Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Di sản văn hóa làng Chăm Hữu Đức

Bá Minh Truyền - 10:50, 27/05/2025

Làng Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận nằm giữa cánh đồng thơ mộng – nơi còn bảo tồn và thực hành Lễ hội Katê, Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây cũng là một trong những điểm sáng trong việc triển khai Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021–2030. Mỗi lần đặt chân đến ngôi làng Chăm giàu bản sắc văn hóa, du khách được trải nghiệm du lịch tâm linh, tham gia lễ cúng ở đền thờ Po Ina Nagar, tìm hiểu di tích vòng thành đá Po Klong Halau và nghe câu chuyện về tập tục thờ đá Kut của người Chăm.

Các chức sắc đang phân loại xương đựng trong hộp Klong trong lễ nhập Kut
Các chức sắc đang phân loại xương đựng trong hộp Klong trong lễ nhập Kut

Đền thờ Po Ina Nagar - một tín ngưỡng thờ mẫu

Tín ngưỡng thờ Po Ina Nagar là một loại hình tín ngưỡng thờ mẫu của người Chăm. Nữ thần đã truyền dạy cho người Chăm nghề trồng lúa nước, nghề dệt vải, làm gốm, đi biển và trao đổi, buôn bán. Trước đây, người Chăm thờ nữ thần Po Ina Nagar ở tháp Bà thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Do những biến cố lịch sử người Chăm đã thỉnh bà về thờ phụng tại đồng bằng Hamu Ram thôn Mông Nhuận, xã Phước Hữu. Đến năm 1954, người Chăm tiếp tục di dời ngôi đền về tại cánh đồng Hamu Tanran, thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận cho đến ngày nay.

Kiến trúc ngôi đền Po Ina Nagar giống với kiến trúc của ngôi đình ở các làng người Việt. Trên đỉnh mái có trang trí lưỡng long tranh châu, xung quanh ngôi đền được xây dựng vòng thành bảo vệ, cổng chính mở ở hướng Đông. Về tổng thể, ngôi đền Po Ina Nagar gồm có 3 không gian thờ chính: Gian ở phía Đông có đặt pho tượng Po Bia Apakal, gian chính giữa dùng làm nơi chuẩn bị lễ vật và nghỉ ngơi của các chức sắc, gian ở phía Tây có đặt 2 pho tượng Po Bia Dara và Po Bia Tâh.

Các nữ thần được thờ phụng tại ngôi đền Po Ina Nagar
Các nữ thần được thờ phụng tại ngôi đền Po Ina Nagar

Ngoài ra, còn có một căn nhỏ ở phía Nam dùng để tế thần lửa vào dịp tổ chức Lễ hội Yuer Yang. Có thể nói rằng, kiến trúc xây dựng đền thờ Po Ina Nagar ảnh hưởng tư duy kiến trúc xây dựng đình của người Việt, thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa hai cộng đồng nhưng vẫn bảo tồn được các kỹ thuật xây dựng truyền thống của người Chăm về cách bố trí các điểm thờ và hệ thống kết cấu vi kèo.

Tuy chỉ là một ngôi đền nhỏ do cộng đồng làng quản lý, hằng năm tại đền thờ Po Ina Nagar, đồng bào Chăm đều tổ chức các lễ hội Yuer Yang, Katê, Cambur và mở cửa tháp như các đền tháp khác ở Ninh Thuận. Đặc biệt, tại thờ Po Ina Nagar có nghi lễ tế rùa biển (con vích) do các dòng tộc tổ chức theo định kỳ. Thực hành cúng lễ tại đền thờ Po Ina Nagar là các chức sắc Po Adhia, bà Pajau, ông Kadhar và ông Camanei thực hiện các nghi lễ mở cửa đền, tắm tượng, mặc y trang, dâng lễ vật và hát thánh ca.

