Hoa văn, họa tiết trang trí trên nhà rông, nhà mồ, trang phục, gùi và các dụng cụ khác của dân tộc ở Tây Nguyên là một quá trình sáng tạo không ngừng, mang tính thẩm mỹ cao, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo được nhiều người ngưỡng mộ, hấp dẫn du khách khi đến với vùng đất bazan này.
Trang phục của mỗi dân tộc có những hoa văn, họa tiết khác nhau, giúp phân biệt sắc thái các vùng miền trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Thế nhưng với Đặng Thái Tuấn, dự án "Số hóa thổ cẩm" không chỉ nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người dân tộc thiểu số mà còn là cách giải quyết vấn đề "sinh kế" cho mỗi hộ gia đình, giúp người dân tránh khai thác, tàn phá rừng, bảo vệ môi trường sinh thái nơi họ sinh sống.
Thật khó có thể hiểu hết được ý nghĩa biểu đạt trong hoa văn trang trí của người Mông. Đồng bào Mông dùng ý nghĩa của những họa tiết hoa văn để gửi gắm những tình cảm yêu thương lứa đôi, để báo tin cho họ hàng về cuộc sống thường nhật của mình...
Tại buổi gặp gỡ và đối thoại trực tiếp với cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama của 10 lãnh đạo thanh niên khối ASEAN diễn ra vào tháng ba vừa qua tại Singapore, cái tên Lâm Ðồng được nhắc đến nhiều lần bởi một bạn trẻ có tên: Phan Văn Quyền (sinh năm 1995 tại xã Lộc Tiến, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng), đại diện cho thanh niên Việt Nam.
Hoa văn trên đồ dệt của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là sản phẩm của lao động thủ công, đồng thời mang giá trị tinh thần đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan và vũ trụ quan của đồng bào. Với nhiều đề tài khác nhau, các hoa văn dệt phản ánh nhiều mặt của văn hóa cổ truyền. Dưới đây là một số tích truyện văn hóa liên quan đến họa tiết dệt của người Thái ở hai tỉnh Hòa Bình và Nghệ An.
Từ xa xưa, nghề dệt truyền thống của dân tộc Lào ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam đã phát triển và vẫn được duy trì, bảo tồn cho đến hôm nay. Đặc biệt, hoa văn trên vải thổ cẩm Lào thể hiện những giá trị văn hóa biểu trưng trong đời sống lao động và sinh hoạt của đồng bào.