Phật giáo.
Vừa dạy kiến thức văn hóa, vừa dạy Ngữ văn Khmer và tiếng Pali cho học viên, Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ (nằm trong khuôn viên chùa Kh’Leang, đường Tôn Đức Thắng, TP. Sóc Trăng) hiện là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng là các sư sãi, người dân tộc Khmer Nam bộ của 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 30 năm qua, ngôi trường đã góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bào DTTS Nam bộ.
Sau khi thành lập, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang đã bắt tay ngay vào công việc, bảo đảm vận hành thông suốt, liên tục ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, không vì lý do sáp nhập mà ngắt quãng, chậm tiến độ công việc. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang xung quanh vấn đề này.
Lễ Phật đản Vesak là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Phật giáo, kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Đản sinh (sinh ra đời), Thành đạo (giác ngộ) và Niết bàn (qua đời). Không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc, Vesak còn là dịp để hàng triệu tín đồ phật tử trên khắp thế giới hướng tâm đến những giá trị cốt lõi của giáo lý nhà Phật là từ bi, trí tuệ, hòa bình và an lạc.
Cuộc sống, đôi khi chẳng cần phải là một hành động gì lớn lao để người đời gợi nhắc. Chỉ cần sự thật tâm, xuất phát từ tấm lòng, tình yêu và trách nhiệm… thì cũng sẽ chạm đến trái tim mà thôi. Câu chuyện của vị Linh mục Nguyễn Xuân Phương ở Nghệ An, là như thế.
Lễ Truyền Tin (Annuntiatio) là một trong những ngày lễ quan trọng của Kitô giáo, được cử hành vào ngày 25 tháng 3 hàng năm. Đây là dịp để các tín hữu tưởng nhớ sự kiện thiên thần Gabriel truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria rằng Mẹ sẽ cưu mang và sinh hạ Chúa Giêsu - Đấng Cứu Thế. Sự kiện này được ghi lại trong Phúc Âm Luca (Lc 1,26-38) và mang ý nghĩa sâu sắc đối với đức tin Công giáo.
Đồng hành cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các sở, ban, ngành trên các mặt công tác, từ nhiều năm qua, các tôn giáo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tích cực vận động tín đồ chung tay xây dựng Thành phố ngày càng giàu mạnh.
Mới đây, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 542/QĐ-TTg ngày 07/3/2025 công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đây là thành quả từ sự quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, chung tay của người dân trên địa bàn, trong đó có các chức sắc, tín đồ tôn giáo trong 13 năm bền bỉ thực hiện Chương trình.
Lễ hội Đền Hùng là sự kiện trọng đại diễn ra vào ngày 10/3 Âm lịch hằng năm tại tỉnh Phú Thọ để Nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng. Mặc dù mang đậm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Lễ hội này vẫn có sự góp mặt của các nghi thức Phật giáo, thể hiện tinh thần từ bi, cầu nguyện quốc thái dân an, đồng thời khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa Phật giáo và văn hóa dân tộc Việt Nam.
Nằm ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Vương cung Thánh đường Sở Kiện được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, Nhà thờ không chỉ là một điểm đến tâm linh quan trọng, mà còn là biểu tượng của lối kiến trúc Đông Tây độc lạ, thu hút và mang lại ấn tượng cho nhiều du khách.
Cùng với việc giúp đỡ, dìu dắt giáo dân làm người công dân tốt trước khi làm người công giáo tốt, linh mục Nguyễn Khắc Hoài ở giáo xứ Võng Phan xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) còn tập hợp, phát huy nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp cùng giáo dân sống tốt đời - đẹp đạo.
Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), bà con giáo dân ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã đoàn kết, sẵn sàng hiến đất, mở đường, góp phần đem lại diện mạo vùng quê sáng – xanh – sạch – đẹp và an toàn.
Nằm giữa vùng đất linh thiêng của Phật giáo Việt Nam, chùa Dâu (còn gọi là Diên Ứng Tự, Pháp Vân Tự) được xem là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, có lịch sử kéo dài gần 2.000 năm. Chùa tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi chùa này cũng được và được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên trên đất Việt. Với kiến trúc đặc sắc, bề dày lịch sử và ý nghĩa tâm linh sâu sắc, chùa Dâu là điểm đến quan trọng của các tín đồ Phật giáo; cũng như du khách muốn tìm hiểu về văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng.
Nhà thờ Mằng Lăng, một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Những năm gần đây, Nhà thờ Mằng Lăng trở thành một điểm du lịch văn hóa tâm linh, thu hút nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Thông tin từ UBND huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội cho biết: Từ ngày 02 - 04/4/2025, Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật Quốc gia (2015 - 2025) và khai hội chùa Tây Phương huyện Thạch Thất năm 2025 sẽ được tổ chức trang trọng tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất.
Chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử (Quảng Ninh) ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, là một công trình kiến trúc tâm linh độc đáo và mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đây không chỉ là điểm đến hành hương linh thiêng, mà còn là biểu tượng của tinh thần dân tộc, sự trường tồn của Thiền phái Trúc Lâm, do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập.
Nhà thờ đá Phát Diệm được biết đến là công trình Công giáo nổi tiếng tại Ninh Bình với hơn 130 năm tuổi, cùng kiến trúc độc đáo và khác biệt so với thời đại. Sau nhiều thập kỷ xây dựng, nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp ấn tượng pha trộn giữa phong cách Á - Âu và thu hút được lượng lớn khách du lịch đến tham quan mỗi năm.