Di tích vòng thành đá Po Klong Halau
Di tích vòng thành đá Po Klong Halau

Vào dịp Lễ hội Katê, cộng đồng người Raglay từ miền núi làng Njak (Giá), xã Phước Hà, huyện Thuận Nam gùi y trang nữ thần Po Ina Nagar bàn giao cho người Chăm hành lễ. Cộng đồng người Raglay tham gia hành lễ đánh mã la, thổi kèn bầu, mang đến một không gian trình diễn âm nhạc đặc sắc. Người Chăm có câu thành ngữ “Chăm sa-ai Raglai adei”, nghĩa là người Chăm là chị cả, còn người Raglay em gái út theo chế độ mẫu hệ nên được quyền kế thừa di sản, bảo quản y trang của nữ thần Po Ina Nagar. Lễ hội Katê là dịp thắt chặt thêm tình cảm giữa hai cộng đồng Chăm và Raglay gắn bó thân thiết.

Di tích vòng thành đá Po Klong Halau

Po Klong Halau (1579-1603) lên ngôi năm con Thỏ, thoái vị năm con Thỏ, trị vì 24 năm, đóng đô ở Bal Pangdurang gần làng Chung Mỹ, Phan Rang. Ðầu thế kỷ thứ XVIII, Bal Pangdurang dời về Phan Rí ở Bal Canar, thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Di tích Po Klong Halau được xây dựng bằng hệ thống vòng thành bằng đá bao quanh. Hệ thống vòng thành gồm có 3 lớp tính từ cửa ra vào, lớp thứ nhất rộng lớn nhất, lớp thứ hai nhỏ hơn đến lớp thứ ba có đặt đá Kut làm nơi thờ phụng.

Dâng lễ vật tại đền thờ nữ thần Po Ina nagar
Dâng lễ vật tại đền thờ nữ thần Po Ina nagar

Tại di tích Po Klong Halau có 3 tảng đá Kut có điêu khắc hoa văn hình bông hoa 4 cánh, hoa văn cách điệu hình vương miện và 3 hòn đá hình trụ tròn không có chạm khắc, điêu khắc. Quá trình trùng tu các đá Kut được quy hoạch lại xếp thành một dãy hàng ngang chung với nhau. Hiện nay, không có dòng tộc nào đang sinh sống ở làng Hữu Đức nhận là hậu duệ dòng tộc Po Klong Halau. Nhưng, hàng năm vào dịp Lễ hội Katê khi dâng lễ trên đền tháp xong, cộng đồng Chăm đến dâng lễ tại đền thờ Po Klong Halau.

Khác với các Kut của dòng tộc, do dòng tộc trực tiếp quản lý và thực hành tín ngưỡng. Khu vực di tích Kut Po Klong Halau thuộc về cộng đồng làng Hữu Đức quản lý, do đó khi có nhu cầu thực hành tín ngưỡng các gia đình, dòng tộc đều được phép đến khấn cầu sự phù hộ độ trì. Trong dân gian tuyên truyền, Kut rất linh thiêng, những người đến viếng Kut phải giữ lời ăn tiếng nói, không tùy tiện xả rác hay lấy những hòn đá xây vòng thành về nhà sử dụng làm ông táo.

Hàng đá Kut tại di tích Po Klong Halau
Hàng đá Kut tại di tích Po Klong Halau

Từ hoa văn điêu khắc và kích thước của tảng đá Kut, có thể nhận định Po Klong Halau thuộc dòng tộc cao quý, có địa vị lớn trong xã hội. Người dân địa phương chưa xác định được Kut được xây dựng, tạo lập từ bao giờ, những hậu duệ của dòng Po Klong Halau đã di cư đi đâu? Một thời gian dài, Kut Po Klong Halau bị hoang hóa, bụi cây xương rồng và cây hoang dại phủ kín bao quanh rậm rạp, không ai dám tự ý đi vào khu di tích. Qua nhiều lần tu bổ, xây dựng vòng tường thành bảo vệ, đổ mặt nền bêtông và dựng mái vòng che chắn nắng mưa tại vị trí đặt đá Kut, làm cho khu di tích được sạch sẽ như một công viên có cây xanh và đèn chiếu sáng.

Di tích đền thờ đá Kut Po Klong Halau là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng Chăm, mở cửa thường xuyên cho người dân có nhu cầu thực hành cúng kính, hướng dẫn người dân thực hành các nghi lễ là chức sắc ông Kadhar. Các lễ vật dâng cúng có trái cây, bánh ngọt, trầu cau, rượu trứng, một cặp gà hay một con dê tùy theo gia đình. Có thể nói rằng, Po Klong Halau như vị thần hoàng của làng. Nơi người dân tìm đến để thỏa mãn nhu cầu thực hành văn hóa tâm linh.

Những hộp Klong được phân loại chuẩn bị nhập Kut
Những hộp Klong được phân loại chuẩn bị nhập Kut

Tập tục thờ đá Kut của người Chăm

Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, người con gái có quyền cưới chồng về nhà. Sau khi làm lễ hỏa táng xong, người Chăm giữ lại 9 miếng xương vùng trán như hình đồng xu đựng trong hộp kim loại, tiếng Chăm gọi Klong. Đến ngày nhập Kut, gia đình nhà vợ có nghĩa vụ mang hộp Klong về trao trả cho gia đình nhà chồng để tiến hành nhập Kut theo dòng tộc mẫu hệ. Người Chăm có câu thành ngữ “Daok hadiep ngap mbeng ka urang tel matai ba talang ka amaik. (Nghĩa là: Còn sống thì tạo dựng của cải cho người dưng, đến khi chết đi mang xương về trả cho mẹ). Câu thành ngữ trên phản ánh đúng bản chất của chế độ mẫu hệ của người Chăm, con cái thuộc về dòng mẹ. Lúc sinh thời được tự do sinh sống ở bất kỳ nơi đâu nhưng khi chết đi phải trở về nghĩa trang của dòng tộc mẹ.

Trên đường đến Kut nghĩa trang dòng tộc
Trên đường đến Kut nghĩa trang dòng tộc

Đặc điểm chung các Kut của người Chăm đều xây dựng về phía đông của làng, gần nguồn nước. Tên gọi của Kut thường lấy địa danh, tên một loại cây, tên của người phụ nữ lớn tuổi nhất của dòng tộc hoặc tên của người có công đứng ra tổ chức lập Kut. Ví dụ: Kut gep Hamu Makia (Dòng tộc Cây Thị), Kut Amil Apuei (Cây me lửa)... Những dòng tộc nào thuộc dòng dõi chiến binh, quý tộc, quan lại thì đá Kut có điêu khắc hoa văn 4 cánh hoa, nét chạm trổ hình vương miện. Còn dòng tộc bình dân thì chỉ có phiến đá trơn không có chạm khắc hoa văn trang trí.

Các tảng đá Kut của người Chăm thường có con số lẻ 3-5-7-9-11 cái. Số lượng đá Kut nhiều hay ít tùy theo dòng tộc tạo lập. Nhưng các phiến đá được sắp đặt theo một trật tự nhất định. Dãy đá ở phía đông dành nam giới, dãy đá ở phía tây dành cho nữ giới. Riêng phiến đá ở chính giữa làm trung tâm thì không có chôn cốt. Tùy theo tình trạng chết xấu, chết tốt, người có địa vị xã hội, chức sắc, quan lại, bình dân hay người bị dị tật sẽ được quy hoạch, chọn lựa chôn chung đá Kut. Người Chăm rất thận trọng trong việc nhập Kut, nếu không tuân thủ theo quy ước trên tổ tiên sẽ trừng phạt con cháu. Các chức sắc tiến hành nhập Kut cũng rất kỹ lượng phân loại và nhóm các hộp Klong tiêu chuẩn theo quy định.

Trải nghiệm du lịch cộng đồng tại làng Chăm Hữu Đức du khách được tự do đi bộ trên cánh đồng, ngắm nhìn dòng sông quê. Tự mình khám phá những điều thú vị về ẩm thực, âm nhạc, tập tục và tìm hiểu các di sản văn hóa lịch sử ở làng Chăm.

Đá Kut có điêu khắc hoa văn của tộc họ Hamu Makia
Đá Kut có điêu khắc hoa văn của tộc họ Hamu Makia
Đọc kinh tại lễ nhập Kut
Đọc kinh tại lễ nhập Kut
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phát huy giá trị di tích đền tháp Hòa Lai gắn với phát triển du lịch bền vững

Phát huy giá trị di tích đền tháp Hòa Lai gắn với phát triển du lịch bền vững

Nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 15km về phía Bắc, đền tháp Hòa Lai đứng vững như một chứng tích sống động của thời kỳ hưng thịnh kiến trúc tôn giáo Champa. Là một trong những cụm tháp cổ nhất còn tồn tại, ghi dấu một thời đại huy hoàng của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của người Chăm. Do đó, đền tháp Hòa Lai có nhiều tiềm năng để phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch văn hóa tại Ninh Thuận.
Tổng thống Hungary bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Hungary bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thời sự - PV - 20:55, 27/05/2025
Tối 27/5, Tổng thống Hungary Sulyok Tamás và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 đến 29/5 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thời sự - PV - 20:50, 27/05/2025
Ngày 27/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tổ chức Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 20:35, 27/05/2025
Chiều 27/5 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và chủ trì làm việc với Ban Tổ chức Trung ương về tình hình và kết quả nổi bật từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Thời sự - PV - 20:35, 27/05/2025
Chiều 27/5, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân Brigitte Macron rời Hà Nội, kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25 đến ngày 27/5/2025, theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Tuyên bố chung Việt Nam - Pháp

Tuyên bố chung Việt Nam - Pháp

Thời sự - BDT - 20:25, 27/05/2025
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25 - 27/5/2025. Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm.
Kim Chung cổ tự ở Phố Hiến

Kim Chung cổ tự ở Phố Hiến

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 26/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An” - Tôn vinh di sản, khẳng định vị thế. Kim Chung cổ tự ở Phố Hiến. Người giữ vị thịt chua bản Tày. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cà Mau: Dự án 6 - dấu ấn từ một Chương trình mục tiêu đặc biệt

Cà Mau: Dự án 6 - dấu ấn từ một Chương trình mục tiêu đặc biệt

Dân tộc - Tôn giáo - Như Tâm - 19:53, 27/05/2025
Trong dòng chảy hội nhập và phát triển, việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS không chỉ là trách nhiệm, mà còn là cơ hội quý báu để thúc đẩy du lịch cộng đồng, một hướng đi bền vững ở nhiều địa phương khu vực Tây Nam bộ. Tại tỉnh Cà Mau, vùng đất cực Nam Tổ quốc, Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai như một cách “kích hoạt” và thúc đẩy tiềm năng phát triển du lịch từ vùng đồng bào các DTTS của tỉnh.
Tất cả các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đều muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam

Tất cả các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đều muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam

Thời sự - PV - 19:35, 27/05/2025
Trong khuôn khổ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị Cấp cao liên quan khác, ngày 27/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) Jasem Mohamed AlBudaiwi.
Hiệu quả thiết thực qua 10 năm gắn công tác quốc phòng với y tế, y tế với quốc phòng

Hiệu quả thiết thực qua 10 năm gắn công tác quốc phòng với y tế, y tế với quốc phòng

Tin tức - Minh Nhật - 19:33, 27/05/2025
Trong 10 năm qua, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế đã phối hợp công tác chặt chẽ, toàn diện, thu được kết quả thiết thực. Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế luôn đề cao vai trò, trách nhiệm trong phối hợp thực hiện công tác quốc phòng gắn với y tế, y tế gắn với quốc phòng...
Triển khai Chương trình MTQG 1719 huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Đạt được nhiều kết quả quan trọng

Triển khai Chương trình MTQG 1719 huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Đạt được nhiều kết quả quan trọng

Tin tức - Văn Hoa - 17:59, 27/05/2025
Bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân, qua gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Hoàng Su Phì (Hà Giang): Phát huy vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Phát huy vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 17:40, 27/05/2025
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang là lực lượng quần chúng đặc biệt, đã cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tạo ra sự gắn kết trong cộng đồng, bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.